III. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHÍNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu.
Xuất khẩu là nội dung chính của hoạt động ngoại thương, là hoạt động được ưu tiên trong thương mại quốc tế. Nó đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung.
1.1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với các doanh nghiệp.
Ngày nay việc mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp ra thị trường quốc tế là một xu hướng tất yếu khách quan của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh, bởi vì hoạt động xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích, trong đó có những lợi ích chính sau đây:
- Xuất khẩu trước hết làm cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp có đầu
ra ổn định, từ đó tạo ra thu nhập ổn định, lợi nhuận cao, mang về ngoại tệ để nhập khẩu tư liệu sản xuất và tái sản xuất mở rộng:Thông thường, một nhà nhập khẩu có
ý định tìm kiếm nguồn cung cấp hàng hoá từ nước ngoài thì một trong những tiêu chuẩn mà họ quan tâm là: liệu năng lực sản xuất của nhà cung ứng đó có thể đáp ứng được đơn đặt hàng với khối lượng lớn hay không, nhà cung cấp đó có đáng tin cậy để có thể xây dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài được không? Khi đã tìm được những đối tác như vậy thì hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ đem lại những kết quả rất khả quan.
- Thông qua xuất khẩu mà trình độ kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp
được nâng lên: Khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp buộc phải
tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường quốc tế về giá cả, chất lượng… điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới công nghệ sản xuất, hoàn thiện công tác quản lý về hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động bán hàng, dịch vụ bán hàng, thiết lập các kênh phân phối… Doanh nghiệp khi tiến hành các hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài trên cơ sở các bên cùng có lợi, mở rộng thị trường, thị phần của mình, đồng
thời các doanh nghiệp cũng nhanh chóng nhận được các thông tin phản hồi để có thể điều chỉnh chiến lược sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
- Hoạt động xuất khẩu còn cho phép doanh nghiệp tận dụng được tính kinh tế theo quy mô: tức là nhờ có hoạt động xuất khẩu mà khối lượng sản phẩm sản xuất
của doanh nghiệp được tăng lên nhanh chóng, từ đó giảm được chi phí sản xuất trên mỗi một đơn vị sản phẩm.
- Xuất khẩu hàng hoá sẽ làm giảm bớt sự phụ thuộc vào doanh số bán hàng
trên thị trường nội địa, giảm bớt khó khăn do sự cạnh tranh trong nước, hay bù đắp doanh số suy giảm khi thị trường trong nước nhưng trệ.Trong những trường hợp mà
thị trường trong nước bị suy giảm do nhu cầu về mặt hàng của doanh nghiệp giảm thì xuất khẩu sẽ giúp cho doanh nghiệp vẫn có thể tiêu thụ được sản phẩm và ổn định sản xuất.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích có thể thu được từ hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp cũng phảI đối mặt với những rủi ro sau:
- Doanh số có thể không như dự kiến, cạnh tranh có thể gay gắt hơn dự kiến. - Người mua có thể trả tiền chậm hoặc không trả toàn bộ tiền hàng.
- Việc chuyển nhượng lợi nhuận về nước có thể bị hạn chế hoặc bị cấm.
- Những biến động về tỷ giả hối đoái có thể làm giảm lợi nhuận hoặc làm cho doanh nghiệp thua lỗ.
- Những rủi ro trong việc thực hiên hợp đồng.
- Những sự kiện bất khả kháng tại nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, nước quá cảnh như chiến tranh, nội chiến…
1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế.
1.2.1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn quan trọng để phát triển kinh tế.
Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thoả mãn nhu cầu nhập khẩu và tích luỹ phát triển.Thật vậy, đối với một nước đang ở trong giai đoạn đầu của quá ttrình phát triển như nước ta thì công nghiệp hoá là con đường đúng đắn và tất yếu
để khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, nhưng nó lại đòi hỏi có lượng vốn lớn để đầu tư, nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến…Chúng ta chỉ có thể huy động vốn đầu tư từ các hình thức sau:
- Đầu tư nước ngoàI (ODA, FDI…), vay nợ, viện trợ. - Huy động nguồn vốn trong dân cư.
- Thu từ hoạt động xuất khẩu.
- Thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ tong nước…
- Trong đó, xuất khẩu tạo nguồn vốn quan trọng nhất. Xuất khẩu tạo tiền đề nhập khẩu máy móc thiết bị, nó quyết định đến quy mô, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
1.2.2. Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất.
Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển sản xuất.
Một là: Chỉ xuất khẩu những sản phẩm thừa so với nhu cầu tiêu dùng nội địa.
Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu, chậm phát triển, sản xuất về cơ bản chưa đáp ứng đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ vào sự thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu chỉ bó hẹp trong một phạm vi nhỏ, tăng trưởng chậm, không phát huy được lợi thế so sánh của quốc gia, các ngành sản xuất kinh doanh không có cơ hội phát triển.
Hai là: Coi thị trường thế giới là mục tiêu để tổ chức sản xuất và xuất khẩu.
Quan điểm này tác động tích cực đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển, điều này được nhìn nhận theo các hướng sau:
- Xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà nước xuất khẩu có lợi thế sản xuất. Như vậy đã trực tiếp thúc đẩy sản xuất, phát triển ngành sản xuất những mặt hàng đó.
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành liên quan có cơ hội phát triển thuận lợi, bởi vì khi phát triển sản xuất một loại mặt hàng xuất khẩu sẽ kéo theo một loạt các ngành có liên quan đến ngành sản xuất mặt hàng đó phát triển.
Ví dụ: Sự phát triển của công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu, kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo thiết bị. Để có một snr phẩm dệt may xuất khẩu cần phải trải qua nhiều công đoạn từ nuôi tằm, lấy kén, dệt sợi, từ đó mới dệt vải và may quần áo. Sự tác động ảnh hưởng có dây chuyền trong ngành Dệt may đòi hỏi phải có sự phát triển một cách cân đối, phù hợp. Ngành Dệt may muốn phát triển được thì đòi hỏi các ngành về nuôi tằm, trồng bông phải phát triển để cung cấp nguyên liệu. Bên cạnh đó với nhu cầu đòi hỏi ngày càng nhiều về số lượng, về chủng loại cũng như về chất lượng của sản phẩm dệt may xuất khẩu, bắt buộc doanh nghiệp cần đầu tư áp ụng những công nghệ, máy móc hiện đại, điều đó tất yếu dẫn đến ngành cơ khí chế tạo máy phát triển. Ngoài ra một số đóng góp những nguyên phụ liệu cho ngành Dệt may cũng phát triển như ngành sản xuất giấy phục vụ trong kỹ thuật cắt xén, những thùng hàng bằng bìa…, ngành nhựa sản xuất cúc, túi nylon đựng và bảo quản hàng hoá…
- Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm đổi mới thường xuyên năng lực sản xuất trong nước. Nói cách khác, xuất khẩu là cơ sở tạo thêm vốn và kỹ thuật, công nghệ tiên tiến từ nước ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hoá kinh tế nước ta.
- Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trườngtiêu thụ, cung cấp đầu vào cho sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước.
- Thông qua xuất khẩu, hàng hoá Việt Nam sẽ tham gia vào cạnh tranh trên thị trường thế giới về chất lượng và giá cả. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuất, hoàn thiện công tác quản lý sản xuất, kinh doanh cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.