Đẩy mạnh hợp tác trên lĩnh vực năng lượn g điện.

Một phần của tài liệu QUAN HỆ CAMPUCHIA – VIỆT NAM 1985 - 2006 (Trang 94 - 99)

Campuchia không có nền công nghiệp nặng và điện khí hóa chưa đến được khắp toàn quốc, điện chỉ tập trung ở các đô thị, hầu hết dân nông dân nông thôn phải thắp dền dầu. ở đô thị, việc sử dụng điện cũng phải thật tiết kiệm vì chủ yếu là nhiệt điện. Giá diện ở Campuchia cao gấp 4 lần giá điện ở Việt Nam. Hợp tác trong ngành Công nghiệp giữa Campuchia và Việt Nam mới chỉ ở mức khiêm tốn và chủ yếu trong lĩnh vực năng lượng điện. Hiện nay, công nghiệp điện của Campuchia có quy mô nhỏ bé: Tổng công suất nguồn điện 200MW và sản lượng là 1 tỷ kWh, bình quân đầu người là 55 kWh/năm. Các nguồn điện tập trung chủ yếu ở thủ đô Phnôm Pênh. Tỷ lệ điện khí hoá rất thấp, khoảng 17% (ở nông thôn chỉ 13%). Nhằm giúp Campuchia giải quyết tình hình thiếu điện trầm trọng, đặc biệt là vùng nông thôn, Chính phủ Việt Nam đã ký với Chính phủ Campuchia Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực năng lượng - điện.

Hiệp định hợp tác năng lượng - điện giữa hai nước ký ngày 10 tháng 6 năm 2000, Tổng công ty Điện lực Việt Nam đã làm việc với Bộ Năng lượng, Mỏ, Công nghiệp Campuchia và Tổng công ty Điện lực Campuchia về mua bán điện.

Hiệp định thương mại về điện đã được ngành điện hai bên ký ngày 03 tháng 7 năm 2000. Nhằm giúp Campuchia giải quyết một phần cơ bản tình trạng thiếu điện,

Việt Nam đã ký bản ghi nhớ với Campuchia về dự án xây dựng đường dây tải điện cao áp 220 kV từ Thốt Nốt - Châu Đốc - Tịnh Biên đến Phnôm Pênh cấp điện cho Phnôm Pênh. Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) và Tổng Công ty Điện lực Campuchia (EDC) đã ký hợp đồng về việc Việt Nam bán điện cho thủ đô Phnôm Pênh theo tiến độ và khối lượng như sau: năm 2003 - 80MW, năm 2006 - 200MW. Các hạng mục công trình trên lãnh thổ Việt Nam là thuộc trách nhiệm xây dựng của phía Việt Nam gồm đường dây dài 90 km, trạm biến áp 220 kV Châu Đốc và mở rộng trạm biến áp 220 kV Thốt Nốt.

Theo kế hoạch, phía Việt Nam hoàn thành phần cuối cùng của đường dây vào cuối năm 2005 và Trạm biến áp Châu Đốc vào quí I năm 2006, nhưng đến đầu năm 2006 kế hoạch này đã không được tiếp tục triển khai vì phía Campuchia không thực hiện được tiến độ đã định. Tuy nhiên, gần đây, phía Campuchia mới thu xếp được vốn vay của Ngân hàng phát triển Châu á, tháng 3 năm 2006 mới đấu thầu và mua sắm thiết bị và hoàn thành các công trình vào quí IV/2007, nên hai bên đã thoả thuận lùi thời gian và khối lượng mua bán điện vào năm 2007 hoặc 2008 - 80MW và đầu năm 2009 - 200MW

Trên cơ sở này, Hợp đồng mua bán điện trung thế cung cấp cho 10 điểm dọc biên giới Campuchia - Việt Nam giáp với tỉnh An Giang, Tây Ninh, Long An cũng đã được thực hiện. Để có thể bán điện cho Campuchia, phía Việt Nam giúp giải quyết những khó khăn như xây dựng đường dây tải điện, trạm biến thế.

