Tổ thành loài cây tái sinh d−ới tán rừng trồng thuần loài Keo lá tràm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh dưới tán rừng trồng khu vực hồ núi cốc tỉnh Thái Nguyên (Trang 54 - 56)

Sau khi điều tra 75 ÔDB trong 15 ÔTC rừng trồng thuần loài Keo lá tràm, chúng tôi đã xác định đ−ợc tổ thành loài cây tái sinh d−ới tán rừng trồng thuần loài Keo lá tràm nh− sau:

Tại địa bàn thành phố Thái Nguyên thuộc khu vực rừng trồng phòng hộ Hồ Núi Cốc chúng tôi điều tra 25 ÔDB trên 05 ÔTC kết quả nh− sau:

Bảng 3-5. Tổ thành lớp cây tái sinh d−ới tán rừng Keo lá tràm khu vực thành phố Thái Nguyên

TT Loài cây Tên khoa học Cây/ha N%

1 Thẩu tấu Aprosa mycrocalyx 705 18.86 2 Keo lá Tràm Acacia auriculifomis 560 14.98 3 Mé cò ke (Mánh) Microcos paniculata 535 14.31

4 Muối Rhus chinensis 402 10.75

5 Sòi tía Sapium discolor 386 10.32

6 Thành ngạnh (đỏ ngọn) Cratoxylum pruniflorum 322 8.61

7 Trám trắng Canarium album 320 8.56

8 Sơn ta Toxicodendron succedanea 264 7.06 9 Kháo nhớt (Rè nhớt) Machilus leptophylla 245 6.55

Loài khác 15.08

Tổng = 21 loài 3739 100

Qua bảng 3-5. chỉ ra rằng số l−ợng loài cây tái sinh tự nhiên d−ới tán rừng trồng thuần loài Keo lá tràm trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên thuộc khu vực Hồ Núi Cốc có 21 loài trong đó có 9 loài tham gia vào công thức tổ thành đó là các loài nh− Thẩu Tấu, Keo lá tràm, Mé cò ke (Mánh), Muối, Sòi tía, Thành ngạnh đỏ ngọn, Trám trắng, Sơn ta, Kháo nhớt. Trong đó loài cây Thẩu tấu chiếm tỉ lệ cao nhất 18,86% trong tổ thành. Tổ thành loài cây tái sinh ở đây hầu hết là những cây −a sáng, mọc nhanh, ít giá trị kinh tế, bao gồm các loài Thẩu tấu, Keo lá tràm, kháọ... Nh−ng nhìn chung nhóm loài cây tái sinh d−ới tán rừng trồng Keo là tràm khá đa dạng và phong phú.

Tại địa bàn huyện Đại Từ thuộc khu vực rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc chúng tôi cũng tiến hành điều tra 25 ÔDB trên 5 ÔTC rừng trồng thuần loài Keo lá tràm. Kết quả thu đ−ợc nh− sau:

Bảng 3-6. Tổ thành lớp cây tái sinh d−ới tán rừng Keo lá tràm khu vực huyện Đại Từ

TT Loài cây Tên khoa học Cây /ha N%

1 Keo lá Tràm Acacia auriculifomis 785 15.50 2 Mé cò ke(mánh) Microcos paniculata 654 12.91 3 Sảng cánh Sterculia alata 405 8.00 4 Thành ngạnh (đỏ ngọn) Cratoxylum pruniflorum 386 7.62 5 Kháo nhớt (Rè nhớt) Machilus leptophylla 316 6.24

6 Sòi tía Sapium discolor 278 5.49

7 Bạch đàn trắng Eucalyptus camaldulensis 271 5.35 8 Cọc rào Cleistanthus petelotii 256 5.05

9 Loài khác 857 20.37

Tổng = 19 loài 100

Tại bảng 3-6. chỉ ra cho chúng ta thấy nhóm loài cây tái sinh tự nhiên d−ới tán trừng trồng Keo lá tràm tại huyện Đại Từ gồm có 19 loài cây trong đó có 8 loài cây theo công thức tính chúng tham gia vào công thức tổ thành bao gồm các loài cây nh−: Keo lá tràm, Mé cò ke, Sảng cánh, Thành ngạnh đỏ ngọn, Kháo nhớt, Sòi tía, Bạch đàn trắng, Cọc ràọ Nhìn chung nhóm loài cây tái sinh này đều là những cây có đặc điểm là −a sáng, mọc nhanh, tuy nhiên tính đa dạng về loài ở đây cũng khá cao, điều đặc biệt trong 20.37% loài khác chúng tôi thấy xuất hiện loài cây Mai vòng

(Ochna integerrima) đây là loài cây quí. Đối với nhóm loài cây tái sinh d−ới tán rừng trồng thuần loài Keo lá tràm tại Đại Từ thì loài Keo tái sinh hạt từ cây mẹ là nhiều nhất 15,50%.

Tại huyện Phổ Yên thuộc khu vực rừng trồng phòng hộ Hồ Núi Cốc chúng tôi cũng tiến hành điều tra theo ph−ơng pháp đã trình bày tại 25 ÔDB trên 05 ÔTC, kết quả thu đ−ợc nh− sau:

Bảng 3-7. Tổ thành lớp cây tái sinh d−ới tán rừng Keo lá tràm khu vực huyện Phổ Yên

TT Tên loài Tên khoa học Cây/ha N%

1 Thành ngạnh (Đỏ ngọn) Cratoxylum pruniflorum 755 16.04 2 Mé cò ke (Mánh) Microcos paniculata 712 15.13 3 Cọc rào Cleistanthus petelotii 604 12.83 4 Dẻ gai Castanopsis chinensis 604 12.83

5 Hu đay Trema orientalis 453 9.63

6 Chẩn Miocrodesmis caseariae-folia 325 6.91 7 Thanh thất Ailanthus triphysa 240 5.10 8 Thừng mực lông Wrightia tomentosa 240 5.10

Loài khác 697 16.43

Tổng = 22loài 100

Qua kết quả của bảng 3-7 nhóm loài cây tái sinh khu vực này có 22 loài cây tái sinh tự nhiên, trong đó có 8 loài tham gia vào công thức tổ thành bao gồm: Thành ngạnh (đỏ ngọn), Mé cò ke, Cọc rào, Dẻ gai, Hu đay, Chẩn, Thanh thất, Thừng mực lông. Đây đều là những cây −a sáng, mọc nhanh, ít giá trị kinh tế. Tuy nhiên chúng có sự xuất hiện của loài Dẻ gai và loài cây Chẩn là chứng tỏ nhóm cây tái sinh đã xuất hiện những cây có khả năng thay thế những cây −a sáng bằng những cây chịu bóng trong thời gian đầụ Tổ thành loài cây tái sinh tự nhiên đa dạng và phong phú.

Tóm lại d−ới tán rừng trồng thuần loài Keo lá tràm các loài cây tái sinh hầu hết đều là những cây −a sáng, mọc nhanh, giá trị kinh tế không cao, tuy nhiên có xuất hiện một số loài cây có giá trị nh−; Mai vòng, Chẩn, Dẻ gai là những loài cây gỗ có giá trị kinh tế, có thể thay thế những loài cây tiên phong −a sáng, mọc nhanh để tạo ra đ−ợc hệ sinh thái rừng đa dạng có tính bền vững caọ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh dưới tán rừng trồng khu vực hồ núi cốc tỉnh Thái Nguyên (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)