Gật đầu lia lịa (động tác nhƣ gật gù nhƣng cử động mạnh hơn) VD19: “Xuân gật đầu lia lịa:

Một phần của tài liệu Luận văn: CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT docx (Trang 38 - 41)

VD19: “Xuân gật đầu lia lịa:

- Vâng ạ! Vâng ạ! Thế thì cổ lắm, chƣa đƣợc âu hóa mấy!” [34,tr.309].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 36

VD20: “Văn Minh gật đầu: - Phải đấy!” [34,tr.324].

- Vỗ tay

VD21: “Xuân Tóc Đỏ vỗ tay đôm đốp (…) - Đúng ghê! Đúng ghê! (…)” [34,tr.263].

- Cười

VD22: “- Hay! Hay! Bravo! - Bis! Bis! Một lần nữa

(…) Ngƣời ta vỗ tay hoặc cười lăn lộn” [tr.510].

Nhận xét

Khi gặp một ý kiến hay, một tƣ tƣởng đúng, một điều mình tâm đắc, ngƣời ta thƣờng có cảm xúc vui mừng, phấn khởi và hay tỏ sự tán đồng, tán thƣởng của mình. Có nhiều PTGTPNN là các yếu tố cơ thể vận động cơ thể dùng để phụ trợ với lời biểu thị ý nghĩa “tán đồng, tán thƣởng”. Phân tích các ngữ liệu trên có thể thấy, các lời nói bày tỏ sự tán đồng, tán thƣởng thƣờng đƣợc lặp lại (“Tài thật! Tài

thật!”, “Vâng ạ! Vâng ạ!”, “Đúng ghê! Đúng ghê!”, “Hay! Hay!”, … ), và tần số

lặp lại động tác biểu hiện ý nghĩa này cũng thƣờng lớn hơn một. Ví nhƣ gật đầu lia lịa (gật đầu nhiều lần, tốc độ lặp lại động tác nhanh), gật gù (gật nhẹ và nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình, tán thƣởng), vỗ tay (đập hai lòng bàn tay vào nhau cho phát thành tiếng, thƣờng liên tiếp, để tỏ ý hoan nghênh, tán thành). Khi niềm vui càng lớn, đến càng bất ngờ, mức độ tán đồng, tán thƣởng càng cao thì thành phần lặp lại của lời nói, tần số lặp lại và cƣờng độ của động tác đi kèm càng lớn.

Động tác vỗ đùi biểu thị sự tán thƣởng khi bất ngờ bắt gặp điều mình tâm đắc, mong muốn. Song cử chỉ này chỉ dùng đƣợc ở những hoàn cảnh giao tiếp phi nghi thức, mang tính thân mật, suồng sã.Tình huống giao tiếp ở ví dụ 17 dẫn ra ở trên là giao tiếp giữa nhân vật Hoàng với Độ và ngƣời vợ của anh trong một cuộc trò chuyện thân mật tại gia đình

PTGTPNN gật đầu, trong văn hóa nhiều nƣớc, đều đƣợc dùng để tỏ ý “phải” hoặc “đồng ý”. Phƣơng tiện này có thể dùng độc lập để biểu thị ý nghĩa này, cũng có thể dùng kèm với lời nói có nội dung ý nghĩa tƣơng tự. (Tác giả Phi Tuyết Hinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 37

gọi đây là chức năng lặp lại thông tin của PTGTPNN). Ở ví dụ 20, lời nói kèm theo của bà Văn Minh là “Phải đấy!”

Động tác gật gù không chỉ biểu hiện sự tán đồng, tán thƣởng, nó còn biểu hiện rằng ngƣời nghe đang ngẫm nghĩ, tâm đắc và “nhâm nhi” điều mình vừa đƣợc nghe thấy, do đó nó cũng khích lệ ngƣời nói tiếp tục trình bày vấn đề. PTGTPNN đƣợc ông Bằng sử dụng trong ví dụ 18 không chỉ có ý nghĩa tán thƣởng việc làm của Lí, mà đối với nhân vật Lí, nó còn có ý nghĩa động viên, khích lệ.

Động tác vỗ tay tán thƣởng đƣợc dùng phổ biến trong hầu hết các hoàn cảnh giao tiếp, nghi thức và phi nghi thức. Tần số và cƣờng độ vỗ tay cũng phản ánh mức độ hài lòng, tán thƣởng. Vỗ tay nhiệt liệt với cƣờng độ lớn (tạo ra âm thanh tiếng vỗ tay to, giòn giã) biểu thị mức độ tán thƣởng cao; ngƣợc lại, tiếng vỗ tay yếu ớt, rời rạc biểu thị sự tán đồng một cách gƣợng gạo. Tiếng vỗ tay đôm đốp của Xuân Tóc Đỏ là vỗ tay nhiệt liệt, biểu thị mức độ tán đồng rất cao.

Nụ cười cũng là một PTGTPNN biểu thị ý nghĩa tán đồng, tán thƣởng, có thể

dùng độc lập thay lời hoặc kèm lời để phụ trợ cho lời. Nụ cƣời của đám đông trong ví dụ 22 chính là biểu thị ý nghĩa này.

c. Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ có nội dung biểu hiện là “không tán đồng, từ chối” tán đồng, từ chối”

Không tán đồng là không đồng ý, không tán thành đối với ý kiến nào đó, từ đó mà dẫn đến sự bác bỏ, phủ định ý kiến. Sự không tán đồng, không hƣởng ứng có thể dẫn tới những cảm xúc tiêu cực nhƣ buồn rầu, chán nản, ngao ngán. Các PTGTPNN biểu hiện ý nghĩa này có thể thay lời hoặc kèm lời, và cũng không sinh động bằng các phƣơng tiện biểu hiện sự tán đồng.

- Lắc dầu

VD23: “- Thôi thì ác cũng đƣợc! Anh cứ trả lời thế đi!

San bàn nhƣ vậy bằng một giọng đùa. Thứ lắc đầu, cƣời. Cả hai cũng cho rằng chẳng khi nào họ hèn đến nỗi dám dùng cái lối vừa bàn” [32,tr.227]

- Xua tay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 38

- Nguẩy đầu

VD25: “Xuân lƣỡng lự rồi nguẩy đầu:

- Tôi chả thế. Thế là giết ngƣời! Tôi không muốn làm kẻ sát nhân! (…)” [34,tr.412] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn: CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT docx (Trang 38 - 41)