Trong những năm gần đây, Tổng công ty Điện lực Việt Nam, Công ty Điện lực 2 và một số địa phương của Việt Nam đã tiến hành bán điện cho một số địa điểm trên biên giới hai nước. Năm 2002, Việt Nam đã bán 2,784 triệu kWh, trị giá gần 200 ngàn USD, đến năm 2004 đã tăng lên 12,043 triệu kWh, trị giá hơn 800 ngàn USD. Tổng cộng từ khi bắt đầu bán điện vào tháng 2/2002 đến cuối tháng 11/2005, Việt Nam đã bán 45,162 triệu kWh, trị giá hơn 3,1 triệu USD. Sáu địa điểm đã được lựa chọn đưa vào thực hiện mua bán điện là: Tỉnh Tây Ninh có 3 địa điểm (Xa Mát, công suất 2 MW; Vạc Sa, công suất 3MW; Mộc Bài, công suất 4MW); Tỉnh Kiên Giang (Xà Xia); Tỉnh An Giang (Khánh Bình); Tỉnh Bình Phước (Hoa Lư).

Theo kế hoạch đã lập những năm trước đây, Việt Nam dự kiến bán điện cho Campuchia tại 13 địa điểm trên biên giới Campuchia tiếp giáp với Việt Nam, với điều kiện mỗi nước chịu trách nhiệm xây dựng đường dây trên lãnh thổ của mình. Hiện nay, trong số 13 địa điểm nêu trên, Việt Nam đã bán điện tại 6 địa điểm cho Campuchia, 3 địa điểm khác đã được đưa vào ký kết thỏa thuận mua bán điện và Tổng công ty Điện lực Việt Nam đã xây xong đường dây chờ bán điện tại Tỉnh Long An 2 điểm (tại Bình Hiệp); Tỉnh An Giang 1 điểm (tại Tịnh Biên); 4 địa điểm còn lại đã được hai bên ký kết thỏa thuận mua bán điện. Đối với các đường dây qua 4 địa điểm này, phía Campuchia chủ trương áp dụng hình thức tự do đầu tư xây dựng và kinh doanh. Các nhà đầu tư có thể là các cá nhân, tổ chức kinh tế của Campuchia hoặc của nước ngoài như Thái Lan và Việt Nam. Do vậy, trước mắt, kế hoạch đưa 4 địa điểm cuối cùng vào ký kết thỏa thuận mua bán cũng như xây dựng đường dây tải điện chưa thể thực hiện được vì phía Campuchia chưa xác định được đối tác có tư cách pháp nhân để ký kết thỏa thuận mua bán điện với Việt Nam.

Dự án xây dựng đường dây tải điện 110 kV Tây Ninh - Kampong Chàm cấp điện cho Khu công nghiệp Kampong Chàm cũng đã được hai bên bàn bạc: Phía Campuchia đề nghị cấp điện cho Khu công nghiệp nêu trên vào giữa Năm 2008 với công suất 16 MW, lượng điện 50 triệu kWh và sẽ tăng dần từng năm. Tổng công ty Điện lực Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu dự án và đang trao đổi với phía Campuchia về các nội dung cụ thể của dự án đồng thời đang thực hiện việc thành lập Tổ công tác để triển khai dự án.

Một trong nội dung quan trọng là dự án hợp tác liên quan đến sông Sê San: Từ sau sự cố xả nước Yali gây tổn thất về người và của cho Campuchia, phía Campuchia đã nhiều lần phản đối việc xây dựng các nhà máy thủy điện của Việt Nam, tập trung chủ yếu vào các vấn đề: dòng chảy thất thường (do lưu lượng xả nước thay đổi theo công suất cao/thấp điểm của nhà máy) và chất lượng nước sông bị suy giảm, làm ảnh hưởng đến môi trường, thu nhập, sinh hoạt của người dân hạ lưu.

