Tây Nguyên của Việt Nam là địa bàn chiến lược quan trọng của cả nước cả về kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh, có lợi thế để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp sản xuất hàng hóa lớn kết hợp với công nghiệp chế biến, phát triển công nghiệp năng lượng và công nghiệp khai thác khoán sản...và đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên có biên giới giáp với Campuchia.
Trong những năm gần đây, việc một số đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên vượt biên trái phép sang Campuchia xuất phát từ ý đồ nham hiểm của một số thế lực thù địch Việt Nam ở nước ngoài. Chúng kích động một số phần tử gây mất ổn định tại một vài địa phương ở Tây Nguyên, lôi kéo một số đồng bào vượt biên trái phép sang Campuchia hòng tạo nên một dòng người ra đi rồi thu xếp cho một số trong đó đi định cư ở nước thứ ba như chúng đã từng làm trước đây. Bằng cách đó, chúng vừa vu cáo Nhà nước Việt Nam đàn áp, vi phạm nhân quyền, vừa gây mất ổn định tình hình ở các địa phương, chúng còn đòi thành lập "Nhà nước Đê Ga".
Từ trước đến nay, chính phủ Việt Nam luôn quan tâm đến nơi có đồng bào dân tộc sinh sống trong đó có dân tộc sống ở Tây Nguyên. Đảng và Nhà nước Việt nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của bà con, sẵn sàng giúp đỡ các chi hội Tin lành tiến hành đại hội khi hội đủ các điều kiện phù hợp luật pháp và lợi ích chung của cộng đồng nhân dân các dân tộc ở Tây Nguyên, không chấp nhận cái gọi là "Tin lành Đê Ga", "Nhà nước Đê Ga".Bởi vì "Nhà nước Đê Ga" do một số phần tử Fulro dựng nên nhằm có dụng ý xấu, chia rẽ các dân tộc hòng thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình chống phá Việt Nam. Trước đây Khi tổ chức Fulro tan rã thì một số người trong tổ chức này chạy ra nước ngoài thực hiện những âm mưu đen tối: “tuyên truyền xúi giục người Tây Nguyên làm việc xấu” [23, tr.8]. Họ dựa vào sự cởi mở của đạo
Tin Lành để thành lập một nhánh mới gọi là "Tin lành Đê Ga"có văn phòng tận nước Mỹ để chỉ đạo, truyền bá "Tin lành Đê Ga"về Tây Nguyên. Đây không phải là đạo Tin lành chính thống, được nhà nước ta công nhận hoạt đọng hợp pháp. Theo đó, họ còn đi xa hơn và cũng buồn cười hơn là xúi giục người Tây Nguyên ở trong nước đòi thành lập cái gọi là “Nhà nước Đê Ga tự trị” điều đó làm cho Tây Nguyên thời gian gần đây có một số nơi mất ổn định. Bắt đầu từ sau năm 1975, đã có một nhóm người thượng vượt biên trái phép sang Campuchia hoạt động chống phá chính phủ Việt Nam. Nhóm này được làm thủ tục vào Mỹ với tư cách là người tị nạn và được định cư ở Bắc Carolina vào tháng 01 năm 1986. Tám năm sau, vào tháng 02 năm 1992 một nhóm người thượng khác thuộc phong trào kháng chiến đước các lực lượng gìn giứ hòa bình Liên Hiệp Quốc phát hiện thấy ở Đông bắc Campuchia. Do lo ngại về an ninh ở Campuchia lúc đó, nhóm này đã làm thủ tục nhanh chóng và được chuyển sang Mỹ và cũng được định cư ở Bắc Carolina. Đến cuối những năm 1980 có 1.600 người Thượng được phép tị nạn ở Mỹ là được làm thủ tục theo chương trình tị nạn trong nước gọi là “Chương trình ra đi có trật tự” [51, tr.2].
Đến đầu năm 2001, một số người dân tộc ở Tây Nguyên vượt biên trái phép sang Campuchia do bị kích động, sau đó phía Campuchia tuyên bố có thể sẽ đồng ý cho phép 24 người Việt Nam hiện đang bị bắt tại Campuchia được định cư tại Hoa Kỳ.
