Về đặc điểm của tầng cây tái sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh dưới tán rừng trồng khu vực hồ núi cốc tỉnh Thái Nguyên (Trang 91 - 92)

ắVề cấu trúc: Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh ở khu vực Hồ Núi Cốc khá phong phú và đa dạng, hầu hết đều là những cây −a sáng, mọc nhanh, ít giá trị kinh tế. Nhóm loài cây tái sinh chủ yếu là: Thẩu Tấu(Aprosa mycrocalyx); Keo lá tràm (Acacia auriculifomis); Mé cò ke (Microcos paniculata); Muối (Rhus chinensis); Sòi tía (Sapium discolor); Thành ngạnh đỏ ngọn (Cratoxylum pruniflorum); Sơn ta (Toxicodendron succedanea); Kháo nhớt (Machilus leptophylla) và nhiều loài khác.Nh−ng đây là cơ sở quan trọng để chuyển hóa rừng trồng thành rừng tự nhiên hay rừng trồng gần giống với tự nhiên có sự đa dạng về loài, và chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi tr−ờng sống. Nói đúng hơn là tạo ra rừng có câu trúc hệ sinh thái bền vững.

ắVề chất l−ợng và nguồn gốc cây tái sinh: qua nghiên cứu khu vực Hồ Núi Cốc chỉ ra cho chúng ta thấy rằng: Cây tái sinh có phẩm chất tốt trên 50%, còn cây phẩm chất xấu d−ới 15%. Đối với rừng trồng thuần loài Bạch đàn chất l−ợng cây tái sinh th−ờng thấp hơn chất l−ợng cây tái sinh ở rừng trồng thuần loài Keo và rừng trồng hỗn giao sở dĩ nh− vậy là do rừng trồng Keo, Hỗn giao các loài cây Keo có khả năng cải tạo đất tốt tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cây tái sinh phát triển. Còn đối với rừng Bạch đàn thì khả năng cải tạo đất kém d−ờng nh− không có nên chất l−ợng cây tái sinh cũng bị hạn chế. Về nguồn gốc cây tái sinh ở đây chủ yếu là từ hạt (trên 80%) nhờ sự phát tán của gió, của chim chóc và côn trùng. Đây là cơ sở quan trọng để phát triển thành rừng có tính bền vững cao, khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi tr−ờng và hoàn cảnh sống cao hơn, vòng đời sống (chu kỳ sống) của cá thể tái sinh từ hạt cũng cao hơn. Đó chính là yêu cầu quan trọng đối với rừng trồng phòng hộ chống xói mòn, rửa trôị Đặc biệt với rừng trồng khu vực Hồ Núi Cốc là rừng trồng phòng hộ xói mòn gắn liền với du lịch sinh thái, nên phát triển rừng có cấu trúc tự nhiên là rất cần thiết để tạo cảnh quan, môi tr−ờng, thu hút khách du lịch.

ắVề phân bố số cây theo chiều cao: Qua phân tích số liệu chỉ ra cho chúng ta thấy, phần lớn cây tái sinh ở khu vực Hồ Núi Cốc đều nằm trong cấp chiều cao từ 51 đến 100 cm và cấp chiều cao 101 đến 150cm. Điều đó chứng tỏ lớp cây tái sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh dưới tán rừng trồng khu vực hồ núi cốc tỉnh Thái Nguyên (Trang 91 - 92)