II. CÁC YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP.
3. Môi trường tác nghiệp.
3.1. Khách hàng.
Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ và có khả năng thanh toán mà chưa chưa được đáp ứng và mong muốn được thoả mãn. Thị trường của doanh nghiệp là tập hợp các khchs hàng rất đa dạng, khác nhau về tuổi tác, gới tính, mức thu nhập, nơi cư trú, sở thích tiêu dùng và vị trí trong xã hội. Người ta có thể chia các khách hàng nói trên thành những nhóm khách hàng khác nhau, mỗi nhóm có đặc trưng riêng phản ánh qua nhu cầu của họ (những đặc điểm
này là gợi ý quan trọng để doanh nghiệp đưa ra các biện pháp phù hợp để thu hút khách hàng).
Trong các nhân tố thuộc môi trường tác nghiệp thì khách hàng luôn là nhân tố được xem xét đến hàng đầu. Theo quan điểm marketing hiện đại thì mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phải xuất phát từ khách hàng và nhằm hướng tới khách hàng, doanh nghiệp chỉ có thể bán được hàng khi khách hàng có nhu cầu.
Hoạt động xuất khẩu là hành vi bán hàng ra thị trường quốc tế, khách hàng là nguời nước ngoài, doanh nghiệp phải xác định được khách hàng của mình là ai, họ cần gì, mình có thể đáp ứng nhu cầu đó được không? Doanh nghiệp phải dự báo được nhu cầu của khách hàng bao gồm: nhu cầu của khách hàng, dung lượng của thị trường, sở thích, thị hiếu, thói quên khi mua hàng, mục đích mua sắm, thời điểm tiêu dùng, cách thức mua, niềm tin của khách hàng vào sản phẩm…
3.2. Đối thủ cạnh tranh.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh là vấn đề mà không một doanh nghiệp nào có thể trốn tránh được. Mọi nỗ lực cố gắng của doanh nghiệp để tồn tại và phát triển cũng có nghĩa là để chiến thắng trong cạnh tranh.
Sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế rất khốc liệt. Hoạt động xuất khẩu của một doanh nghiệp muốn phát triển được trên thị trường quốc tế đòi hỏi doanh nghiệp đó phải bước qua rào cản cạnh tranh trên thị trường đó. Ngày nay, các đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế không chỉ dựa vào sự vượt bậc về tài chính, khoa học công nghệ mà còn liên kết thành các tập đoàn lớn tạo nên thế mạnh độc quyền trên thị trường. Như vậy, hoạt động của các tổ chức xuất khẩu nhỏ bé của các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy vượt qua các yếu tố cản trở của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế sẽ đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp được đẩy mạnh.
Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu trên một thị trường là những đơn vị cùng sản xuất cùng loại mặt hàng hoặc sản xuất mặt hàng có khả năng thay
thế ở thị trường đó và những đơn vị cũng xuất khẩu cùng loại mặt hàng hoặc mặt hàng có khả năng thay thế vào thị trường đó. Thông tin về đối thủ cạnh tranh không chỉ là nhận biết sự có mặt của nó mà còn nghiên cứu khả năng cung ứng, khả năng cạnh tranh và chất lượng sản phẩm cạnh tranh trên thị trường, nguồn đầu vào và đầu ra hiện tại của đối thủ, chiến lược cạnh tranh của đối thủ…
3.3. Người cung ứng.
Người cung ứng là nơi đảm bảo đầu vào cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông tin cần thu thập đối với người ứng là xác định số lượng chủng loại mặt hàng, sự lớn mạnh và khả năng cung ứng hiện tại cũng như trong tương lai. Để có quyết định mua hàng đúng đắn, doanh nghiệp phải xác định rõ đặc điểm của từng nguồn hàng. Trên cơ sở đó lựa chọn đơn vị cung ứng tốt nhất về chất lượng, có uy tín giao hàng, có độ tin cậy, bảo đảm cao và hạ giá. Nếu như những yếu tố đó không đảm bảo thì việc thực hiện được hợp đồng sẽ rất khó khăn.
3.4. Trung gian thương mại.
Trung gian thương mại là một trong những yếu tố trung gian tương đối quan trọng trong kinh doanh xuất khẩu. Đó là những cá nhân, tổ chức giúp doanh nghiệp tuyên truyền quảng cáo, phân phối hàng hoá và bán hàng đến tận tay người mua. Trong kinh doanh xuất khẩu, trung gian thương mại có hai loại đại lý và môi giới. Thông tin cần thu thập đối với trung gian thương mại chủ yếu là uy tín và khả năng thực hiện các công việc mà doanh nghiệp có nhu cầu uỷ thác của họ.