*Về nội dung:
Hệ sinh thái rừng rất đa dạng và phong phú, hiện t−ợng tái sinh hết sức phức tạp, đề tài chỉ nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc sau đối với tầng cây cao: tổ thành, mật độ, tầng thứ, phân bố số cây theo chiều cao, theo cỡ đ−ờng kính, độ tàn che, dạng sống.
Đối lớp cây tái sinh d−ới tán rừng trồng nghiên cứu các đặc điểm sau: tổ thành, mật độ, chất l−ợng, nguồn gốc, phân bố số cây tái sinh theo chiều caọ Nghiên cứu các nhân tố ảnh h−ởng đến quá trình tái sinh tự nhiên d−ới tán rừng trồng.
* Về địa bàn nghiên cứu
Dựa trên bản đồ và số liệu thống kê rừng của ban quản lý rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc, đề tài tập chung vào một số xã của huyện Đại Từ, huyện Phổ Yên, Thành phố Thái Nguyên thuộc tỉnh Thái Nguyên.
* Việc đề xuất giải pháp tác động
Trên cơ sở nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh d−ới tán rừng trồng ta tiến hành đề xuất giải pháp lâm sinh phù hợp nhằm nâng cao tính năng phòng hộ của rừng và đem lại hiệu quả caọ
2.2. Quan điểm nghiên cứu
Đề tài đi vào nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh d−ới tán rừng trồng, đây là một hệ sinh thái mang tính đặc tr−ng riêng vì vậy khi nghiên cứu tác giả phải vận dụng quan điểm “sinh thái phát sinh quần thể” trong thảm thực vật rừng nhiệt đới của Thái Văn Trừng (1978)[63]. Để nghiên cứu quá trình tái sinh tự nhiên d−ới tán rừng trồng, tức là kiểu hình thành những thảm thực vật, những xã hợp thực vật d−ới tác động của các nhóm nhân tố sinh thái trong hoàn cảnh bên ngoài của quần thể.
Đề tài cũng nhìn nhận về cấu trúc rừng trên quan điểm về hệ sinh thái đó là cấu trúc sinh thái, hình thái và cấu trúc tuổị Cấu trúc của lớp thảm thực vật kết quả quá trình chọn lọc tự nhiên, là sản phẩm của quá trình đấu tranh sinh tồn giữa thực vật với thực vật, giữa thực vật với hoàn cảnh sống. Vì vậy cấu trúc rừng phản ánh mối quan hệ qua lại giữa thực vật với thực vật, giữa thực vật với môi tr−ờng và điều quan trọng là mối quan hệ giữa cây rừng với hoàn cảnh sống. Nhìn nhận vấn đề này trên quan điểm triết học thực chất cấu trúc rừng phản ánh rõ cặp phạm trù nội dung và hình thức, cấu trúc rừng chính là hình thức nó phản ánh nội dung bên trong của hệ sinh thái rừng. Còn nhìn nhận vấn đề này trên quan điểm sản l−ợng thực chất cấu trúc rừng phản ánh sức sản xuất của rừng theo kiểu lập địạ Cũng trên quan điểm triết học thì tái sinh rừng là một quá trình phủ định biện chứng, rừng non thay thế rừng già trên cơ sở đ−ợc thừa h−ởng hoàn cảnh thuận lợi do thế hệ rừng ban đầu tạo
nên. Đứng trên quan điểm kinh tế chính trị học thì tái sinh rừng là tái sản xuất mở rộng tài nguyên rừng.
Rừng là một tổng hợp các quần xã sinh vật, nh− quần xã thực vật, quần xã động vật, quần xã vi sinh vật. Chúng chiếm lĩnh một phạm vi lãnh thổ nhất định của hoàn cảnh xung quanh. Những sinh vật này luôn luôn nằm trong trạng thái cạnh tranh về ánh sáng, không khí, n−ớc, nhiệt độ và các chất dinh d−ỡng cần thiết khác cần cho sự sống của chúng. Mỗi sinh vật là một thành phần của hoàn cảnh xung quanh đó, nó có ảnh h−ởng đến sinh vật khác nhau và ảnh h−ởng đến hoàn cảnh xung quanh Hoàng Kim Ngũ –Phùng Ngọc Lan (1998)[27]. Bởi vậy khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh h−ởng đến khả năng tái sinh ta cần chú ý tới quan điểm sinh thái quần xã để phân tích.
Nh− vậy, chúng ta có thể tác động biện pháp lâm sinh này hay khác thì cũng l−u ý rằng biện pháp đó chỉ hiệu quả khi ta vận dụng đúng quy luật tự nhiên, đúng lúc và đúng chỗ có nghĩa là ta can thiệp vào thế giới tự nhiên nh−ng phải tuân theo sự vận hành của hệ sinh tháị Đồng thời sự can thiệp của con ng−ời đ−ợc coi là phù hợp, hiệu quả khi ta giải quyết tốt mối quan hệ bền vững của hệ sinh thái với lợi ích của con ng−ờị
2.3. nội dung nghiên cứu