Khả năng sản xuất:

Một phần của tài liệu Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may của Công ty Dệt May Hà Nội sang thị trường Mỹ (Trang 40 - 42)

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNGTIÊU THỤ SẢN PHẨM DỆT MAY Ở MỸ.

1. Đặc trưng thị trường dệt may Mỹ.

1.1. Khả năng sản xuất:

Mặc dù ra đời muộn hơn các nước ở Châu Âu và Châu Á, nhưng có thể nói Mỹ đã nhanh chóng tạo cho mình một vị thế đáng nể về trình độ phát triển kinh tế trên phạm vi toàn thế giới, cả trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

Dệt may là ngành công nghiệp đứng thứ 10 trong ngành công nghiệp tại Mỹ, thu hút tới 1,4 triệu người lao động trong những năm 1970. Tuy nhiên, gần ba thập kỷ qua do những thành tựu về khoa học công nghệ (KHCN) đã góp phần giải phóng sức lao động của con người nên số lượng lao động trong ngành giảm nhanh chóng. Hoạt động trong ngành công nghiệp dệt Mỹ cũng giảm mạnh do đầu tư vào hoạt động trong ngành này không thu được lợi nhuận cao bằng những ngành khác và do sự cạnh tranh ồ ạt bằng giá cửa hàng nhập khẩu từ Châu Á. Mặc dù vậy ngành công nghiệp dệt may Mỹ vẫn giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế và là ngành công nghiệp kỹ thuật tiên tiến do thực hiện thay đổi cơ cấu và đầu tư công nghệ và máy móc (hàng năm chi tới khoảng 3 tỷ USD để đầu tư và duy trì các thiết bị sản xuất hiện đại).

Ở Mỹ có 26000 cơ sở sản xuất, trong đó có gần 2/5 là cơ sở có số lao động từ 4 lao động trở xuống, trên 1/2 xí nghiệp có số lao động lớn hơn 4 và nhỏ hơn 100. Hiện nay là thời kì khó khăn của các công ty sợi và dệt may Mỹ bởi vì họ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với sản phẩm dệt may nhập khẩu.

Để mài sắc cạnh tranh, nhiều công ty theo đuổi khuynh hướng xây dựng liên kết: Thiết kế - Nguyên liệu - Sản xuất - Bán lẻ, thông qua việc thay đổi cơ cấu hoạt động bằng cách sát nhập, mua lại, hoặc loại bỏ. Chiến lược cạnh tranh của họ là:

- Tập trung vào lỗ hổng có lợi trên một thị trường và đa dạng hoá sản phẩm. - Cải thiện năng suất, chất lượng thông qua đầu tư mới.

- Xây dựng các quan hệ đối tác chiến lược với các công ty bán lẻ .

- Xây dựng hệ thống đáp ứng nhanh “quick reponse, Q- R” với kỹ thuật thông tin vi tính tự động để tăng thêm sự linh hoạt, đồng bộ và tính cạnh tranh. Đáp ứmg nhanh là một hệ thống rút ngắn khoảng cách giữa điểm bán lẻ và nơi giao hàng vào kho, như vậy giảm được thời gian dẫn dắt, giảm tồn kho, tăng việc chính xác trong việc thực hiện hợp đồng, giảm chi phí xử lý giấy tờ, cải thiện dịch vụ, nâng cao chất lượng và tăng lãi gộp.

Các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may của Mỹ có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ Châu Á là ở: Nhãn hiệu, chất lượng sản phẩm và “Đáp ứng nhanh”.

- Quản trị dây truyền cung cấp. “Quản trị dây truyền cung cấp” là thuật ngữ chỉ quá trình bao gồm: phát triển sản xuất theo kỳ và đáp ứng nhanh các yêu cầu của thời kỳ, liên kết các số liệu về thống kê hàng tồn kho, các nhà cung ứng, những người cắt may và hệ thống giao hàng với nhau để loại trừ các hoạt động không có hiệu quả, giảm tồn kho, giảm chậm trễ khi đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.

- Thiết lập liên mimh chiến lược với khách hàng bán lẻ để thực hiện kế hoạch như quản trị kinh doanh sản xuất , quản trị hàng và cung cấp, bổ sung hàng hoá đã bán,

- Internet đang là một trong những yếu tố đem lại hứa hẹn những tiềm năng phát triển sản xuất hàng dệt may Mỹ, nó thúc đẩy sản xuất trong ngành dệt may Mỹ thông qua việc nó tạo điều kiện thuận lợi trong việc:

+ Bán thẳng cho người tiêu dùng. + Đặt hàng với nhà cung cấp.

+ Thiết kế.

+Liên hệ đến những cơ sở cắt may ở xa.

Hiện nay ngành công nghiệp dệt may Mỹ chỉ tập trung vào sản xuất các loại vải cao cấp hơn và bán với giá cao hơn như các loại dành cho quốc phòng, công nghiệp, y tế và phục vụ làm đường.

Trong khi ngày càng có nhiều người bán lẻ, mỹ lại chọn các mặt hàng kém chất lượng hơn nhập từ nước ngoài hơn là sản xuất trong nước để kinh doanh do chúng trở nên quá đắt so với hàng nhập khẩu. Điều này có lợi cho các nhà xuất khẩu dệt may ở các nước khác khi xuất khẩu hàng của mình vào Mỹ.

Một phần của tài liệu Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may của Công ty Dệt May Hà Nội sang thị trường Mỹ (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w