Ngày 5 tháng 4 năm 2001, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Phan Thúy Thanh đã khẳng định: “Công dân Việt Nam sinh sống trong khu vực Tây Nguyên đã vượt biên trái phép sang Campuchia do bị kích động. Họ đã vi phạm các quy định về xuất nhập cảnh của Việt Nam. Họ hoàn toàn không phải là những người tị nạn chính trị” [82, tr.1]. Trên cơ sở những thỏa thuận đã được ký kết giữa hai nước về xuất nhập cảnh, trên tinh thần hợp tác cùng nhau giữ gìn biên giới hai nước ổn định vì lợi ích của nhân dân hai nước và trên cơ sở quan hệ hữu nghị hợp tác láng giềng tốt đẹp giữa hai nước, Chính phủ Việt Nam đã đề nghị Chính phủ Campuchia trao lại ngay 24 người trên cho phía Việt Nam để không tạo thành tiền lệ khuyến khích người vượt biên trái phép sang Campuchia để đi định cư ở nước thứ ba.
Những người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vượt biên trái phép sang Campuchia do trình độ dân trí còn thấp, bị lừa gạt, xúi giục, họ đã nhẹ dạ ra đi theo một số kẻ cố ý lợi dụng họ. Một số người đã trốn về; còn lại, theo UNHCR kiểm chứng và cho biết, phần lớn trong số họ có nguyện vọng được trở về. Tỉnh Gia Lai nói riêng và Nhà nước Việt Nam nói chung coi đồng bào dân tộc thiểu số là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Việt Nam hết sức quan tâm cuộc sống cực nhọc, khó khăn của họ trên đất Campuchia, sẵn sàng tạo mọi điều kiện cho những người lầm lạc trở về sum họp với người thân, gia đình, học tập, sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no.
Tiếp theo, thực hiện tinh thần thỏa thuận ba bên, ngày 21tháng 01 năm 2002 giữa Việt Nam, Campuchia, UNHCR, Chính phủ Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các quan chức UNHCR thăm, làm việc với các nhà chức trách, gặp và nói chuyện trực tiếp với các gia đình có người thân vượt biên trái phép ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum theo yêu cầu của UNHCR. Các quan chức UNHCR đã thừa nhận thực tế cuộc sống của các gia đình đó, chính quyền địa phương bảo đảm mọi điều kiện cần thiết cho người trở về hòa nhập cộng đồng trong an toàn và tôn trọng nhân phẩm. UNHCR đã có sự hợp tác tốt với Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề nhân đạo, hai phía Campuchia và Việt Nam mong tổ chức quốc tế lớn này thể hiện tính độc lập hơn nữa trong việc thực thi vai trò của mình.
Theo thoả thuận ba bên được ký kết về việc hồi hương những người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã vượt biên trái phép sang Campuchia là cố gắng của cả ba bên Campuchia, Việt Nam và UNHCR. Việc các quan chức UNHCR đi thăm các gia đình là nhằm mục đích thuyết phục thân nhân của họ đang ở Campuchia hồi hương. Vì thế, đối với những gia đình có người đã nộp đơn xin được hồi hương thì việc đi thăm của UNHCR là không cần thiết. Mặc dù vậy, trong thời gian qua, sau khi được UNHCR thông báo có những người mong muốn hồi hương, Việt Nam vẫn bày tỏ thiện chí và đã giải quyết cho UNHCR đi thăm những gia đình ở Tây Nguyên theo đề nghị của UNHCR. Nhưng sau khi đi thăm, thay vì đưa 104 người trở về UNHCR chỉ cho 15 người trở về. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn tiếp nhận một cách chu đáo 15 người này. Cần phải nói rõ rằng những người ra đi là những người vượt biên trái phép do bị
lừa gạt và kích động. Họ không phải là những người tị nạn: “Chính phủ Việt Nam đã rất nhân đạo, không những thực hiện đúng cam kết của mình trong thoả thuận ba bên là không phân biệt đối xử, không trừng phạt người trở về vì những lý do liên quan đến việc ra đi của họ mà còn quyết định khoan hồng, tuyên bố họ sẽ không bị truy tố, không bị trừng phạt hoặc phân biệt đối xử về những hành vi trong quá khứ của họ, hơn nữa còn tạo điều kiện giúp đỡ họ ổn định cuộc sống” [83, tr.1].
Là một bên ký kết của thoả thuận ba bên nhưng rất tiếc cho đến nay UNHCR đã không nghiêm túc thực hiện thoả thuận, không tổ chức cho những người vượt biên trái phép được trở về mặc dù đa số họ đều mong muốn được hồi hương. Những người sống trong các lán trại tạm ở Campuchia hiện đang ở trong tình trạng hết sức khổ cực, thiếu thốn, ốm đau, bệnh tật và có người đã chết. Điều đáng lo ngại là có những bằng chứng cho thấy rằng một vài quan chức trong trại có dính líu đến việc đưa người vượt biên trái phép sang Campuchia, cũng như ngăn cản, đe doạ những người muốn trở về. Điều này hoàn toàn trái với tôn chỉ và mục đích nhân đạo của UNHCR.
