Phân tích thống kê

Một phần của tài liệu 518 Xây dựng và quảng bá thương hiệu huyện Củ Chi TP.HCM qua sản phẩm du lịch địa phương (Trang 57 - 59)

Đầu tiên trong trong phân tích thống kê, đề tài này đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha. Với hệ số Cronbach Alpha 0,9096 cho thấy thang đo sản phẩm du lịch có độ tin cậy rất cao phù hợp cho nghiên cứu (Kết quả phân tích Cronbach Alpha phụ lục 3.4).

Để hiểu rõ nhận thức của du khách và lãnh đạo về tầm quan trọng của các tiêu chí cấu thành sản phẩm du lịch địa phương cũng như đánh giá của họ về hiện trạng du lịch Củ Chi, đề tài tiến hành phân tích thống kê mô tả (Descriptive).

Để phân tích sự khác biệt trong nhận thức của du khách và lãnh đạo về tầm quan trọng của các tiêu chí cấu thành nên sản phẩm du lịch địa phương cũng như trong đánh giá hiện trạng du lịch Củ Chi theo các đặc điểm cá nhân đề tài thực hiện phân tích Anova và T- Test.

Đề tài cũng dùng phân tích so sánh Paired – Sample T- Test để khám phá các vấn đề như:

- Sự chênh lệch giữa quan điểm đánh giá hiện trạng với quan điểm đánh giá tầm quan trọng của các tiêu chí trong sản phẩm du lịch theo khách hàng. Hay nói cách khác, du lịch Củ Chi có đáp ứng mong đợi của du khách không?

- Khoảng cách của hiện trạng du lịch Củ Chi so với mong đợi của lãnh đạo Huyện, ngành du lịch Thành phố và các doanh nghiệp du lịch.

- Khoảng cách về quan điểm trong đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố tạo thành sản phẩm du lịch địa phương giữa du khách và lãnh đạo.

Để nghiên cứu các kênh thông tin giúp du khách biết đến Củ Chi qua phân tích thông kê mô tả với bảng tần số các kênh thông tin (Frequencies). Nghiên cứu này nhằm tìm ra được những kênh, phương tiện thông tin nào có ảnh hưởng nhiều đến việc quảng bá thương hiệu Củ Chi trong thời gian qua.

Tóm tắt chương 3

Để thu thập đầy đủ thông tin cho mục tiêu nghiên cứu – Xây dựng và quảng bá thương hiệu Củ Chi TP Hồ Chí Minh qua sản phẩm du lịch địa phương. Đề tài tiến hành qua hai bước nghiên cứu chính: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

Bước nghiên cứu định tính, dựa theo mô hình sắp xếp các thành phần của sản phẩm du lịch địa phương và phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, đề tài đã tìm ra được 25 tiêu chí cấu thành nên một sản phẩm du lịch địa phương. Đây là cơ sở cho việc xây dựng thang đo ở bước nghiên cứu tiếp theo.

Ở bước nghiên cứu định lượng, thông qua công cụ là 2 bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên kết quả của bước nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp du khách đã đến tham quan Củ Chi (bên cầu) và lãnh đạo địa phương, lãnh đạo ngành du lịch (bên cung). Mục tiêu của bước này nhằm xác định được tầm quan trọng của các yếu tố theo quan điểm của khách du lịch và lãnh đạo để so sánh, tìm ra những khoảng cách chênh lệch trong quan điểm đánh giá. Bên cạnh đó, nghiên cứu định lượng cũng xác định được khả năng đáp ứng của du lịch Củ Chi với nhu cầu khách hàng để tìm ra những chênh lệch trong đánh giá hiện trạng giữa du khách và các nhà lãnh đạo. Cuối cùng, nghiên cứu định lượng xác định những kênh, phương tiện quảng bá phù hợp.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Việc thu thập thông tin và xử lý dữ liệu được tiến hành qua các giai đoạn như đã mô tả trong chương trước. Kết quả được trình bày và bàn luận trong chương này. Cụ thể phần này trình bày nhận thức của khách hàng và nhà cung cấp về tầm quan trọng của các tiêu chí cấu thành nên một sản phẩm du lịch địa phương theo quan điểm của du khách và người cung cấp. Kết quả này cũng thể hiện qua hiện trạng của du lịch Củ Chi. Những ảnh hưởng các đặc điểm cá nhân đến nhận thức về tầm quan trọng và đánh giá hiện trạng du lịch Củ Chi. Kết quả cuối cùng là đề tài mong muốn tìm ra sự khác biệt trong việc đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành nên một sản phẩm du lịch, cũng như hiện trạng du lịch Củ Chi giữa khách du lịch và những người đại diện bên cung sản phẩm. Để từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp với nhu cầu khách hàng.

Một phần của tài liệu 518 Xây dựng và quảng bá thương hiệu huyện Củ Chi TP.HCM qua sản phẩm du lịch địa phương (Trang 57 - 59)