Ảnh h−ởng của đất đai,đá mẹ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh dưới tán rừng trồng khu vực hồ núi cốc tỉnh Thái Nguyên (Trang 74 - 75)

Đất là nhân tố quyết định sự phân bố, sinh tr−ởng phát triển, sản l−ợng và tính ổn định của rừng, độ phì đất là nhân tố tổng hợp có ảnh h−ởng lớn nhất đến đời sống cây rừng. Đá mẹ là cơ sở vật chất đầu tiên hình thành đất có ảnh h−ởng trực tiếp đến đặc điểm lý hóa tính của đất. Qua điều tra tình hình đất đai bằng ph−ơng pháp kế thừa số liệu và điều tra bằng các phẫu diện điển hình. Khu vực nghiên cứu đ−ợc xác định có nền trầm tích chua cổ với 3 loại đá mẹ chủ yếu là Sa – phiến thạch, Sỏi sạn kết và phiến thạch sét. Khó phong hóa nghèo dinh d−ỡng và khoáng vật sau phong hóa dễ hòa tan, chứa nhiều cấp hạt thô vụn. Đất chủ yếu đ−ợc hình thành do 3 quá trình; Quá trình Feralit và sự hình thành kết von trên nền phong hóa của đá trầm tích có trên vùng đồi trọc khô hạn. quá trình phục hồi đất trong rừng tự nhiên và rừng trồng đ−ợc bảo vệ tốt. Quá trình hình thành đất bờ hồ ở vùng bán ngập và tiếp giáp bán ngập do có nhiều n−ớc. Đất đai trong khu vực có nhiều loại, nh−ng trên đất lâm nghiệp có thể phân ra 3 loại chính sau:

+ Đất Feralit vàng đỏ tầng trung bình đến dày, thành phần cơ giới trung bình, trên nền đá mịn ( phiến thạch sét, Acgilit, phấn sa). Loại đất này phân bố rộng trong khu vực nghiên cứu, dữ n−ớc tốt thích hợp cho việc trồng chè, cây ăn quả và cây rừng.

+ Đất Feralit vàng đỏ tầng trung bình đến mỏng, thành phần cơ giới nhẹ trên nền đá thô (Sỏi- sạn kết, sa thạch). Loại đất này phân bố rải rác trong khu vực nghiên cứu, giữ n−ớc kém, thích hợp với việc trồng cây ăn quả, trồng rừng.

+ Đất Feralit vàng đỏ tầng trung bình đến dày, thành phần cơ giới trung bình trên nền đá mịn và thô bán ngập. Loại đất này phân bố theo dải, theo đám trong khu vực nghiên cứu, giữ n−ớc tốt, thích hợp cho việc trồng cây ăn quả, trồng rừng.

Qua thu thập mẫu đất và phân tích tại Trung tâm thí nghiệm tr−ờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cho thấy: Đất đai trong khu vực nghiên cứu có độ pH KCL từ 3,5 đến 4,6 là đất chua, hàm l−ợng mùn khá dầu từ 2,7 đến 4,6%, đạm tổng số khá đạt từ 0,1 đến 0,18%, đất nghèo P2O5 (0,1 đến 0,166%) đất đang đ−ợc phục hồi,

nếu sử dụng làm đất trồng rừng có chăm sóc bón phân chắc chắn cây cối sẽ phát triển tốt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh dưới tán rừng trồng khu vực hồ núi cốc tỉnh Thái Nguyên (Trang 74 - 75)