Vào tháng 01 năm 2002, bằng việc đơn phương tuyên bố ngưng việc hồi hương, UNHCR đã làm cho tình hình trở nên nghiêm trọng hơn. Ngày 24 tháng 3 năm 2002 UNHCR lại tuyên bố rút ra khỏi thoả thuận ba bên. Chính phủ Việt Nam một lần nữa đã nhắc lại: “Việt Nam luôn coi thoả thuận ba bên là một khuôn khổ pháp lý cho một giải pháp thoả đáng về vấn đề hồi hương những người dân tộc thiểu số tại Campuchia ... UNHCR cần phải tôn trọng những cam kết của mình, cùng hợp tác với Việt Nam và Campuchia tìm ra một giải pháp hợp lý thúc đẩy việc thực hiện thoả thuận” [83, tr.1].
Sau khi UNHCR tuyên bố rút ra khỏi thoả thuận ba bên, Bộ Nội vụ Campuchia gửi cho Văn phòng đại diện UNHCR tại Campuchia bản Tóm lược những hoạt động bất hợp pháp UNHCR tại Campuchia trong thời gian gần đây, trong đó tố cáo UNHCR: “Tổ chức, xúi giục, di chuyển và tiếp nhận trái phép những người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên (Việt Nam) vào thành phố Phnôm Pênh và coi đó là hành động vi phạm chủ quyền quốc gia” [86, tr.1].
Bản tóm lược những hoạt động bất hợp pháp của UNHCR tại Campuchia của Bộ Nội vụ đã được gửi đến đại diện UNHCR cùng với tuyên bố của Bộ Ngoại giao Campuchia gọi những hành động của nhân viên UNHCR là sự “lộng quyền” khi tự cho mình quyền di chuyển và tiếp nhận người nước ngoài mà không được sự đồng ý của Chính phủ Campuchia. Bộ Nội vụ Campuchia tố cáo, sau khi đóng cửa hai trại tị nạn do UNHCR lập nên ở hai tỉnh biên giới của Campuchia - Việt Nam. Tháng 4 năm 2002, UNHCR vẫn tiếp tục thuê một số tổ chức phi chính phủ ở các tỉnh biên giới trên tiến hành những hoạt động nhằm lôi kéo và sau đó tập trung trái phép những người thiểu số Việt Nam ở vùng Tây Nguyên xâm nhập Campuchia bất hợp pháp. Bộ Nội vụ Campuchia chỉ rõ: “Trong hai năm qua, đã có 46 người được cơ quan UNHCR ở Campuchia đưa về Phnôm Pênh bằng những thủ đoạn này. Tất cả những người này, sau khi đến Phnôm Pênh, đã được UNHCR cấp thẻ và quy chế của người tị nạn vì lý do chính trị.” [86, tr.1].
Những hoạt động của UNHCR đã kích động người dân đang sinh sống yên ổn ở Tây Nguyên vượt biên trái phép sang Campuchia, gây mất ổn định ở biên giới giữa Campuchia và Việt Nam và vi phạm chủ quyền của Campuchia. Những người vượt biên sang Campuchia chỉ là những người vượt biên trái phép, hoàn toàn không phải là những người tỵ nạn chính trị. Việc làm của UNHCR là sai trái, phục vụ cho mưu đồ của một số kẻ thù địch với Việt Nam Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng nói:
“Mặc dù đã nhiều lần được các cơ quan hữu quan của Việt Nam nhắc nhở và phê
phán ... UNHCR tiếp tục có nhiều hoạt động sai trái nhằm lôi kéo những người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên vượt biên trái phép sang Campuchia, thậm chí còn xem xét trao quy chế tị nạn chính trị cho những người này” [87, tr.1].
