Những yếu tố thuộc về nội bộ doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may của Công ty Dệt May Hà Nội sang thị trường Mỹ (Trang 29 - 32)

II. CÁC YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP.

4. Những yếu tố thuộc về nội bộ doanh nghiệp.

4.1. Nguồn nhân lực.

Chất lượng nguồn nhân lực là một yếu tố rất quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu bởi vì suốt quá trình của hoạt động xuất khẩu đều do con người đảm nhận, từ khâu thiết kế mẫu, quảng cáo, chào hàng, ký kết hợp đồng, sản xuất, chuyển hàng cho đối tác xuất khẩu… đến việc làm những thủ tục cần thiết cho hoạt động xuất khẩu. Như vậy khi xem xét đến nguồn nhân lực thì không chỉ

đề cập đến một cách chung chung mà phải đánh giá theo từng bộ phận, từng chức năng mà họ thực hiện. Dưới đây chỉ đề cập đến những người lao động ở các lĩnh vực có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu:

Cán bộ quản lý: Cán bộ quản lý trong doanh nghiệp được coi là trụ cột, là

đầu tầu của mỗi chức năng để cho toàn bộ hệ thống doanh nghiệp được vận hành một cách có hiệu quả. Như vậy nếu nếu đội ngũ cán bộ quản lý làm việc không có năng lực, không có trách nhiệm thì sẽ làm cho cả hệ thống không thể vận hành một cách bình thường được, nói một cách khác thì khi đó toàn bộ hệ thống như một cơ thể bị hỏng một chức năng nào đó làm nó khó có thể thực hiện được chức năng tổng thể. Ngoài ra khi nói tới cán bộ quản lý thì thường làm cho người ta nghĩ tới những cán bộ quản lý cấp cao trong doanh nghiệp như Tổng giám đốc, các giám đốc, phó giám đốc, khả năng hay năng lực điều hành của những cán bộ này có tính quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Với việc đề ra chững chiến lược, kế hoạch cấp công ty và những biện pháp cần thiết để thực hiện những chiến lược, kế hoạch đó. Sự phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào hướng đi của họ là đúng hay sai.

Hoạt động xuất khẩu có liên quan đến tất cả các chức năng trong doanh nghiệp, mặt khác nó còn đòi hỏi một cách khắt khe hơn trong việc thực hiện các chức năng đó vì vậy năng lực của cán bộ quản lý có ý nghĩa rất quan trọng tới hoạt động này.

Cán bộ xuất nhập khẩu: cán bộ xuất nhập khẩu là những người trực tiếp thực

hiện chức năng xuất khẩu qua việc tìm đối tác, đàm phán, ký kết hợp đồng, giao hàng… do vậy để đẩy mạnh xuất khẩu thì yếu tố con người trong việc thực hiện chức năng này có ý nghĩa quyết định đến việc xuất khẩu có thành công hay không. Trong lĩnh vực này đòi hỏi cán bộ xuất khẩu không những phải giỏi về nghiệp vụ xuất khẩu mà còn phải năng động; giỏi ngoại ngữ; thành thạo trong việc trao đổi, giao dịch với khách hàng bằng những phương tiện hiện đại như qua Fax,

internet…; đặc biệt phải có kiến thức về văn hoá, tập quán kinh doanh, pháp luật tại các thị trường nước ngoài của doanh nghiệp và các thị trường khác. Nếu như họ không hiểu được tầm quan trọng của việc phải trang bị những kiến thức đó thì có thể trong nhiều trường hợp họ sẽ làm mất khách hàng của doanh nghiệp hoặc có thể dẫn đến việc doanh nghiệp bị thiệt hại do bị phạt hay phải bồi thường do không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật hay các điều khoản trong hợp đồng. Điều đó sẽ làm mất uy tín của doanh nghiệp trong kinh doanh xuất nhập khẩu.

