Giải pháp kỹ thuật đ−ợc coi là khâu cốt lõi để điều chỉnh hệ sinh thái rừng theo h−ớng có lợị Nh− đã trình bày ở trên tái sinh rừng chịu ảnh h−ởng tổng hợp của nhiều nhân tố khác nhau, song khống chế riêng một nhân tố để nghiên cứu quả là không dễ dàng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để điều tiết quá trình tái sinh tự nhiên cho phù hợp
Để cho rừng trồng khu vực Hồ Núi Cốc đáp ứng đ−ợc tối đa mục tiêu phòng hộ gắn liền với mục tiêu du lịch sinh thái chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp kỹ thuật sau:
a) Quy hoạch đất lâm nghiệp: Tr−ớc hết để quy hoạch đất lâm nghiệp cho khu vực rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc chúng ta cần áp dụng những kinh nghiệm của một số dự án bảo vệ rừng đầu nguồn nh− dự án Sông Mê Công chẳng hạn, đó là ta phải phân cấp đầu nguồn xác định rõ ranh giới những vùng xung yếu, ít xung yếu và rất xung yếu ... từ đó mới đề xuất chính xác biện pháp kỹ thuật trồng rừng đáp ứng đúng quy phạm trồng rừng phòng hộ cho các vùng xung yếu, ít xung yếu và rất xung yếu đảm bảo độ che phủ cho phép. Phân cấp đầu nguồn cũng là cơ sở để quản lý rừng bền vững các nguồn tài nguyên trên vùng đầu nguồn. Sau đó tiến hành quy hoạch chi tiết trồng rừng đáp ứng những quy phạm về trồng rừng phòng hộ cho từng lô, khoảng, tiểu khu hoặc từng vùng ranh giới đã phân cấp đầu nguồn. Điều đáng nói là ngoài việc quy hoạch đất lâm nghiệp chúng ta cần quan tâm quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của ng−ời dân khu vực Hồ Núi Cốc, để thúc đẩy phát triển lâm nghiệp, tránh ảnh h−ởng các hoạt động tiêu cực của con ng−ời đến rừng. Quy hoạch lâm nghiệp cũng nh− quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cần chú ý tới ph−ơng pháp quy hoạch, đó là ph−ơng pháp quy hoạch có sự tham gia của ng−ời dân để có tính hiệu quả caọ
b) Quản lý bảo vệ rừng: Tiến hành điều tra thiết kế lập hồ sơ giao khoán bảo vệ rừng (xác định chính xác ranh giới vị trí ngoài thực địa) và hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng. Đóng mốc và một số bảng tin về quản lý bảo vệ rừng phòng hộ ở các đ−ờng giao thông lối vào rừng. Giao đất giao rừng là một chủ tr−ơng đúng đắn của Đảng và nhà n−ớc, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà n−ớc và khai thác hiệu quả tài nguyên đất, tài nguyên rừng phục vụ nhu cầu của con ng−ời, bảo vệ môi tr−ờng sinh thái, giảm nhẹ thiên tai đối với sản xuất và đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo xây dựng nông thôn ngày một tiến bộ. Cũng nh− nghị định số 02CP đã chỉ rõ: Việc giao đất lâm nghiệp (vừa là nội dung, vừa là biện pháp hàng đầu để tổ chức sản xuất lại ngành lâm nghiệp từ Trung −ơng đến tỉnh, huyện xã, đến các cơ sở sản xuất của ngành lâm nghiệp... ) nhằm bảo vệ vốn rừng hiện có và phát triển vốn rừng; sử dụng có hiệu quả đồi núi trọc và bãi cát ven biển kết hợp nông- lâm - ng− nghiệp với công nghiệp; pháy huy chức năng phòng hộ bảo vệ môi tr−ờng sống và cung cấp lâm sản của rừng; đáp ứng yêu cầu tạo việc làm thu hút lao động vào làm nghề rừng; nâng cao dần đời sống của nhân dân vào những nơi có rừng gần rừng và toàn xã hộị Đặc biệt cần thúc đẩy phát triển lâm nghiệp theo h−ớng lâm nghiệp xã hội
c) Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ xung: Diện tích này khá nhiều đối với khu vực nghiên cứụ Đối t−ợng bao gồm những diện tích có cây gỗ rải rác và cây bụi (trạng thái Ic) có mật độ cây tái sinh mục đích có chiều cao > 50cm, trên 300 cây /hạ Biện pháp kỹ thuật là điều tra thiết kế khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, kết hợp trồng bổ xung; Tác động với các mức độ khác nhau tùy vào điều kiện cụ thể (với mức độ thấp thì quản lý bảo vệ là chính, với mức độ cao phát dọn thực bì, cuốc xới đất, tra dặm và trồng bổ xung...). Một vấn đề là hiện nay toàn bộ diện tích rừng trồng khu vực Hồ Núi Cốc, xuất hiện lớp cây tái sinh có triển vọng phát triển thành rừng tự nhiên, vì vậy biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên là giải pháp quan trọng có thể phát triển thành rừng tự nhiên thay thế rừng trồng hiện tại, mà có đ−ợc hệ sinh thái phong phú đa dạng, bền vững, thậm trí đầu t− không mất nhiềụ Đây là giải pháp có nhiều khả thi đòi hỏi phải tác động biện pháp xúc tiến đúng đối t−ợng, tùy thuộc điều kiện cụ thể ngoài thực địa mà ta xúc tiến cho phù hợp, đỡ tốn kém, đem lại hiệu quả caọ Thậm chí ở một vài lâm phần phải mở tán rừng trồng để tạo điều kiện cho cây tái
sinh phát triển tốt hơn, nhanh chóng phục hồi thành rừng tự nhiên. Vấn đề trồng bổ sung một số loài cây bản địa để nhanh chóng thay thế rừng trồng thành rừng gần giống với tự nhiên, đòi hỏi chúng ta phải tiến hành trồng các loài cây phải phù hợp với điều kiện lập địa khu vực nghiên cứụ Điều quan trọng là các cây bản địa đem vào trồng phải có kích th−ớc lớn cao trên 2m, đào hố phải lớn 50 x 50 x 50 và phải bón phân trực tiếp vào hố đào để đảm bảo cho cây sinh tr−ởng phát triển tốt nhanh chóng đáp ứng mục tiêu phòng hộ của rừng gắn liền với mục tiêu du lịch sinh thái và canhr quan môi tr−ờng.
d) Trồng rừng mới: Đối t−ợng là đất trảng cỏ (trạng thái Ia) và đất trống có cây bụi (trạng thái Ib) không có khả năng phục hồi thành rừng. Biện pháp kỹ thuật ở đây là điều tra thiết kế đối t−ợng trồng rừng, lập dự toán và thủ tục giao khoán. Trên cơ sở cây trồng phải phù hợp với điều kiện lập địa, chú trọng cây bản địa, cây có tán rậm, có chu kỳ kinh doanh dài kết hợp với cây phù trợ có giá trị cải tạo đất. Diện tích này hiện tại ở khu vực nghiên cứu không nhiều xong vẫn còn vì vậy cũng cần trồng hết diện tích đảm bảo công tác phòng hộ của rừng. Điều quan trọng ở đây cần trồng bổ xung những cây gỗ lớn, nhỡ có giá trị và chu kỳ kinh doanh dài, d−ới tán rừng trồng Keo, Bạch đàn và rừng hỗn giao Keo + Bạch đàn để thay thế dần những rừng trồng Keo, Bạch đàn đã b−ớc sang tuổi thành thục. Nh−ng giải pháp này phải trồng cây to cao trên 2 mét để nhanh chóng phát triển thành rừng, nh−ng khá tốn kém vì vậy ít khả thi, xong nếu đầu t− đ−ợc chắc chắn sẽ sớm phát triển thành khu rừng có giá trị caọ
