Công cụ thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu 518 Xây dựng và quảng bá thương hiệu huyện Củ Chi TP.HCM qua sản phẩm du lịch địa phương (Trang 52 - 53)

Từ kết quả nghiên cứu định tính và nhu cầu thông tin cho các mục tiêu nghiên cứu, tiến hành thiết kế các bảng câu hỏi như sau:

- Bảng câu hỏi 1, dành cho du khách trong và ngoài nước đã đến Củ Chi đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành trong một sản phẩm du lịch địa phương. Bên cạnh là những đánh giá của họ về sản phẩm du lịch của Củ Chi hiện có (bảng câu hỏi 1 ở phụ lục 3.3 A và B).

Trong bảng câu hỏi 1 có 25 tiêu chí, đo lường tầm quan trọng của các tiêu chí, thang đo điểm 5 được sử dụng để đánh giá mức độ quan trọng, từ rất quan trọng, quan trọng, cần, ít quan trọng và không quan trọng. Cũng trong bảng câu hỏi 1, để đo lường đánh giá về chất lượng sản phẩm du lịch hiện có, thang đo điểm 5 cũng được sử dụng với các cấp độ rất tốt, tốt, bình thường, kém và rất kém.

Mục đích cuối cùng của bảng câu hỏi này nhằm đo lường khoảng cách có thể có trong nhận thức của du khách về tầm quan trọng của các tiêu chí cấu thành nên một sản phẩm du lịch địa phương và hiện trạng của du lịch Củ Chi.

- Bảng câu hỏi 2, đo lường nhận thức của nhà cung cấp về tầm quan trọng các yếu tố cấu thành nên sản phẩm du lịch địa phương và hiện trạng du lịch của Củ Chi (bảng câu hỏi 2 ở phụ lục 3.2). Mục đích chính của bảng câu hỏi này cũng nhằm đo lường khoảng cách có thể có trong nhận thức của lãnh đạo về tầm quan trọng của các tiêu chí trong một sản phẩm du lịch địa phương và hiện trạng của du lịch Củ Chi. Các tiêu chí cũng giống như bảng câu hỏi 1.

Bảng câu hỏi 1 và 2 được hiệu chỉnh qua khảo sát thử. Số khách du lịch được khảo sát là 5 và nhà lãnh đạo là 3 được lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. Bảng câu hỏi 1 và 2 cuối cùng được hiệu chỉnh được lấy làm bảng câu hỏi chính thức để tiến hành nghiên cứu định lượng.

Một phần của tài liệu 518 Xây dựng và quảng bá thương hiệu huyện Củ Chi TP.HCM qua sản phẩm du lịch địa phương (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)