Công nhân kỹ thuật: Chất lượng sản phẩm xuất khẩu là một yếu tố quyết định

dến khả năng cạnh tranh của sản phẩm đó trên thị trường quốc tế, do vậy trong quá trình sản xuất hàng hoá xuất khẩu thì việc đảm bảo chất lượng hàng hoá là một việc rất quan trọng. Điều này không chỉ phụ thuộc vào chất lượng nguyên phụ liệu, công nghệ sản xuất mà còn phụ thuộc phần nhiều vào tay nghề công nhân do vậy việc nâng cao tay nghề đội ngũ công nhân là hết sức cần thiết.

4.2. Hoạt động Marketing.

Trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh hàng hoá thì việc tiếp thị, tìm đầu ra cho sản phẩm là hết sức quan trọng và chức năng này thuộc về hoạt động Marketing. Hoạt động này bao gồm: nghiên cứu thị trường, xác định thị phần, quản cáo, tiếp thị sản phẩm… và nhiệm vụ chính của nó là quảng bá sản phẩm cho doanh nghiệp. Đối với hoạt dộng xuất khẩu thì hoạt động này là rất khó khăn nhưng cũng rất quan trọng. Khó khă ở chỗ là đối tượng của hoạt động là thị trường nước ngoài nên việc nghiên cứu thị trường và quảng bá sản phẩm là không phải dễ dàng và rất tốn kém. Do hoạt động xuất khẩu là bán hàng ở thị trường nước ngoài nên việc tìm hiểu về thị hiếu tiêu dùng, thói quen tiêu dùng, hệ thống phân phối, đối thủ cạnh trạnh… tại thị trường đó là việc rất cần thiết, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc xuất khẩu thành công và đứng vững ở thị trường đó.

4.3. Hoạt động R&D.

nhằm đưa ra thị trường những loại sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận và đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Việc nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới dựa trên thị hiếu người tiêu dùng và xu hướng tiêu dùng trong tương lai cộng thêm sự sáng tạo để tạo sự khác biệt cho sản phẩm, điều này tạo lợi thế cho doanh nghiệp trong chiến lược cạnh tranh hướng vào sự khác biệt hoá. Nếu hoạt động này có hiệu quả thì sẽ tạo được thế chủ động cho doanh nghiệp trong việc tiêu thụ hàng hoá. Trong hoạt động xuất khẩu thì việc thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng tại thị trường xuất khẩu thì đó được coi là thành công bước đầu của doanh nghiệp và ngược lại thì doanh nghiệp sẽ pải chịu một thiệt hại nặng nề vì sẽ rất khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình.

4.4. Hoạt động sản xuất.

Hoạt dộng sản xuất là một quá trình bao gồm các khâu: có được nguyên vật liệu, phụ liệu để sản xuất, sản xuất và đóng gói. Trong hoạt động xuất khẩu thì một đòi hỏi rất khắt khe đó là chất lượng sản phẩm và thời hạn giao hàng. Chất lượng sản phẩm phải đáp ứng theo đúng yêu cầu của đối tác xuất khẩu về chất liệu, mẫu mã, hơn nữa nếu chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp mà tốt được người tiêu dùng ở thị trường đó chấp nhận thì sẽ tạo cơ sở làm ăn lâu dài giữa doanh nghiệp và đối tác. Khi ký kết hợp đồng xuất khẩu thì một trong những điều khoản thoả thuận chủ yếu đó là thời hạn giao hàng, do vậy trong quá trình sản xuất ngoài việc đảm bảo chất lượng sản phẩm còn phải luôn đảm bảo tiến độ sản xuất để kịp giao hàng đúng thời hạn. Nếu không đảm bảo những yêu cầu trong hợp đồng của đối tác thì doanh nghiệp trước hết sẽ bị mất uy tín trong kinh doanh và sau đó là phải chịu thiệt hại do phải bồi thường.

Một phần của tài liệu Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may của Công ty Dệt May Hà Nội sang thị trường Mỹ (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w