e) Phòng trừ sâu bệnh hại: Ph−ơng châm phòng trừ sâu bệnh hại ở đây phòng là chính, phòng th−ờng xuyên, trừ là quan trọng, trừ phải kịp thời triệt để, toàn diện. Do đời sống côn trùng phức tạp phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên phải dùng biện pháp phòng trừ tổng hợp, liên hoàn. Địa hình ở đây cũng khá phức tạp, cây rừng lại cao, nên việc phòng trừ gặp phải nhiều khó khăn. Xong tác hại của sâu bệnh hại đến rừng là hết sức nguy hiểm, vì vậy việc xác định biện pháp kỹ thuật cho phù hợp là rất cần thiết. Qua điều tra chúng tôi nhận thấy việc phòng trừ ở đây phải đ−ợc giải quyết theo 3 h−ớng lớn đó là: Tác động trực tiếp lên sâu hại làm giảm số l−ợng và tiêu diệt chúng; Tác động trực tiếp lên rừng và cây rừng nhằm nâng cao tính chống chịu và
khả năng miễn dịch của cây rừng; Tác động lên môi tr−ờng sống của sâu hại, cụ thể là tác động lên hệ sinh thái rừng làm thay đổi mới quan hệ của sâu hại với môi tr−ờng. Nh− vậy, việc phòng trừ sâu bệnh hại ở đây chủ yếu tác động trực tiếp vào việc lựa chọn loại cây trồng, l−u ý nên chọn loài cây bản địa
f) Sử dụng rừng: Nh− chúng ta biết diện tích rừng phòng hộ khu vực Hồ Núi Cốc nằm xen lẫn khu dân c− của các xã thuộc khu vực nghiên cứu, vì vậy các hoạt động của con ng−ời đều có ảnh h−ởng đến rừng. Việc sử dụng rừng đúng kỹ thuật cũng là khâu quan trọng đối với rừng phòng hộ, qua điều tra nghiên cứu chúng tôi đề xuất việc sử dụng rừng nh− sau; Việc khai thác lợi dụng lâm sản trong rừng phong hộ chỉ là kết hợp, nhằm đảm bảo lợi ích cho ng−ợi lao động sống tại chỗ, gắn bó với rừng, tham gia tích cực vào bảo vệ và xây dựng rừng phòng hộ. Đối với rừng tự nhiên: cây khai thác chỉ là cây già cỗi, sâu bệnh, đổ gẫy, cụt ngọn, áp dụng ph−ơng thức chặt chọn, tối đa không quá 20% theo thiết kế đ−ợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Rừng tre nứa có độ che phủ trên 80% mới đ−ợc phép khai thác, c−ờng độ khai thác tối đa 30%. Đối với rừng trồng: Khi đã trồng xong diện tích theo quy hoạch, đ−ợc phép khai thác cây phụ trợ, khai thác rừng thành thục theo đám hoặc theo băng nh− thiết kế đ−ợc phê duyệt. Sau khi chặt phải trồng rừng lại ngaỵ
Tóm lại, biện pháp kỹ thuật tác động vào khu vực rừng trồng phòng hộ Hồ Núi Cốc chủ yếu là việc lựa chọn loại cây trồng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên là giải pháp quan trọng để thay thế rừng trồng hiện tại bằng rừng tự nhiên hoặc rừng trồng gần giống với tự nhiên, có những đặc điểm của một hệ sinh thái rừng bền vững, đa dạng về loài, phong phú về chất l−ợng, có khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi của môi tr−òng và có khả năng đem lại lợi ích cao nhất cho con ng−ờị Trong giải pháp kỹ thuật này chúng ta luôn chú trọng việc khoanh nuôi bảo vệ, xúc tiến tái sinh tự nhiên bởi đây là giải pháp tạo ra rừng tự nhiên đa dạng về loài, khả năng chống chịu với điều kiện môi tr−ờng và sâu bệnh cao, lại đầu t− chi phí ít, tính khả thi caọ