Biên giới Campuchia - Việt Nam có tất cả 46 cửa khẩu (đến 5/2006): Trong đó có 7 cửa khẩu quốc gia, có 3 cửa khẩu quốc tế và 36 cửa khẩu phụ. Ngoài ra, còn có nhiều đường mòn qua lại trao đổi hàng hóa, thăm thân nhân của cư dân biên giới. Các cửa khẩu giao thương lớn giữa hai nước đều tập trung gần các trung tâm kinh tế của hai nước. Có đường giao thông khá thuận lợi, đó là cơ hội để việc trao đổi hàng hóa giữa hai bên dễ dàng, sôi động. Điều đó có vai trò ngày càng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại, trở thành những cầu nối trong các chương trình hợp tác tiểu vùng và hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Là một trong những nước kém phát triển nhất thế giới, Campuchia từng bước chuyển hướng theo chính sách kinh tế thị trường tự do từ cuối thập niên 1980 nên đà tăng triển nhanh dần. Tuy nhiên, tới cuối thập niên 1990, xung đột giữa các phe phái
khiến tỷ lệ tăng trưởng sụt giảm hẳn. Kinh tế lệ thuộc vào viện trợ nước ngoài. Mỗi năm, Campuchia nhận hằng trăm triệu đô la tiền viện trợ từ chính phủ các nước. Nền kinh tế Campuchia dựa trên cơ sở nông nghiệp. Do đó, ngoại thương và đầu tư chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong sinh hoạt kinh tế. Doanh gia nước ngoài chủ yếu chỉ bỏ vốn trực tiếp vào các ngành như may mặc, dịch vụ, xây dựng, du lịch và ở tầm mức nhỏ, ngành chế biến đồ gỗ. Tuy nhiên, du lịch là ngành đang phát triển nhanh hơn cả ở Campuchia.
Nhờ hoạt động tích cực của Quốc vương Xihamôni kể từ khi lên ngôi (10/2004) và sự lãnh đạo của Liên minh cầm quyền với vai trò chủ đạo của Đảng CPP, tình hình an ninh, chính trị đất nước được duy trì ổn định, vị trí và vai trò của Campuchia trên trường quốc tế liên tục được cải thiện. Những chuyển biến đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế Campuchia phát triển và hội nhập mạnh mẽ vào khu vực và thế giới. Mặc dù là nước thuần nông, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, công nghiệp còn chưa phát triển nhưng Campuchia đã gây ấn tượng mạnh trong cộng đồng quốc tế khi là nước đầu tiên trong nhóm nước chậm phát triển nhất trên thế giới trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Vào WTO các nhà lãnh đạo nhà nước coi đây là dấu mốc lịch sử ghi nhận sự hòa nhập của Campuchia vào cộng đồng quốc tế và hy vọng sẽ mang lại vận hội mới cho kinh tế phát triển. Các chuyên gia kinh tế cho rằng: “Những nhượng bộ của Campuchia khi đàm phán đã vượt quá khả năng một nước kém phát triển nhất trên bản đồ địa - kinh tế thế giới và coi việc Campuchia vội vàng trong đàm phán để nhanh chóng trở thành thành viên chính thức của WTO là một hành động phiêu lưu đầy rủi ro” [56, tr.54].
Trong khi đó ở Việt Nam công cuộc đổi mới được tiến hành từ năm 1986, Đảng ta chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đã bước đầu giải phóng được lực lượng sản xuất, tạo ra động lực phát triển mới; phát huy khả năng sáng tạo và nguồn lực trong các tầng lớp nhân dân cho sự nghiệp và xây dựng và phát triển đất nước; bước đầu huy động thêm nguồn vốn khác ngoài ngân sách để đầu tư, bố trí nguồn vốn tập trung vào các công trình trọng điểm, các công trình phục vụ ba chương trình kinh tế lớn. Nền kinh tế dần dần khắc phục những yếu kém và có bước phát triển. Công cuộc
đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Việc thực hiện ba chương trình mục tiêu phát triển về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu được đánh giá là sự thành công bước đầu trong việc cụ thể hóa nội dung của quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu của công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, do vướng vào vấn đề Campuchia, Mỹ cấm vận kinh tế và thêm vào đó là sự sụp đổ nhanh chóng của Liên Xô và các nước Đông Âu đã làm cho công cuộc đổi mới của Việt Nam không thể tiến hành nhanh chóng được. Từ năm 1991 cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội ở Việt Nam từng bước được khắc phục, đo đó: “Tình trạng trì trệ, suy thoái, đạt tốc độ tăng trưởng tương đối cao liên tục và toàn diện thực hiện vượt mức hầu hết các chỉ tiêu của kế hoạch” [64, tr.143].
