Theo số liệu điều tra của dự án “đầu t− phát triển rừng phòng hộ kết hợp du lịch sinh thái vùng Hồ Núi Cốc” năm 2002. Đã có nhận định nh− sau:
Rừng khu vực Hồ Núi Cốc tr−ớc năm 1980 có kiểu “Rừng kín th−ờng xanh, m−a ẩm nhiệt đới đai núi thấp” với các quần xã thực vật −u hợp tiền sinh của kiểu rừng này bao phủ (Thái Văn Trừng - 1970). Đây là hệ sinh thái rừng nhiệt đới tự nhiên rất đa dạng, phong phú và có giá trị cao về lâm sản và phòng hộ.
Rừng tr−ớc đây th−ờng có 5 tầng: Tầng v−ợt tán,tàng −u thế sinh thái, tầng d−ới tán, tầng cây bụi thấp, tầng thảm t−ơị Ngoài ra còn có nhiều cây thân thảo, cây thân gỗ là dây leo, cây phụ sinh, cây ký sinh có phân bố trong rừng.
- Tầng cây gỗ rất phong phú về loài, th−ờng gặp các loài cây gỗ lớn, nhỡ thuộc các họ chủ yếu sau: Họ Đậu (Fabaceae); Họ Re (Lauraceae); Họ Dẻ (Fagaceae); Họ Xoan (Meliaceae); Họ Dâu tằm (Moraceae); Họ Vang(Caesalpiniaceae); Họ Trinh Nữ (Mimosaceae); Họ Mộc Lan (Magnoliaceae); Họ Trám (Burseraceae); Họ Bồ Hòn (Sapindaceae); Họ Máu Chó (Myrticaceae); Họ Bứa (Clusiaceae); Họ Sim
(Myrtaceae); Họ Trôm (Sterculiaceae); Họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae); Họ Na
(Annonaceae); Họ Du (Ulmaceae); Họ Cà phê (Rubiaceae); Họ Điều
(Anacardiaceae)..
- Tầng cây bụi có rất nhiều loài thuộc một số họ chủ yếu sau: Họ Cam quyt
(Rutaceae); Họ Cà phê (Rubiaceae); Họ Trúc Đào (Apocynaceae); Họ Mua
(Melastomaceae); Họ Hoa tán (Araliaceae); Họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae); Họ Cau Dừa (Arecaceae); Họ Phụ tre trúc (Bambusoideae)....
- Tầng thảm t−ơi có các loài phổ biến ở các họ sau: Họ cỏ (Poaceae); Họ Cói
(Cyperaceae); Họ Ôrô (Acanthaceae); Họ Gai (Uticaceae); Họ Ráy (Araceae); Họ Gừng (Zinginberaceae);Họ Hành tỏi (Liliaceae)....Và các loài D−ơng xỉ trong ngành D−ơng xỉ.
- Tầng phụ sinh, kí sinh có nhiều loài của họ Phong Lan (Ochidaceae); Họ Đàn h−ơng (Santalaceae); Họ Tầm gửi (Loranthaceae); và nhiều loài quyết thực vật sống phụ sinh.
- Tầng dây leo có nhiều loài dây leo thân gỗ có giá trị nh− các loài dây leo thuộc họ Na, họ Đậu, họ Sổ (Dilleniaceae), họ Huyết đằng, họ Tiết dê
(Menispermaceae), họ Cậm cang (Smilacaceae), họ Củ Nâu (Dioscoreaceae), họ Nho
(Vitaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae), họ Trinh Nữ (Mimosaceae)....
Đến nay, kiểu rừng trong khu vực nghiên cứu hầu nh− đã bị phá huỷ hoàn toàn, do khai thác lạm dụng để lấy lâm sản và lấy đất làm nông nghiệp. Những nơi đ−ợc khoanh nuôi bảo vệ chặt chẽ, rừng đang đ−ợc phục hồi với một tiềm năng tái sinh tự nhiên, nhiều loài phát triển mạnh mẽ bằng chính nguồn hạt của thế hệ rừng tr−ớc tồn lại hay trên các gốc, rễ cây bị chặt phá còn sót lạị Rừng bị mất đi, lịch sử rừng còn, dấu vết rừng sót lại còn, đây là những cơ sở thực tiễn qúy giá, là mô hình để chọn cây trồng cho quá trình cải tạo phục hồi lại rừng hỗn giao nhiều loài cây, nhiều tầng cây trên đất rừng cũ đang trồng Keo, Bạch đàn, hay bỏ trống trong khu vực.
Ngày nay diện tích rừng trồng ngày một tăng chủ yếu là rừng trồng thuần loài Keo, Bạch đàn, Thông hoặc rừng trồng hỗn giao Keo + Muồng, Keo + Bạch đàn... Hàng năm nhờ vào các ch−ơng trình dự án trồng rừng, diện tích rừng trồng dần dần phủ xanh diện tích đất trống đồi trọc. Đặc biệt là công tác giao đất, giao rừng cho từng hộ gia đình quản lý đ−ợc chặt chẽ hơn, diện tích khoanh nuôi cũng tăng lên.