Tình hình và chính sách phát triển du lịch của huyện Củ Chi

Một phần của tài liệu 518 Xây dựng và quảng bá thương hiệu huyện Củ Chi TP.HCM qua sản phẩm du lịch địa phương (Trang 33)

2.2.1 Tình hình phát triển du lịch của huyện Củ Chi

Nói đến hoạt động du lịch Củ Chi là người ta thường nghĩ đến các khu di tích địa đạo ở Bến Đình và Bến Dược. Thật vậy, Củ Chi là một huyện nổi tiếng trong thời kỳ chống Pháp và nhất là trong thời kỳ chống Mỹ. Bến Dược (xã Phú Mỹ Hưng) là căn cứ của Quân khu Sài Gòn – Gia Định và Bến Đình (xã Nhuận Đức) là căn cứ của Huyện ủy Củ Chi. Khu vực địa đạo là khu “di tích lịch sử cách mạng” có hình thái kiến trúc độc đáo là một hệ thống đường hầm nằm sâu trong lòng đất. Trong địa đạo có nhiều tầng, nhiều ngõ ngách như mạng nhện dài trên 250km, với đầy đủ chức năng cho sinh hoạt và chiến đấu. Từ những năm 1990 các đơn vị du lịch và quân đội đã đầu tư xây dựng thành khu du lịch địa đạo.

- Khu du lịch địa đạo Bến Đình: tọa lạc tại xã Nhuận Đức, sát bờ sông Sài Gòn. Trước năm 1993, đơn vị được Huyện giao cho Phòng Thông tin Văn hóa quản lý xây dựng khu di tích lịch sử. Đến nay, khu di tích này được nhập với khu di tích lịch sử Bến Dược thành khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi.

Sau năm 1975, trong địa đạo có 100m cung đoạn bị xuống cấp do không thường xuyên sử dụng, đã được phục chế. Hiện tại khu di tích lịch sử Bến Đình có 3ha, gồm 150m hệ thống đường địa đạo đưa vào tham quan.

Khu di tích này mỗi ngày đón trung bình 200 khách nước ngoài và 550 khách trong nước tham quan. Khách trong nước bao gồm các đoàn địa phương, ban, ngành, cán bộ về hưu, học sinh sinh viên đến học tập, tham quan, cắm trại.

Hướng tới khu này sẽ nhận thêm đất, rừng tràm xung quanh. Đồng thời sẽ qui hoạch khu trồng cây ăn trái ven sông Sài Gòn và thành lập trường bắn thể thao quốc phòng.

- Khu du lịch địa đạo Bến Dược: cách TP Hồ Chí Minh 70km về phía Tây Bắc, giáp với sông Sài Gòn là một di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng ở TP Hồ Chí Minh với diện tích 100ha và 200km hệ thống địa đạo của hai căn cứ Khu ủy và Quân khu Sài Gòn – Gia Định.

Khu địa đạo là một công trình kiến trúc độc đáo, gồm các hệ thống đường hầm nằm sâu trong lòng đất, có nhiều tầng và ngõ ngách. Hiện nay một phần căn cứ Khu ủy và Quân khu Sài Gòn – Gia Định được bảo tồn nguyên trạng trong khu rừng thiên nhiên rộng hơn 100ha.

Du khách đến đây được tham quan hai khu căn cứ lịch sử này với công trình dưới lòng đất như: hầm bí mật, nơi ở và làm việc của các đồng chí lãnh đạo, nơi chăm sóc thương binh, hầm chống bom pháo, bếp dấu khói, ụ chiến đấu của du kích, và đường hầm ra sông,…Ngoài ra còn có khu bắn súng thể thao quốc phòng, nhà trưng bày hình ảnh vũ khí tự tạo, nhà hàng cạnh bờ sông với cảnh thiên nhiên thoáng mát.

Đặc biệt hơn, nơi đây có một khuôn viên hơn 3ha xây dựng Đền tưởng niệm Bến Dược – công trình của thành phố kỷ niệm 20 năm ngày giải phóng21.

2.2.2 Tình hình du khách đến tham quan Củ Chi

Bảng 2.1: Lượng khách quốc tế đến TP Hồ Chí Minh và Củ Chi

Đơn vị: lượt người

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Đến TP Hồ Chí Minh 1.100.000 1.226.400 1.433.000 1.302.000 1.580.000 1.817.000 Đến Củ Chi 183.863 234.118 232.360 220.192 244.053 284.928

Củ Chi/TP Hồ Chí Minh (%) 16% 19% 16% 16% 15% 15%

Nguồn: Ban quản lý khu du lịch địa đạo Củ Chi.