Campuchia và Việt Nam đều là những nước chậm phát triển, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật trầm trọng. Do vậy, việc mở rộng, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại là rất cần thiết. Trong bối cảnh đó, nhu cầu hợp tác trao đổi hàng hoá giữa hai nước trở thành yêu cầu khách quan.
Hai nước đã ký Hiệp định kinh tế - thương mại năm 1994, đến năm 1995 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu còn rất khiêm tốn chỉ có 28 triệu USD. Tuy nhiên, hàng năm quan hệ thương mại hai bên vẫn tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực. Đến năm 1998, hai nước ký lại Hiệp định Thương mại. Hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước liên tục tăng nhanh. Năm 1996, kim ngạch hai chiều đạt 117 triệu USD, năm 2005 đạt 693 triệu USD. Mặc dầu xuất khẩu giữa Việt Nam sang Campuchia liên tục tăng, nhưng tỷ trọng kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước chưa tương xứng so với tiềm năng sẵn có của hai nước. Mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia ngày càng đa dạng và phong phú được thị trường Campuchia ưa chuộng. Những mặt hàng xuất khẩu sang Campuchia đạt kim ngạch tương đối lớn trong năm 2005 là mỳ ăn liền, sữa, sản phẩm nhựa. Ngoài ra, còn có một số sản phẩm được thị trường Campuchia ưa chuộng là bột giặt, văn phòng phẩm, đồ sứ, đồ uống, bánh kẹo, phân bón, giày dép...
Bảng 3.1: Kim ngạch thương mại Campuchia - Việt Nam 1995 - 2000
(đơn vị tính: Triệu USD)
Xuất - nhập khẩu 1995 1996 1997 1998 1999 2000
Campuchia nhập khẩu 16 99 106 75 91 133
Campuchia xuất khẩu 12 18 25 42 13 37
Nguồn:Theo Tổng cục thống kê [66, tr. 357-360]
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Campuchia có sự biến động lớn và chỉ bằng 30% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia. Từ năm 2000, các doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu khai thác thị trường Campuchia về các mặt hàng cần nhập khẩu. Thế mạnh của Campuchia là các mặt hàng nông, lâm, thổ sản. Do đó, có tới 65% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Campuchia là nguyên liệu thô và hàng nông - lâm thổ sản. Tuy vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cũng mới khai thác một số mặt hàng nhập khẩu làm nguyên liệu phụ trong công nghiệp sản xuất hàng nhựa, da giày và chế biến gỗ. Theo số liệu thống kê không chính thức, hàng xuất khẩu và nhập khẩu qua các cửa khẩu với Campuchia qua buôn bán chính ngạch tăng chậm, so với buôn bán tiểu ngạch. Các mặt hàng buôn bán tiểu ngạch chủ yếu là hải sản, thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng, nông sản, vật liệu xây dựng, xăng dầu... Trong số những mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam (trừ gỗ), rất nhiều hàng hoá tiêu dùng có nguồn gốc từ Thái Lan, như đồ điện gia dụng, máy móc, phương tiện vận tải...
Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia chủ yếu đi qua cửa khẩu thuộc tỉnh Tây Ninh, An Giang và Kiên Giang. Trị giá hàng hoá xuất khẩu qua các cửa khẩu này sang Campuchia chiếm tới 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn tuyến biên giới phía Tây Nam.
Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước ngày càng được củng cố và phát triển. Đặc biệt từ năm 2001 đến nay, trao đổi thương mại hai chiều đã có bước tiến bộ vững chắc, là một bộ phận cấu thành quan trọng trong quan hệ hợp tác Campuchia - Việt Nam. Quan hệ trao đổi biên mậu trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước diễn ra rất sôi động góp phần vào việc thúc đẩy kim ngạch trao đổi buôn bán hai
chiều tăng trưởng nhanh chóng. Mặc dù quan hệ thương mại Campuchia - Việt Nam có sự giao thoa, khó phân biệt giữa buôn bán chính ngạch và biên mậu, nhưng theo tổng hợp số liệu thống kê từ các địa phương cho thấy kim ngạch biên mậu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với Campuchia. Những mặt được trong hoạt động biên mậu Campuchia - Việt Nam thời gian qua như sau: Việt Nam xuất siêu sang Campuchia và tỷ trọng xuất siêu ngày càng lớn; Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng có lợi cho Việt Nam, thể hiện ưu thế hàng hóa của Việt Nam trên thị trường Campuchia. Sự sôi động của buôn bán biên mậu đã góp phần tăng nguồn thu ngân sách, tái đầu tư cơ sở hạ tầng làm thay đổi bộ mặt trên tuyến biên giới Campuchia - Việt Nam, thu nhập của nhân dân vùng biên đã được nâng cao, đời sống nhân dân đã được cải thiện, các tệ nạn xã hội từng bước được khắc phục dần, quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc đã được củng cố và ngày càng phát triển.
Tuy nhiên, trong trao đổi buôn bán giữa hai nước hầu như chỉ được tập trung thực hiện trong vùng đồng bằng, nơi thuận lợi về giao thông. Các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên có địa hình đồi núi, hiểm trở nhưng rất quan trọng về chiến lược lại chưa được quan tâm đúng mức. Kim ngạch trao đổi biên mậu chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh về điều kiện địa kinh tế của khu vực biên giới hai nước. Campuchia và Việt Nam đều là những nước phát triển chậm về kinh tế, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô, hàng gia công, sản phẩm sơ chế, hàng công nghiệp nhẹ có hàm lượng giá trị gia tăng thấp.
Bảng 3.2: Kim ngạch thương mại Campuchia- Việt Nam 2001 - 2005
(đơn vị tính: Triệu USD)
Xuất - nhập khẩu 2001 2002 2003 2004 2005
Campuchia nhập khẩu 146 178 267 385 536
Campuchia xuất khẩu 23 65 95 130 157
Nguồn: Bộ Thương mại [81, tr1]
Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại, giữa Campuchia và Việt Nam phát triển mạnh với tổng kim ngạch buôn bán hai chiều tăng trung bình trên
30%/năm. Từ chỗ kim ngạch buôn bán giữa hai nước chỉ đạt 117 triệu USD vào năm 1998, thời điểm hai nước ký bản Hiệp định thương mại, đến năm 2004 con số này đã tăng gấp 5 lần. Năm 2005, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước tiếp tục tăng 34% so với năm 2004, đạt gần 700 triệu USD. Trong đó kim ngạch xuất khẩu của Campuchia sang Việt Nam có khả năng sẽ tăng nhiều, do 40 mặt hàng nông sản từ Campuchia xuất khẩu sang Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế suất bằng 0%.
Năm 1998 do cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở châu á, xuất khẩu của Việt nam sang Campuchia giảm hẳn (mặc dù so với các nước trong khu vực, Việt Nam ít bị chịu ảnh hưởng nhất). Ngay từ giữa năm 1997 hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam nói chung bắt đầu chịu sự tác động của nó, thị trường co hẹp, hàng xuất đi giảm. Do đó hàng xuất khẩu sang Campuchia không nằm ngoài sự tác động đó là điều tất yếu. Qua tình hình thương mại nêu trên, có thể thấy rằng sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giữa hai nước ngày càng tăng. Song, nhìn vào thực trạng quan hệ của hai nước thấy rằng hợp tác kinh tế tuy có tiến bộ được hai nhà nước đặc biệt quan tâm nhưng kết quả đạt được chưa phải nhiều, vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của hai bên. Sở dĩ như vậy là do thị trường Campuchia, Việt Nam gần kề Trung Quốc, Thái Lan...là những nước hàng hóa sản xuất ra nhiều vói các mặt hàng đa dạng, phong phú về chủng loại lẫn mẫu mã, bằng nhiều con đường khác nhau hàng hóa này tràn ngập thị trường hai nước. Bên cạnh đó kinh tế nói chung ngành công nghiệp hai nước nói riêng còn chưa bắt kịp sự tiến bộ sự tiến bộ so với thế giới. Hơn nữa các khu thương mại cửa khẩu mới được khởi động giao thương trong những năm gần đây.