Các kiến nghị của bạn đã đuợc Tổng công ty Điện lực Việt Nam, ban lãnh đạo các nhà máy thuỷ điện quan tâm giải quyết. Việc xây dựng hồ điều hòa sau Sê San 4 cũng đang được triển khai, giúp điều hòa lưu lượng xuống hạ lưu. Hồ điều hòa này sẽ

được xây dựng song song với công trình Sê San 4 với tiến độ như sau: khởi công vào tháng 6 năm 2005; bắt đầu điều tiết một phần cho hạ lưu vào tháng 12 năm 2006; hoàn thành công trình vào năm 2007.

Dự án do Việt Nam giúp Campuchia bao gồm phần xây dựng mô hình thủy động lực học và đánh giá tác động môi trường dòng chảy hạ lưu sông Sê San. Đơn vị thực hiện trực tiếp của phía Việt Nam là Công ty Tư vấn Thiết kế Xây dựng điện 1 đã hoàn thành đề cương “Nghiên cứu mô hình thủy động lực học sông Sê San và đánh giá tác động môi trường hạ lưu sông Sê San”.

Về việc nghiên cứu thủy động học, Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 ký hợp đồng với Bộ Nguồn nước và Khí tượng thủy văn Campuchia, phối hợp với chuyên gia của Công ty Tư vấn Danish Hydro Institute (DHI, Đan Mạch) đã hoàn thành khảo sát thực địa, lập dự thảo báo cáo về mô hình thủy động lực học. DHI đã tổ chức đào tạo và chuyển giao phần mềm Mike 11 cho cán bộ Campuchia và Việt Nam trong tháng 10 năm 2005. Báo cáo chính thức được hoàn thành trong tháng 3 năm 2006.

Về nghiên cứu đánh giá tác động môi trường, phía Campuchia và Việt Nam cũng đã phối hợp với chuyên gia Công ty Tư vấn Statkraft-Groner (Na Uy) hoàn thành khảo sát thực địa. Tháng 01 năm 2006, Công ty tư vấn nộp báo cáo khởi đầu để hai phía Campuchia và Việt Nam đóng góp ý kiến và tháng 3 năm 2006 đã hoàn thành báo cáo cuối cùng. Toàn bộ chi phí cho công việc hợp tác này do phía Việt Nam chi trả. Việt Nam còn giúp lập Dự án quy hoạch thủy điện hạ lưu sông Sê San trên lãnh thổ Campuchia: Việt Nam tài trợ và thực hiện giúp Campuchia quy hoạch phát triển thủy điện hạ lưu sông Sê San. Theo thoả thuận hai bên, việc quy hoạch nêu trên chỉ xem xét đến phát triển các nhà máy phát điện có công suất từ 30 MW trở lên. Nghiên cứu quy hoạch toàn diện thủy điện ở hạ lưu sông Sê San trên đất Campuchia đang được Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 phối hợp với đầu mối phía Campuchia là Phòng Thủy điện (thuộc Cục Điện lực, Bộ Công nghiệp - Năng lượng - Mỏ) triển khai thực hiện.

Về việc nghiên cứu hợp tác cùng đầu tư các nhà máy thủy điện ở hạ lưu sông Sê San và Srêpốk trên đất Campuchia: Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công nghiệp, Tổng công ty Điện lực Việt Nam đang giúp Campuchia lập quy hoạch phát triển thủy điện

trên sông Sê San. Mặc dù nghiên cứu này đang trong giai đoạn hoàn thành, nhưng trên cơ sở các kết quả đã đạt được, Tổng công ty Điện lực Việt Nam dự kiến sẽ sớm cử đoàn công tác sang Campuchia để thảo luận khả năng hợp tác cùng đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện trên sông Sê San và Srê Pôks trên đất Campuchia giáp với biên giới Việt Nam, tạo điều kiện giải quyết ổn thỏa các vấn đề mà Campuchia nêu ra đối với việc xây dựng các công trình thủy điện trên sông Sê San và Srê Pôks ở Việt Nam.

