Việt Kiều làm ăn sinh sốn gở Campuchia.

Một phần của tài liệu QUAN HỆ CAMPUCHIA – VIỆT NAM 1985 - 2006 (Trang 111 - 127)

Là hai quốc gia láng giềng, Campuchia và Việt Nam có chung đường biên giới trên bộ, trên biển. Do điều kiện địa lý hết sức thuận lợi cho việc qua lại cả về đường bộ, đường sông và đường biển và do hoàn cảnh lịch sử, từ rất sớm đã có một bộ phận người Việt sang buôn bán, làm ăn và sinh sống ở Campuchia. Từ bao đời nay, người Việt đã trở thành một cộng đồng đông đảo và có những tác động không nhỏ tới đời sống kinh tế, xã hội đất nước Campuchia.

Người Việt đến Campuchia từ rất sớm nhưng chia thành nhiều đợt, gắn với từng thời kỳ lịch sử khác nhau. Sau khi chiếm toàn bộ ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia thực dân Pháp đưa ba nước vào Liên bang Đông Dương thuộc Pháp. Để dễ quản lý thực dân Pháp chia Đông Dương thành 5 khu vực: “Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Lào, Campuchia. Mỗi khu vực có một địa vị chính trị và pháp lý khác nhau. Có khu vực chế độ bảo hộ, có những khu vực thuộc chế độ thuộc địa. Đây là 5 khu vực có tính chất hành chính” [3, tr.5]. Bởi vậy biên giới của các quốc gia có chủ quyền trước đây đã biến thành ranh giới hành chính giữa các khu vực. Để tạo thuận lợi cho việc kiểm soát việc đi lại giữa các khu vực hành chính này, thực dân Pháp đã cấp giấy thông hành đi lại cho người dân ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Nhờ đó, việc đi lại giữa ba nước, trong đó có sự đi lại giữa Campuchia và Việt Nam trở nên dễ dàng hơn. Nhiều người Việt vì hoàn cảnh khó khăn tại quê hương, vì chiến tranh, vì nạn đói, nhất là các tỉnh giáp với Campuchia đã tìm mọi cách sang

Campuchia làm ăn sinh sống. Ngoài ra còn có một bộ phận người Việt Nam được người Pháp tuyển mộ sang Campuchia. Những người có học vấn cao hay có chuyên môn được tuyển chọn sang phục vụ trong bộ máy hành chính của thực dân hoặc làm công chức hay tư chức trong các cơ sở y tế, giáo dục, bưu điện...Một bộ khác đông đảo hơn, là những người nghèo được tuyển mộ sang phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa tại các đồn điền cao su của thực dân Pháp, mà cuộc đời và thân phận họ bị buộc chặt vào các bản giao kèo, vào các đồn điền cao su “đi dễ khó về”.

Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, Vương quốc Campuchia di theo con đường quân chủ lập hiến. Dưới thời “Cộng đồng xã hội bình dân”(1954-1969) đất nước Campuchia đã có những bước phát triển mới, xã hội tương đối yên bình. Đây là miền đất hứa đối với nhiều người, nhất là những người sống trong điều kiện chiến tranh. Chính vì vậy mà nhiều người Việt sống ở các tỉnh phía nam, nhất là các tỉnh Nam bộ đã bằng mọi cách khác nhau để sang Campuchia làm ăn sinh sống. Trong giai đoạn này người Việt ở Campuchia có cuộc sống tương đối ổn định, có công ăn việc làm, việc đi lại ở Campuchia và giữa Campuchia với Việt Nam khá dễ dàng.

Ngày 18 tháng 3 năm 1970, Lon Non tiến hành đảo chính, lật đổ chế độ quân chủ của Quốc vương Xihanuc, thành lập Cộng hòa Khmer. Sau khi lên cầm quyền Lon Non tiến hành các biện pháp khủng bố, trấn áp xua đuổi người Việt Nam, dù đã định cư lâu đời ở Campuchia cũng phải chạy về Việt Nam. Sau chế độ “Cộng hòa Khmer”, chế độ “Campuchia dân chủ” của Pônpôt một lần nữa tiến hành thanh lọc cộng đồng người Việt. Với chủ trương làm cho “làm cho dân tộc Khmer thuần khiết hơn”, Pônpôt tiến hành truy bức, giết hại người Việt Nam với một quy mô lớn hơn, với mức độ triệt để hơn, tàn bạo hơn thời kỳ Lon Non, nhất là đối với cộng đồng người Việt Nam sống ở Biển Hồ. Đối với Pônpôt: “Bắt được người Campuchia bọn chúng còn đưa đi tù đày, sàng lọc để giết. Riêng đối với người Việt Nam cứ phát hiện là bọn chúng giết liền, bất kể ai, làm gì...chính vì vậy rất nhiều ngư dân bị lính Pôn Pôt thảm sát. Người chết, người hoảng sợ bỏ chạy. Cả lòng Biển Hồ nhuộm máu, hoang vu...” [89, tr.1]. Hậu quả là hàng chục ngàn người bị giết, hàng trăm ngàn người phải rời bỏ nơi làm ăn sinh sống bao đời nay để chạy về Việt Nam lánh nạn .