Trước tình hình đó, Việt Nam hoàn toàn ủng hộ tuyên bố mới đây của Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Campuchia Hunxen về cách thức giải quyết vấn đề người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên vượt biên trái phép sang Campuchia bởi vì hai nước đã đồng ý thỏa thuận ba bên. Theo đó, đối với những người dân tộc thiểu số Việt Nam vượt biên trái phép sang Campuchia, Campuchia sẽ phỏng vấn. Ai tự nguyện muốn về Việt Nam sẽ giải quyết cho về. Ai có nguyện vọng đi nước thứ ba và được nước thứ ba chấp nhận thì sẽ cho đi nước thứ ba. Nếu trong vòng một tháng
không được nước thứ ba chấp nhận thì buộc phải đưa về Việt Nam. Thủ tướng Hunxen cũng khẳng định không cho phép biến lãnh thổ Campuchia thành trại tỵ nạn. Ông Lê Dũng nhấn mạnh: “Đối với những người dân tộc thiểu số vượt biên trái phép sang Campuchia tự nguyện hồi hương, Chính phủ Việt Nam không truy tố, trừng phạt hoặc phân biệt đối xử về những hành vi trong quá khứ của họ. Những người tự nguyện hồi hương sẽ được tạo điều kiện để sớm ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng” [87, tr.1].
Một sự việc quấy rối tiếp tục xảy ra vào sáng 10 tháng 4 năm 2004, khoảng hàng ngàn đồng bào người dân tộc thiểu số gồm người già, thanh niên và trẻ em nam nữ thuộc các thôn của 39 xã của 17 huyện tại các tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai và Đăk Nông đã dùng hơn 350 máy cày, máy kéo và hàng trăm xe máy, mang theo hung khí, gậy gộc và đá... kéo đến các địa điểm trung tâm của các địa phương nói trên để thực hiện cuộc gây rối với quy mô lớn. Tại Đắk Lắk, những người đi gây rối chuẩn bị các thức ăn, nước uống trên xe, từ 30 thôn của các huyện Chư M'Ga, Krông Ana và thành phố Buôn Mê Thuột, chia làm 4 hướng tiến về trung tâm thành phố, chứng tỏ cuộc đi gây rối có tổ chức khá chặt chẽ. Tại Gia Lai, những người đi gây rối tập trung vào các công sở của các xã và huyện... Dọc đường đi và tại điểm đến, những phần tử quá khích trong những người đi gây rối đã vào các chợ, trường học và nhà dân đập phá và cướp bóc lương thực thực phẩm, xô xát với dân chúng trong vùng và tấn công người thi hành công vụ. Việc xô xát giữa những người đi gây rối với dân chúng bị gây rối cũng đã làm cho một số người bị thương tích, trong đó có 2 người chết. Trong 2 người chết, một người do chính những người gây rối ném đá chết, một người thì do máy cày của những người đi gây rối đè chết.
Những người gây rối đã tạo ra tình hình hết sức căng thẳng, đe dọa cuộc sống bình yên và gây ảnh hưởng xấu đến công cuộc làm ăn của dân lành. Trước tình hình đó, lãnh đạo chính quyền địa phương đã cử cán bộ đến các điểm nóng để lắng nghe ý kiến và kiên trì giải thích nhằm ổn định trật tự. Các lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cũng đã có nhiều nỗ lực nhằm ổn định tình hình và kiên trì kiềm chế trong việc ngăn chặn những hành vi quá khích của những người gây rối.
Ngay đêm đó, đài BBC cho biết: “Quỹ Người Thượng đứng ra nhận đã huy động các cuộc gây rối ở Tây Nguyên. Vẫn là những gây rối từng diễn ra ở Tây Nguyên hồi năm 2001 và người cầm đầu những vụ lộn xộn này vẫn là Ksor Kok, thủ lĩnh của Quỹ Người Thượng ...” [88, tr.1]. Còn theo lời kể của người dân Tây Nguyên sau vụ rối loạn vừa qua, tất thảy đều cho rằng: “Họ đã bị một số người đến tận nhà lừa và kích động nổi loạn” [88, tr.1]. Bây giờ họ mới nhận ra chẳng có máy bay nào của Liên Hiệp Quốc đến đón họ sang Mỹ để hưởng một cuộc sống sung túc như lời hứa. Tuy nhiên, vẫn còn có một nhóm người dân Tây Nguyên tiếp tục vượt biên trái phép sang Campuchia làm mất tình an ninh biên giới Campuchia - Việt Nam.
Để góp phần nhanh chóng ổn định tình hình biên giới Campuchia - Việt Nam, nhất là cho những người dân Tây Nguyên sớm tập trung vào sản xuất, sau hai ngày làm việc 24 và 25 tháng 01 năm 2005 tại Hà Nội gồm ba bên: Campuchia, Việt Nam