Ngoài ra, để kịp thời giải quyết các vấn đề có liên quan, Tổ Công tác điều tiết nước sông Sê San và Srê Pôk đã được thành lập, Bộ Công nghiệp đã chủ trì với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành liên quan như: ủy ban sông Mêkông Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, các Bộ: Tài nguyên Môi trường, Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND các tỉnh: Gia Lai, Đăk Lăk. Tổ Công tác có chức năng phối hợp với phía Campuchia mà đầu mối là ủy ban Điều tiết nước sông Sê San (nay chuyển sang ủy ban Campuchia về các vấn đề Kênh - Đập dọc biên giới với Lào và Việt Nam), nhằm giải quyết các vấn đề tác động do thủy điện của Việt Nam trên 2 sông Sê San và Srê Pôk đối với hạ lưu Campuchia, thúc đẩy hợp tác với Campuchia trong nghiên cứu phát triển dự án thủy điện ở hạ lưu Sê San trên đất Campuchia.

Để tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai nước trong đó có hợp tác ở lĩnh vực năng lượng - điện có hiệu quả, ngày 6 và 7 tháng 3 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải và Đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam đã thăm hữu nghị chính thức Vương quốc Campuchia. Trong thời gian này, Thủ tướng hai nước đã tham dự và trao đổi với các doanh nghiệp, đã tạo niềm tin và khích lệ các doanh nghiệp tiếp tục tìm những cơ hội, những lĩnh vực hợp tác làm ăn mới, ký kết được những thỏa thuận hợp tác, thương mại,... góp phần làm sôi động thêm quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước. Các doanh nghiệp lớn trong ngành Công nghiệp Việt Nam như Dầu khí, Điện lực, Dệt May, Hoá chất... đã cử lãnh đạo tham gia đoàn doanh nghiệp. Trong thời gian ở Campuchia, doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam đã ký được hợp đồng cung cấp máy biến thế và thiết bị điện cho Cty Điện của Campuchia.

Theo kế hoạch, sau năm 2017, Việt Nam sẽ trở thành nước nhập khẩu năng lượng, trong đó có việc nhập khẩu điện năng từ Campuchia. Dự báo, nhu cầu điện của Campuchia vào năm 2015 khoảng 750MW, chủ yếu vẫn là nguồn điện chạy dầu phục vụ cho thành phố, nhưng Campuchia có nhiều tiềm năng thủy điện, hơn 10.000 MW, lại tập trung ở vùng đông bắc, gần biên giới Việt Nam, thuận lợi cho việc xây dựng đường dây tải điện về Việt Nam. Để khai thác nguồn năng lượng quý giá này, góp phần phát triển kinh tế của hai nước, Bộ Công nghiệp Việt Nam và Bộ Công nghiệp, Mỏ và Năng lượng Campuchia, các tổng công ty điện lực của hai nước đã triển khai hợp tác nghiên cứu đầu tư xây dựng thủy điện trên đất Campuchia và bán điện cho Việt Nam trong tương lai.

Như vậy, hai nước có nhu cầu sử dụng năng lượng điện rất lớn, trước mắt Việt Nam có thể giúp Campuchia có nguồn năng lượng điện để phục vụ cho công nghiệp và sinh hoạt của người dân Campuchia. Việt Nam hợp tác giúp Campuchia xây dựng các nhà máy thủy điện để đáp ứng nguồn điện sử dụng trong nước, trong tương lai Việt Nam phải nhập khẩu điện từ Campuchia khi các nhà máy điện được khánh thành.

Một phần của tài liệu QUAN HỆ CAMPUCHIA – VIỆT NAM 1985 - 2006 (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)