- Khách quốc tế: sau cơn khủng hoảng tài chính tiền tệ các nước châu Á và dịch SARS lượng khách quốc tế đến TP Hồ Chí Minh tăng lên rất rõ, bình quân hàng năm tăng đều khoảng 16%. Trước xu thế mở cửa của Việt Nam, nhiều người muốn đến để tìm hiểu về vùng đất anh hùng này trong các cuộc chiến tranh, đồng thời họ cũng muốn tìm một cơ hội đầu tư trên một thị trường đầy tiềm năng này. Cùng với việc tăng lên nhanh của số lượng khách đến TP Hồ Chí Minh, khách du lịch quốc tế đến tham quan các khu du lịch của Củ Chi cũng tăng. Tuy nhiên, xét về tỷ lệ khách nước ngoài đến TP Hồ Chí Minh có tham quan Củ Chi có xu hướng chựng lại trong 3 năm gần đây. Điều này cho thấy có sự chuyển hướng trong nhu cầu tham quan tìm hiểu lịch sử của du khách.

- Khách du lịch trong nước đến Củ Chi

Bảng 2.2: Lượng khách du lịch trong nước đến tham quan Củ Chi

Đơn vị: lượt người

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Khách du lịch trong nước 642.337 641.683 762.286 668.663 660.508 544.188 Tổng số khách 826.200 875.801 994.646 888.855 904.561 838.166

Nguồn: Ban quản lý khu du lịch địa đạo Củ Chi.

Khách du lịch trong nước đến tham quan Củ Chi ngày càng có xu hướng tăng, bình quân một ngày khoảng 2.450 người. Đối tượng là các đoàn tham quan từ các địa phương trong cả nước đến TP Hồ Chí Minh du lịch, công tác, họ muốn tìm hiểu về truyền thống cách mạng của quân và dân nơi đây. Một đối tượng nữa đó là cán bộ công nhân viên, sinh viên học sinh tham quan, học tập, cắm trại,…trong những ngày cuối tuần, đặc biệt là những dịp lễ tết. Đối tượng khách này thường đến từ các quận nội thành, các tỉnh lân cận như: Bình Dương, Tây Ninh, Long An…

2.3 Những định hướng phát triển Củ Chi từ nay đến năm 2010

2.3.1 Củ Chi trong chiến lược phát triển chung của TP Hồ Chí Minh

Nằm ở cửa ngõ Tây Bắc, trên trục đường xuyên Á Củ Chi có nhiều tiềm năng và thế mạnh. Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Huyện cũng đã và đang hình thành tuyến du lịch sinh thái gắn với các khu di tích lịch sử truyền thống nhằm phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương.

Bên cạnh đó, Củ Chi còn có những nghĩa vụ khác trong chiến lược phát triển chung của Thành phố như: xây dựng Khu bảo tồn động thực vật, khu công viên tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Phạm Văn Cội, dự án xây dựng phim trường, xây dựng cụm viện, trường đại học, trường cao đẳng (tại các xã Phú Hoà Đông, An Nhơn Tây,..), khu cơ khí sản xuất ô tô sẽ góp phần tạo ra diện mạo mới, làm tiền đề thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm tiếp theo.

2.3.2 Một số định hướng lớn trong phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội đến năm 2010

2.3.2.1 Trong lĩnh vực kinh tế

Trong bối cảnh chung của đất nước và thành phố Hồ Chí Minh, quá trình triển khai thực hiện nhiều dự án tiền khả thi và khả thi nêu ở phần trên, từ nay đến năm 2010 Củ Chi sẽ tiếp tục chuyển đổi và hoàn thiện cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp và thương mại - dịch vụ làm tiền đề cho bước phát triển mới với trình độ khoa học công nghệ cao. Đây cũng là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho yêu cầu phát triển bền vững, nâng cao mức sống vật chất và hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân. Phấn đấu đến năm 2010 đạt mức thu nhập bình quân của hộ nghèo trên 6 triệu đồng/hộ/năm.

2.3.2.2 Trong lĩnh vực văn hoá – xã hội

Với điều kiện giao thông thuận lợi, việc qui hoạch đầu tư xây dựng nhiều trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Huyện, sẽ tạo tiền đề và động lực mới

khuyến khích việc phát huy tinh thần hiếu học tính năng động sáng tạo của người dân trong trong việc nâng cao trình độ học vấn tiếp thu các tri thức khoa học phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Lĩnh vực y tế cũng tạo một bước đột phá mới trong việc học tập, nghiên cứu, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân khi dự án Viện – Trường được triển khai. Đây là một công trình có tầm cỡ quốc gia và khu vực Đông Nam Á trước xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế.

Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, và các nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân tăng lên trước áp lực tăng dân số và tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh. Ngoài khu du lịch sinh thái Một thoáng Việt Nam, Công viên nước Củ Chi, Khu di tích lịch sử Bến Đình, Bến Dược, sẽ hình thành tuyến du lịch ven sông Sài Gòn gắn với vườn cây ăn trái phục vụ cho nhân dân và du khách đồng thời Huyện cũng tích cực có những chính sách phù hợp trong việc mời gọi các hình thức đầu tư để xây dựng cao khu vui chơi giải trí trong các khu dân cư, các khu, cụm công nghiệp mà trước mắt là Khu vui chơi giải trí Cống Nước Nhĩ, Khu vui chơi giải trí của cán bộ và công nhân lao động Huyện tại Tân Qui. Ngoài ra quá trình xây dựng ấp, xã văn hóa, các làng nghề truyền thống sẽ làm phong phú, đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch của Huyện trong sự phát triển chung.

Tóm tắt chương 2

Củ Chi là vùng đất cửa ngõ phía Tây của thành phố Hồ Chí Minh, được thiên nhiên ban tặng những nguồn tài nguyên vô giá, với địa hình pha lẫn những nét đặc trưng của miền Tây và miền Đông Nam Bộ. Trong hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hai tiếng Củ Chi được thế giới biết đến như một biểu tượng hào hùng của dân tộc Việt Nam. Ngày nay, chiến tranh đã đi qua những để lại cho Củ Chi những di tích lịch sử mà không đâu có được – hệ thống địa đạo trong lòng đất. Hơn 30 năm qua nhân dân Củ Chi đã ra sức phấn đấu xây dựng và kiến thiết lại quê hương, bộ mặt của vùng đất thép năm xưa đã được thay đổi hàng giờ, với những công trình điện khí hóa nông thôn, giao thông nông thôn,…

Tuy nhiên, để thật sự trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách gần xa, thì Củ Chi cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc xây dựng hạ tầng cơ sở cho ngành du lịch. Thương hiệu Củ Chi có thể bay xa hơn nữa với những chương trình quảng bá tốt.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH HUYỆN CỦ CHI TP HỒ CHÍ MINH

2.1 Tổng quan đặc điểm tự nhiên – kinh tế – xã hội của huyện Củ Chi 2.1.1 Nguồn tài nguyên tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Củ Chi là một huyện ngoại thành, nằm về phía Tây- Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh. Thị trấn Củ Chi cách trung tâm thành phố 35km theo trục đường xuyên Á. Củ Chi nằm trong vành đai xanh của thành phố với tổng diện tích tự nhiên 42.856ha.

“Củ Chi có tọa độ địa lý:

- 106022’ đến 106040’ kinh độ Đông. - 10055’ đến 11010’ vĩ độ Bắc.

Vị trí hành chánh của Củ Chi:

- Bắc giáp với huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh.

- Đông – Đông Bắc giáp với huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương. - Tây – Tây Nam giáp với huyện Đức Hòa tỉnh Long An. - Nam giáp với huyện Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh”22.

Củ Chi nằm trên tuyến đường giao thông quốc tế xuyên Á nối PhnomPenh với thành phố Hồ Chí Minh và nằm giữa hai con sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông với nhiều kênh rạch. Vị trí này rất thuận lợi cho việc giao lưu văn hóa, kết nối các Tours du lịch đến các tỉnh trong khu vực và nước bạn Campuchia.

2.1.1.2 Khí hậu

Đặc trưng của khí hậu huyện Củ Chi là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự tương phản rõ rệt giữa 2 mùa trong năm: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Nhìn chung, so với khí hậu từng khu vực, khí hậu Củ Chi không có sự sai biệt đáng kể. Tuy nhiên, do một số đặc điểm riêng về tự nhiên, đã tạo cho khí hậu nơi đây nét riêng biệt.