Các thị trường xuất khẩu của Campuchia là các nước Nhật, Pháp , Đức, Mỹ, Trung Quốc, các nước ASEAN và đặc khu Hồng Kông. Campuchia là thành viên của ASEAN và WTO nên được hưởng qui chế tối huệ quốc với các trung tâm kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản và EU. Những yếu tố này sẽ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của Campuchia phát triển mạnh. Như trên đã trình bày, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Campuchia không lớn, nhưng hàng hóa của Việt Nam lại có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với mặt hàng cùng loại từ nước khác. Do đó đây là
một thị trường quan trọngcủa Việt Nam. Khả năng xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tại thị trường Campuchia tiếp tục tăng trong những năm tới.
Theo Tổng cục thống kê, kim ngạch xuất, nhập khẩu Campuchia - Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2000 (Bảng 3.1), quan hệ thương mại giữa hai nước có sự giảm sút do cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực. Kể từ năm 2000 quan hệ thương mại hai nước tiếp tục phát triển. Theo thống kê của Bộ Thương mại, kim ngạch xuất - nhập khẩu Campuchia - Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2005 liên tục tăng nhanh (Bảng 3.2).
Biểu đồ 3.1: kim ngạch xuất nhập khẩu Campuchia - Việt Nam (1995 - 2005)
0 100 200 300 400 500 600 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Campuchia nhËp khÈu Campuchia xuÊt khÈu
16 12 99 99 18 106 75 91 133 146 178 267 385 536 TriÖu USD 25 42 13 37 23 65 95 130 157
Nguồn: Năm 1995 - 2000: Theo Tổng cục thống kê [66, tr, 357-360] Năm 2001 - 2005: Theo thống kê của Bộ Thương mại [81, tr1]
Hiện nay Việt Nam là bạn hàng lớn thứ ba của Campuchia trong ASEAN và là đối tác thương mại lớn thứ sáu của Campuchia. Tiềm năng phát triển quan hệ thương mại Campuchia và Việt Nam còn rất lớn, đặc biệt là với nỗ lực của cả hai bên trong việc góp phần đẩy nhanh tiến trình hình thành Khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA); Khu vực Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (CAFTA) và các chương trình phát triển liên vùng như "Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia ", Hành lang Đông Tây (WEC).
Tại Hội nghị hợp tác phát triển các tỉnh biên giới Campuchia - Việt Nam lần thứ ba, trên lĩnh vực kinh tế và thương mại, hai bên nhất trí: “ Tăng cường phối hợp, hợp tác trong việc xúc tiến thương mại và xây dựng thêm các chợ biên giới nhằm thúc đẩy và tạo thuận lợi cho thương mại và dịch vụ ở khu vực biên giới hai nước tăng trưởng nhanh và mạnh; tăng cường các biện pháp chống buôn lậu, hàng và tiền giả qua biên giới hai nước”[77, tr.1].
Trong thực tế, thị trường Campuchia có nhu cầu khá lớn về các sản phẩm công nghiệp, hàng tiêu dùng ... có giá rẻ của Việt Nam. Ngược lại Việt Nam cũng có nhu cầu một số mặt hàng nguyên liệu, nông sản, lâm sản như gỗ sơ chế, cao su sơ chế, rau, củ, quả của Campuchia. Đó là tiềm năng lớn cho hoạt động thương mại giữa hai nước. Trong quan hệ thương mại Campuchia - Việt Nam tình trạng mất cân đối trong cán cân thương mại hai nước đó là Campuchia luôn nhập siêu (Biểu đồ 3.1). Mặc dù kim ngạch thương mại hai nước có suy giảm trong năm 1998, nhưng sự suy giảm đó có khả năng xuất phát từ nguyên nhân khách quan chứ không phải xuất phát từ tiềm năng thương mại hai nước. Do đó, khả năng sự giảm sút này cũng chấm dứt khi khi cuộc khủng hoảng tài chính châu á kết thúc.
Như vậy, kể từ khi hai nước ký Hiệp định thương mại quan hệ thương mại hai chiều giữa Campuchia - Việt Nam không ngừng phát triển. Đồng thời, giá trị thâm