Khi chế độ Cộng hòa nhân dân Campuchia thành lập năm 1979, đa số người Việt Nam vốn định cư lâu đời ở Campuchia phải chạy về Việt Nam trong các thời kỳ trước đây đã lần lượt trở lại các địa phương mà họ cư trú ở Campuchia. Trong đó có một số người theo chân quân tình nguyện VN, nhiều người đã trở lại Biển Hồ. Mặc dù đám tàn quân Pônpôt vẫn còn rình rập nhưng họ cũng có lý do của mình để trở lại như mồ mả cha mẹ vẫn còn bên đây, chỉ quen với việc chài lưới, không ruộng đất, nhà cửa ở quê nhà. Lúc ấy cá Biển Hồ vẫn còn nhiều. Trong thời kỳ này, Cộng đồng người Việt Nam mặc dù được bảo vệ tốt hơn nhưng vẫn bị tàn quân Pônpôt thảm sát. Tuy nhiên, cộng đồng người Việt Nam hòa nhập tốt với xã hội Campuchia, họ được Chính phủ Cộng hòa nhân dân Campuchia tạo điều kiện thuận lợi để làm ăn sinh sống, được cấp giấy tờ hợp pháp, có nơi cư trú và nghề nghiệp tương đối ổn định.

Sau Hiệp định Paris về Campuchia năm 1991, có lẽ điều tồi tệ nhất công khai nhất là trong thời gian bầu cử do Tổ chức gìn giữ hòa của Liên Hiệp Quốc tổ chức, du kích Khmer Đỏ mở nhiều đợt tàn sát Việt Kiều nhất là đợt thảm sát Việt Kiều tại làng Chong Kneas trên hồ Tonglê Sap vào tháng 3 năm 1993. Sự phản ứng đầu tiên của Funcipec cho rằng: “Đây là một vấn đề nhạy cảm và chúng tôi sẽ không lên án hay không tán thành” [50, tr.2].

Đối với người dân Việt Nam tỏ ra rất bất bình những vụ tàn sát dã man của du kích Khmer Đỏ nhằm vào cộng đồng người Việt ở Campuchia. Trách nhiệm bảo vệ người Việt thiểu số tại Campuchia nằm trong tay nhà cầm quyền Phnôm Pênh, thế nhưng: “ Những người Việt rất ít được quân đội hay cảnh sát Phnôm Pênh hỗ trợ” [46, tr.3]. Vì vậy để bảo toàn tính mạng, hàng ngàn người dân gốc Việt bỏ chạy khỏi vùng Biển Hồ để tránh tàn sát của Khmer Đỏ.

Sau khi Chính phủ Vương quốc Campuchia được thành lập năm 1993, nền kinh tế thị trường từng bước được hình thành, do nhu cầu về thị trường lao động lại có thêm một số người Việt Nam sang làm ăn sinh sống ở Campuchia. Họ làm đủ các nghề, buôn bán nhỏ, làm thợ, đánh bắt thủy sản để mưu sinh.

Hiện nay, theo con số thống kê ở Campuchia có khoảng 200.000 người Việt làm ăn và sinh sống nhưng con số thực tế thì lớn hơn nhiều. Có nhiều người đã định cư từ lâu, tới 2-3 thế hệ, có một bộ phận mới ở khoảng mười đến hai mươi năm, và

cũng có một số sang Campuchia làm ăn theo mùa vụ. Người Việt định cư ở Campuchia phần đông nghèo, sống rải rác ở các nơi, một bộ phận làm nghề sông nước lênh đênh trên Biển Hồ, trên sông. Đa số người Việt ở Campuchia là những người làm ăn lương thiện, tôn trọng luật pháp nước sở tại đã có những đóng góp nhất định vào sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước Campuchia. Họ đã thật sự gắn bó với đất nước và nhân dân Campuchia. Tuy nhiên cộng đồng người Việt cũng đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Một trong những khó khăn đó là việc hội nhập vào đời sống chính trị, kinh tế xã hội Campuchia nhìn từ góc độ pháp lý sau khi chính phủ Vương quốc Campuchia công bố các sắc lệnh về ngoại kiều và luật quốc tịch.