2.1.1.3 Hệ thống sông ngòi

Chủ yếu là các sông ngòi, kênh, rạch. Trên địa bàn Củ Chi, hệ thống sông rạch phân bố không đều, chủ yếu tập trung khu vực sông Sài Gòn và các xã phía Nam, Tây Nam Huyện với tổng chiều dài độ khoảng 345km. Phần lớn các sông, rạch chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn sông Sài Gòn như: rạch Tra, rạch Sơn, rạch Bến Mương. Kênh Thầy Cai chịu sự ảnh hưởng của sông Vàm Cỏ Đông.

- Sông Sài Gòn: là sông lớn nhất trong địa bàn Huyện, theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, là ranh giới tự nhiên giữa huyện Củ Chi và tỉnh Bình Dương với chiều dài qua Huyện là 45km, là điều kiện tốt để khai thác các tuyến du lịch trên sông. Chiều rộng trung bình của sông (đoạn trung lưu): 200m, độ sâu:16m. Lưu lượng sông Sài Gòn thay đổi theo mùa, thường mùa mưa lớn hơn từ 1 – 5 lần mùa khô. Lưu lượng nước sông còn tùy thuộc vào thời kỳ triều. Sông Sài Gòn được khai thác làm nguồn nước sinh hoạt cho TP Hồ Chí Minh, đồng thời phục vụ đắc lực cho nhu cầu vận chuyển đường sông của người dân Củ Chi.

- Rạch Tra là ranh giới hai huyện Củ Chi và Hóc Môn, dài 17km, rộng 30 – 34m, nối với sông Sài Gòn.

- Kênh Thầy Cai dài 24km, rộng 45m, sâu 3m, là một con kênh lớn nằm phía Tây Nam Huyện, là ranh giới giữa huyện Củ Chi và huyện Đức Hòa tỉnh Long An. Kênh Thầy Cai nối rạch Trảng Bàng (tỉnh Tây Ninh) với sông Vàm Cỏ

Đông, thông với rạch Tra qua kênh An Hạ. Ngoài ra Củ Chi còn có nhiều kênh rạch nhỏ nằm ven sông Sài Gòn như: rạch Bà Phước, rạch Dừa…

- Kênh Đông là một công trình thủy lợi lớn nhất các tỉnh phía Nam, dẫn nước từ hồ Dầu Tiếng về Củ Chi. Riêng trên địa bàn huyện Củ Chi, kênh Đông đã tạo nguồn nước tưới cho hơn 10.000ha, vùng gò và triền phía Tây và phía Bắc của Huyện.

Hệ thống sông ngòi của huyện Củ Chi có thể được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên quí giá của du lịch.

2.1.2 Nguồn tài nguyên nhân văn 2.1.2.1 Lịch sử hình thành

Theo dân gian thì vùng Củ Chi xưa kia có rất nhiều cây Củ Chi (tên ngày nay thường gọi cây Mã Tiền) cho nên những cư dân đầu tiên đã đặt tên cho vùng đất này cái tên Củ Chi. Đây là vùng đất được người Việt khai phá trong những năm đi mở cõi vào cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII thuộc tỉnh Gia Định, bao gồm toàn bộ phần đất của hai tổng Long Tuy Hạ và Long Tuy Trung, một phần của hai tổng Long Tuy Thương và Bình Thạnh Trung của huyện Hóc Môn ngày nay.

Qua nhiều biến động của lịch sử những địa danh cũ không còn nữa, nhiều địa danh mới xuất hiện. Cho tới năm 1957, chính quyền Sài Gòn chính thức thành lập quận Củ Chi thuộc tỉnh Bình Dương. Năm 1963 chính quyền Sài Gòn chia Củ Chi thành hai quận: quận Củ Chi xác nhập vào tỉnh Hậu Nghĩa mới thành lập, và quận Phú Hòa thuộc tỉnh Bình Dương.

Trong chiến tranh chống Mỹ, tuy Củ Chi là chiến trường ác liệt phía Bắc Sài Gòn – Gia Định nhưng người dân quyết bám trụ giữ làng, địa đạo Củ Chi bắt nguồn từ đây. Năm 1967 Củ Chi đón nhận huân chương Thành Đồng - danh hiệu cao quý “Đất Thép Thành Đồng”. Sau khi đất nước thống nhất, ngày 2/7/1976 Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa IV đổi tên Sài Gòn – Gia

Định thành thành phố Hồ Chí Minh. Quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa và quận Phú Hòa của tỉnh Bình Dương trở thành huyện Củ Chi thuộc thành phố Hồ Chí

Một phần của tài liệu 518 Xây dựng và quảng bá thương hiệu huyện Củ Chi TP.HCM qua sản phẩm du lịch địa phương (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)