Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ thay thế cho một phát ngôn

Một phần của tài liệu Luận văn: CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT docx (Trang 78 - 80)

- Ngồi thụp xuống, ngước mắt lên

2.5.1.Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ thay thế cho một phát ngôn

Trong hoạt động giao tiếp, nhiều khi vì lí do nào đó (không tiện dùng lời hoặc dùng lời kém hiệu quả hơn) các nhân vật trong tác phẩm đƣợc khảo sát đã dùng PTGTPNN thay cho việc dùng một phát ngôn để diễn đạt nội dung giao tiếp. Khi đó, PTGTPNN có chức năng thay thế cho một phát ngôn (chức năng thay lời).

VD20: “... phóng viên nói xong thì nghiêng đầu cúi chào một cách ranh mãnh, rồi quay gót định cáo lui. Ông huyện đập cái thước kẻ lên bàn giấy đánh chát một cái, làm cho thiếu niên lại quay lại. Ông huyện đỏ mặt nói:

- Anh muốn gây sự với quan trƣờng đấy phải không?” [33,tr.265].

Hành động đập cái thước kẻ lên bàn giấy có giá trị tƣơng đƣơng với phát ngôn “Anh kia quay lại!” nhƣng có tính hiệu lực cao hơn phát ngôn ở hoàn cảnh này. Nó khiến ngƣời phóng viên đã “quay gót định cáo lui” phải lập tức “lại quay trở lại” tiếp tục cuộc giao tiếp.

VD21: “Nghị Hách nói xong nhìn Thị Tín một cái mà lắc đầu. Cô ả này ra khỏi gian phòng khép cửa lại” [33,tr.277].

Chào hỏi Long xong, nghị Hách ra hiệu cho cô nàng hầu bằng cử chỉ nhìn

lắc đầu. Cử chỉ này tƣơng đƣơng với phát ngôn “Cô hãy đi ra ngoài”. Dùng

PTGTPNN trong tình huống giao tiếp này, nghị Hách vừa đảm bảo đƣợc sự tế nhị trƣớc mặt khách, vừa bộc lộ đƣơc uy quyền của mình trƣớc nàng hầu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 76

VD22: “Đông bƣng chén trà đặt trƣớc mặt ông Bằng: - Ba có đi chơi chợ hoa không, ba?

Ông Bằng lắc đầu:

- Mấy hôm nay ba có hứng thú làm việc. Vào tuổi ba, tạo đƣợc hứng thú khó lắm.” [29,tr.60]

Nếu không quan tâm đến PTGTPNN, ở tình huống hội thoại trên, ta thấy câu hỏi của Đông và lời đáp của ông Bằng dƣờng nhƣ chẳng ăn nhập gì với nhau. Đông hỏi “Ba có đi chơi chợ hoa không?”, lẽ ra ông Bằng phải trả lời “” hoặc

không”. Ở đây ông Bằng đã dùng cử chỉ lắc đầu thay cho phát ngôn hồi đáp là

“Ba không đi”, sau đó ông lí giải nguyên nhân của việc ông không đi chợ là vì mấy hôm nay đang có hứng thú làm việc.

VD23: “San chỉ cho Thứ thấy cái lỗ đục tít mãi ở trên đầu hồi, khẽ bảo: - Kể thì cũng đủ lối cho không khí ra vào.” [tr.159].

Hành động “chỉ cho Thứ thấy cái lỗ đục tít mãi ở trên đầu hồi” đã thay cho phát ngôn “Anh hãy trông cái lỗ trên kia”. Nếu không có cử chỉ này thì phát ngôn của San nói với Thứ thì sẽ không thể hiểu đƣợc.

VD24: Sau đây là một cuộc đối thoại tay ba hết sức thú vị giữa ba nhân vật Long, Mịch và Tú Anh trong tác phẩm “Giông tố” của Vũ Trọng Phụng, hoàn toàn bằng PTGTPNN. Tình huống truyện dẫn đến cuộc gặp giữa ba nhân vật là: Sau khi nghị Hách cƣới Mịch về làm vợ lẽ thì Long đã đôi khi lén đến thăm Mịch và hai ngƣời đã có quan hệ bất chính với nhau. Lần này Long đến, sau khi khéo léo sai đứa ở ra ngoài mà không nghi ngờ gì, Mịch để nguyên áo ngắn quần trong ngồi tiếp chuyện Long. Đƣơng lúc ấy thì Tú Anh đến bất chợt.

“... Trong lúc bối rối , Mịch chỉ biết đứng ngây mặt ra. Nhanh trí khôn hơn, Long lại ngồi xuống ghế ôm đầu ủ rủ, để chờ cho Tú Anh đã bƣớc vào phòng khách rồi mới ngước mắt thẫn thờ nhìn lên, làm nhƣ không hề có một chút cảm động.

Tú Anh, thấy quang cảnh nhƣ thế, cũng đứng ngây ra. Chàng phải dùng đến cặp mắt của một viên chánh mật thám để nhìn thẳng vào hai mắt Mịch để bắt trọn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 77

cái tinh thần khó hiểu ấy, Mịch tức thì mất hết cả can đảm, để lộ sự sợ hãi, tay run lên, mặt tái đi. Cái tinh thần của Mịch lúc ấy đã đủ tố cáo Mịch, đủ để Anh đoán nổi đến chín phần mƣời mọi sự rồi. Tú Anh so vai một cái, quay lại nhìn Long, thì Long đánh bài lảng bằng cách cứ cúi mặt xuống đất. Sau cùng, Tú Anh hỏi gắt Long bằng tiếng pháp:

- Ông? Ồ, ông Long ở đây?” [33,tr.428]

Bất chợt bị bắt gặp khi đang làm một việc không đàng hoàng, Mịch với bản tính đàn bà yếu đuối, nông cạn chỉ có những phản ứng sinh lí, bản năng nhƣ đứng

ngây mặt ra, chân tay run lên, mặt tái đi. Còn Long, bình tĩnh và nhanh trí hơn đã

khéo léo giấu cảm xúc và việc làm của mình bằng các phƣơng tiện phi ngôn ngữ. Tú Anh thấy trƣớc mắt những hình ảnh đáng ngờ nhƣng vì chƣa rõ sự thực nên

Một phần của tài liệu Luận văn: CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT docx (Trang 78 - 80)