Sự biến đổi nhanh chóng của tình hình thế giới.

Một phần của tài liệu QUAN HỆ CAMPUCHIA – VIỆT NAM 1985 - 2006 (Trang 32 - 34)

Vào đầu cuối thập niên 1980, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trên thế giới phát triển như vũ bão, tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt về kinh tế giữa các nước. Cùng với những tiến bộ vượt bậc của khoa học - công nghệ, xu thế toàn cầu hóa cũng phát triển mạnh mẽ; sự lưu chuyển của vốn, hàng hóa, dịch vụ và những nguồn lực, những yếu tố sản xuất qua biên giới quốc gia và mở rộng trên qui mô toàn cầu đạt mức cao chưa từng có. Song song với xu thế toàn cầu hóa, xu thế khu vực hóa và thiết lập các khu vực mậu dịch tự do đa phương và song phương ngày càng phát triển ... Bên cạnh những vấn đề toàn cầu đòi hỏi sự hợp tác của tất cả các quốc gia, toàn cầu hóa làm cho tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng, thúc đẩy xu thế hòa bình và hợp tác trong quan hệ quốc tế.

Những thay đổi nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, những biến đổi sâu sắc và phức tạp trong quan hệ quốc tế cuối thập niên 1980 đặt các quốc gia yêu cầu tập trung trước hết và chủ yếu vào phát triển kinh tế, xây dựng đất nước và ra sức giành cho mình vị thế thuận lợi nhất trong phân công lao động quốc tế. Chính vì vậy: “Cải cách và mở cửa đã xuất hiện như một trào lưu tại nhiều nước trên

thế giới. Để đẩy mạnh cải cách kinh tế và hiện đại hoá, một số nước tiến hành ở mức độ khác nhau quá trình dân chủ hoá và cải cách chính trị” [6, tr.320].

Ngay từ đầu thập niên 1980, tình hình thế giới và khu vực diễn biến ngày càng phức tạp: “Do chậm được phát hiện và khắc phục những nhược điểm sai lầm trong quá trình phát triển, hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội và buộc phải tiến hành cải tổ, cải cách và mở cửa” [21, tr.437]. Tuy nhiên, chính những sai lầm trong đường lối và cách làm đã đẩy các nước xã hội chủ nghĩa Đông âu và Liên Xô ngày càng lún sâu hơn vào trì trệ, khủng hoảng nghiêm trọng.

Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập quốc tế đã tạo ra những cơ hội cho quá trình phát triển, đồng thời cũng đặt ra những thách thức gay gắt đối với tất cả các nước, trước hết là các nước đang phát triển và chậm phát triển: có thể xói mòn chủ quyền quốc gia, đe dọa ổn định kinh tế - xã hội, làm phân hóa sâu sắc sự chênh lệch giàu nghèo.

Mối quan hệ quốc tế có nhiều thay đổi làm cho tình hình thế giới cũng biến đổi theo. Các nước lớn đi vào điều chỉnh chiến lược, chú trọng phát triển nội lực, tăng cường cạnh tranh và chạy đua kinh tế; giảm chạy đua vũ trang. Vấn đề an ninh quốc gia không còn đơn thuần là do sức mạnh quân sự quyết định, mà là sức mạnh tổng hợp của cả quân sự, kinh tế và vị thế của quốc gia đó trên thế giới. Trong đó sức mạnh kinh tế đóng vai trò hết sức quan trọng. Quan hệ quốc tế chuyển từ tình trạng căng thẳng, đối đầu sang cục diện hòa hoãn; xu thế đấu tranh và hợp tác trong cùng tồn tại hòa bình giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau cùng phát triển. Các nước tăng cường đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Những thay đổi to lớn và cơ bản trong đời sống chính trị, kinh tế quốc tế đã dẫn tới tập hợp lực lượng mới trên thế giới. Đặc biệt, cục diện chính trị thế giới thay đổi nhanh chóng, phức tạp, diễn ra một bước ngoặc cơ bản. Các nước lớn điều chỉnh chiến lược mạnh mẽ, đẩy mạnh hoà hoãn và cải thiện quan hệ với nhau. Từ năm 1978 đã hình thành: “Liên minh Trung - Mỹ - Nhật chống Liên Xô” [61, tr.71]. Năm 1979, trong thời gian thăm Hoa kỳ Đặng Tiểu Bình đã lập lại lời kêu gọi thành lập mặt trận quốc tế bao gồm Trung Quốc, Hoa kỳ, Nhật và Tây Âu để “chế ngự Liên Xô” [31, tr.349]. Nhưng đến năm 1989, Liên

Xô và Hoa Kỳ chấm dứt chiến tranh lạnh; Liên Xô và Trung Quốc bình thường hoá quan hệ hoàn toàn. Cũng từ năm 1989, các thiết chế xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu lần lượt sụp đổ.

Đặc biệt là khu vực Châu á - Thái Bình Dương là khu vực tập trung nhiều lợi ích của các nước lớn như: Mỹ, Trung Quốc, Nga, EU, ấn Độ. Nơi đây cũng tập trung nhiều điểm nóng: Bán đảo Triều Tiên, Đài Loan, Biển Đông và đặc biệt là tình hình Campuchia, nhiều mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ do hậu quả của chiến tranh lạnh để lại chưa được giải quyết, vẫn đang tiềm ẩn tình trạng mất ổn định.

Một phần của tài liệu QUAN HỆ CAMPUCHIA – VIỆT NAM 1985 - 2006 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)