Theo mốc độ thời gian, có thể chia cộng đồng người Việt ở Campuchia thành ba bộ phận với ba hoàn cảnh và địa vị pháp lý khác nhau. Bộ phận thứ nhất là những người sinh sống ở Campuchia qua nhiều thế hệ từ trước năm 1975 và trở lại Campuchia sau năm 1979. Đa phần số này thông thạo tiếng Khmer, phong tục tập quán địa phương, có nơi ở và làm việc ổn định, dễ hòa nhập cộng đồng. Dưới thời Xihanuc, họ được cấp chứng minh thư, mỗi gia đình có một sổ hộ khẩu. Bộ phận thứ hai là người sang lập nghiệp trong thời kỳ 1979 - 1990, dưới chế độ Cộng hòa nhân dân Campuchia và Nhà nước Campuchia. Phần lớn được cấp chứng minh thư. Trước thời gian bầu cử (5/1993), nếu là người sinh ra ở Campuchia và có bố hoặc mẹ sinh ra ở Campuchia thì lại được UNTAC cấp giấy chứng nhận bầu cử. Bộ phận thứ ba là những người sang tìm kiếm công ăn việc làm có tính chất thời vụ từ sau năm 1993. Số này phần nhiều không có giấy tờ tùy thân cần thiết. Như vậy là trừ một số người sang sau năm 1993, nhiều người Việt đã có những giấy tờ thể hiện vị thế pháp lý của mình ở các mức độ khác nhau. Mặc dù vậy cộng đồng người Việt đang phải đối diện với nhiều vấn đề, nhiều thử thách. Thứ nhất, không phải tất cả mọi người đều giữ được các giấy tờ cần thiết bởi do chiến tranh, ly tán, hỏa hoạn ...Thứ hai tính hợp pháp của chúng. Vì nhiều lý do, trong đó có lý do chính trị mà không phải lúc nào, tổ chức nào ở Campuchia cũng công nhận tính hợp pháp của các thứ giấy tờ mà các người Việt đã có, đã được cấp trước đây. Thứ ba, đối với những người mới sang làm

ăn sinh sống sau năm 1993, họ khó có cơ hội hội nhập vào xã hội Campuchia, nhất là sau khi luật, sắc lệnh về nhập cư có hiệu lực.

Theo ông Trần Quang Hoan - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài cho biết: “Nhà nước Việt Nam đã tăng cường quan tâm đến cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia do đây là một cộng đồng khá đông còn có nhiều khó khăn và mang tính chất đặc thù, lại sống ở một nước láng giềng có mối quan hệ hữu nghị, hợp tác hết sức quan trọng đối với Việt Nam” [85, tr.1]. Một điều quan trọng là nhà nước Việt Nam đã đàm phán với Campuchia nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở Campuchia về mặt giấy tờ nhằm ổn định địa vị hợp pháp của người Việt Nam định cư ở Campuchia, đây là yếu tố quan trọng góp phần ổn định cuộc sống cho đồng người Việt Nam ở Campuchia. Tăng cường các trung tâm sinh hoạt cộng đồng và hoạt động của các Hội Việt kiều trong khuôn khổ luật pháp của Campuchia để giúp người Việt Nam định cư ở Campuchia nâng cao dân trí, tăng cường sự gắn bó giúp đỡ lẫn nhau và giữ gìn bản sắc văn hoá Việt Nam.

Thực tế cho thấy, cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia còn nhiều khó khăn nhất là về phương diện địa vị pháp lý mà họ đang phải đối diện trong quá trình hội nhập với cộng đồng sở tại. Tuy nhiên cũng cần phải khẳng định rằng, hiện tại, trong bối cảnh quan hệ giữa chính phủ và nhân dân hai nước đang diễn ra một cách tốt đẹp, đặc biệt là sau các chuyến đi thăm lẫn nhau của lãnh cao cấp của hai nhà nước, hai chính phủ Campuchia và Việt Nam, cuộc sống cộng đồng người Việt Nam đang có những thay đổi. Chính quyền Campuchia đã tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt Nam. Người Việt Nam được tôn trọng, an ninh tương đối đảm bảo; nhiều người Việt Nam đã có công ăn việc làm ở Campuchia và công việc chính đáng của đại đa số người Việt Nam được chính quyền Campuchia thừa nhận và bảo hộ...

