Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu tạo mẫu nhằm tạo ra những sản phẩm mới với mẫu mã đẹp và đa dạng

Một phần của tài liệu Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may của Công ty Dệt May Hà Nội sang thị trường Mỹ (Trang 99 - 101)

II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY SANG THỊ TRƯỜNG MỸ.

1.4.Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu tạo mẫu nhằm tạo ra những sản phẩm mới với mẫu mã đẹp và đa dạng

A. Những biện pháp về phía Công ty 1 Về nguồn nhân lực.

1.4.Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu tạo mẫu nhằm tạo ra những sản phẩm mới với mẫu mã đẹp và đa dạng

1.4.1. Tổ chức thiết kế mẫu mốt và phát triển sản phẩm.

Hoàn thiện chính sách sản phẩm của Công ty được coi là cơ sở để xác định phương hướng đầu tư phát triển, là cơ sở để nâng cao chất lượng sản phẩm đưa ra

thị trường, có thể cung ứng những sản phẩm phù hợp với tâm lý và thị hiếu người tiêu dùng. Hoạt động này sẽ làm tăng doanh thu tiêu thụ, tăng lợi nhuận và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

Chính sách sản phẩm bao gồm các hoạt động phân tích sản phẩm và khả năng thích ứng của các sản phẩm đó trên thị trường, tạo uy tín cho sản phẩm, đổi mới cho sản phẩm và theo dõi sản phẩm trong quá trình tiêu dùng để thiết kế mẫu mã cho phù hợp. Hiện tại các sản phẩm của Công ty vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về tiêu dùng, Công ty mới chỉ quan tâm đến mẫu mã đơn hàng mà chưa chú trọng đến tự thiết kế theo nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng.

Vì vậy, để chủ động sản xuất các sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng sản phẩm may mặc theo giới tính, độ tuổi, khí hậu, cung cấp theo mùa trong năm thì các nhà quản trị kỹ thuật của Công ty cần thực hiện những công việc sau:

- Nghiên cứu các yếu tố có ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm may mặc ở thị trường Mỹ như: Thời tiết, khí hậu theo mùa trong năm, đặc điểm tâm lý và thị hiếu tiêu dùng theo giới tính và độ tuổi, theo vùng miền , phong tục tập quán…

- Xây dựng một bộ phận chuyên trách thiết kế thời trang, mẫu mã sản phẩm , đồng thời Công ty nên kết hợp với viện mẫu Fadin để tạo ra những sản phẩm dệt kim có kiểu dáng đa dạng và phong phú đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân Mỹ.

- Đặc biệt là xây dựng cho bản thân Công ty mình phong cách và nhãn hiệu lâu dài cùng các bộ sưu tập theo mùa như phương pháp kinh doanh của các tập đoàn phân phối dệt may lớn trên thế giới.

- Kiểm tra đánh giá việc thực hiện các kế hoạch mẫu mã sản phẩm. Việc kiểm tra phải thường xuyên nhằm cải tiến mẫu mã hàng dệt kim, tránh sự nhàm chán của khách hàng về mẫu mã, công việc này được thực hiện cùng với phòng marketing.

Tận dụng là thành viên của tổng Công ty, Công ty Dệt May Hà Nội có thể đặt hàng Viện mẫu thời trang Việt Nam FADIN trực thuộc Tổng Công ty, thiết kế và tạo mẫu thời trang. Mẫu mã, kiểu dáng sẽ sẽ được nghiên cứu, tìm hiểu thông qua Viện mẫu FADIN.

Ngoài ra Công ty còn có thể “mua bộ mốt” - một hình thức doanh nghiệp bỏ ra mua các mẫu mốt đang thịnh hành trên thị trường đưa vào sản xuất xuất khẩu. Biện pháp này có ưu điểm là chi phí đầu tư không nhiều, tranh thủ được trình độ của các đối tác, hiệu quả kinh tế đem lại cao nhưng lại phụ thuộc vào bạn hàng. Như vậy, việc thiết kế mẫu mốt đối với Công ty là rất quan trọng, cần lưu ý là việc thiết kế sản phẩm phảI phù hợp với chất liệu, kiểu dáng, do đối tác yêu cầu. Làm được điều đó thì Công ty sẽ thu được những lợi ích là:

+ Rút ngắn nhu chu kỳ sống của sản phẩm.

+ Việc thiết kế theo định hướng nhu cầu của khách hàng làm cho Công ty dẽ dàng chứng tỏ với khách hàng những lợi thế của sản phẩm mới hay giá trị gia tăng mà sản phẩm đó đem lại.

Từ những lợi ích trên thì góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường Mỹ.

Để công tác nghiên cứu mẫu mốt có thể triển khai được tốt, trong kế hoạch tài chính của Công ty cần phải dành cho chi phí thiết kế, chế thử mẫu mốt một cách thoả đáng. Kinh nghiệm cho thấy sự thành công của các Công ty lớn trong việc phát triển thị trường may mặc có một nguyên nhân hết sức cơ bản là coi trọng công tác chất lượng và nghiên cứu mẫu mốt.

Một phần của tài liệu Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may của Công ty Dệt May Hà Nội sang thị trường Mỹ (Trang 99 - 101)