Ngày 24 tháng 4 năm 2003, Bộ nội vụ Campuchia đã công nhận và cấp giấy phép hoạt động cho hội Việt Kiều ở Campuchia, cho phép thành lập 19 chi hội tại 19/24 tỉnh thành trong cả nước. Các Hội Việt kiều sau khi ra đời đã triển khai một số hoạt động có hiệu quả, góp phần gắn bó người Việt Nam định cư ở Campuchia, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống và làm ăn hàng ngày và nhất là khi gặp hoạn nạn, tổ chức các lớp học tiếng Việt cho con em người Việt... Chính quyền các địa

phương đều thể hiện sự quan tâm, không phân biệt đối xử hoặc gây khó dễ với Việt kiều. Những khu định cư mới ở quận Mien chay, Thủ đô Phnom penh quy hoạch, giành một phần cho các hộ Việt kiều bị hoả hoạn giữa năm 2005, trong đó có cả một khoảnh đất để xây trường học cho người Việt. Đây là điều kiện pháp lý thuận lợi để các để các chi hội Việt Kiều hoạt động hợp pháp. Tuyệt đại đa số người Việt Nam tôn trọng và tuân thủ luật pháp Campuchia. Tuy nhiên, với những bộ luật và sắc lệnh về nhập cư, cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia đang gặp phải những khó khăn nhất định về phương diện địa vị pháp lý.

Trước đây, người Campuchia ưu tư nhiều về làn sóng di dân của người Việt Nam cũng như sự chiếm các lĩnh thị trường lao động hay các ngành nghề và cho rằng người Việt Nam đến đây để gây khó dễ cho đời sống người dân Campuchia cũng như chính quyền ở đây bị lệ thuộc nhiều phía Việt Nam. Nhưng trong 5 năm trở lại đây, thực tế tại thủ đô Phnôm Pênh cũng như một số tỉnh lớn như Siêm Riệp hay những tỉnh có thể khai thác về nông nghiệp như vùng Tây Nam và sự hiện diện các doanh nghiệp nhỏ của người Trung Quốc cũng như một số công ty quốc doanh lớn của Trung Quốc đổ vào đây đầu tư viện trợ và làn sóng di dân của người Trung Quốc đến đây ngày một nhiều: “Người Trung Quốc sinh sôi nảy nở rất nhanh. Họ bành trướng bằng con đường thương mại, con đường xâm lược hòa bình” [5, tr.230].

Những con số thống kê cho thấy họ đến vài chục ngàn đến cả trăm ngàn, và chính quyền Campuchia đã tạo điều kiện cho họ dễ dàng đến đây làm ăn sinh sống. Đó là những điều người dân Campuchia thấy rõ: “Bây giờ họ không nhìn người Việt Nam là một trở ngại khó khăn cho đời sống của họ mà người Trung Quốc bây giờ dần dần thay vào vị trí của người Việt Nam trước đây” [59, tr.2].

Tóm lại, Quan hệ Campuchia - Việt Nam sau từ sau giải pháp chính trị cho đến năm 1995 hết sức nhạy cảm do tình hình chính trị quốc tế, khu vực và nội bộ Campuchia có nhiều thay đổi, quan hệ giữa hai nước trong giai đoạn này chuyển biến theo hướng tích cực và hết sức đa dạng. Hai nước đã ký được nhiều hiệp định quan trọng trong hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa , khoa học - kỹ thuật làm tiền đề cho mối quan hệ sau này.

Từ năm 1995 đánh đấu một bước phát triển mới trong sự hội nhập cả khu vực Đông Nam á. Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN làm cho quan hệ Việt Nam với Campuchia sang trang mới, vừa thể mối quan hệ truyền thống vừa mang những nội dung mới của hội nhập. Bên cạnh cũng cố mối quan hệ với đảng cầm quyền, Việt Nam mở rộng quan hệ bình thường với các đảng phái tham gia chính trị ở Campuchia. Hai nước đã ký được nhiều hiệp định quan trọng trong hợp tác phát triển Giáo dục và đào tạo, Bưu chính viễn thông, an ninh quốc phòng, đặc biệt là Hiệp ước bổ sung biên giới năm 1985. Hai nước đã phối hợp giải quyết tốt vấn đề an ninh biên giới.

Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1991-2006) là thời kỳ tốt đẹp nhất trong lịch sử quan hệ hai nước và đạt được những thành tựu to lớn: vấn đề biên giới cơ bản đã được giải quyết, người dân ở Tây Nguyên vượt biên trái phép sang Campuchia đã được hai nước phối hợp ngăn chặn kịp thời, hai nước cũng từng bước đàm phán vấn đề cơ sở pháp lý cho Việt kiều định cư lâu đời ở Campuchia, quan hệ thương mại không ngừng phát triển năm sau cao hơn năm trước. Quan hệ chính trị hai nước tốt

Một phần của tài liệu QUAN HỆ CAMPUCHIA – VIỆT NAM 1985 - 2006 (Trang 111 - 127)