III. NHỮNG THUẬN LỢIVÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI CÔNG TY TRONG VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CỦA MÌNH SANG
1. Những thuận lợivà khó khăn từ môi trường vĩ mô.
1.1. Từ môi trường vĩ mô trong nước.
Sản phẩm dệt may được coi là một trong những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn do đó Nhà nước ta đã tạo rất nhiều thuận lợi cho ngành dệt may phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu.
Công ty Dệt may Hà Nội cũng như các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khác khi xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường Mỹ đều được hưởng những thuận lợi sau:
Thứ nhất: Những bước tiến tích cực trong quan hệ ngoại giao và thương mại
song phương giữa Việt Nam và Mỹ. Việt Nam và Mỹ cùng hướng tới nhau với nhu cầu xuất khẩu và nhập khẩu những mặt hàng mang mà mỗi nước không có khả
năng sản xuất hoặc không có lợi thế sản xuất. Phía Mỹ cũng rất quan tâm đến việc mở rộng quan hệ thương mại với Việt Nam. Ngay từ năm 1996, Bộ Thương mại Mỹ đặt Việt Nam vào số “10 thị trường đang trỗi dậy”. Ngày 26/3/1998, Mỹ ký với Việt Nam Hiệp định về hoạt động của OPIC tại Việt Nam, đặt cơ sở pháp lý khuyến khích hoạt động kinh doanh và đầu tư của các doanh nghiệp Mỹ trên thị trường Việt Nam. Ngày 9/12/1999, Ngân hàng nhà nước Việt Nam và US Eximbank ký Hiệp định bảo lãnh khung và hiệp định khuyến khích dự án tạo cơ hội phát triển mạnh kinh doanh và hợp tác đầu tư giữa hai nước. Ngày 13/7/2000- sự kiện quan trọng trong quan hệ thương mại giữa hai nước được đánh dấu bằng việc ký kết Hiệp định thương mại Việt- Mỹ. Những kết quả trên đây phản ánh những nỗ lực lớn của cả hai phía Việt Nam và Mỹ trong quan hệ và đàm phán để đi đến những thống nhất trong quan hệ thương mại song phương, đồng thời mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận và thâm nhập thị trường Mỹ. Đặc biệt, đối với Việt Nam đang trong quá trình chuển dịch cơ cấu kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu thì những thuận lợivà cơ hội kinh doanh sẽ đến với các doanh nghiệp xuất khẩu trong đó có ngành dệt may Việt Nam, một ngành đang được đánh giá là ngành công nghiệp mũi nhọn và có nhiều triển vọng.
Thứ hai. Một thuận lợi khác được xem là lợi thế của Việt Nam trong xuất
khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ là nguồn nhân công rồi dào và chi phí lao động thấp. Đặc biệt là khi hàng Việt Nam đuệoc hưởng thuế MFN (NTR) của Mỹ thì lợi thế về chi phí lao động càng được khẳng định rõ.
Hiện nay, các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu của ta có thể tận dụng lợi thế về giá lao động thấp để xuất khẩu một số sản phẩm dệt may sang thị trường Mỹ. Điều này được chứng minh qua bằng chững cụ thể: hiện nay các công ty Hồng Kông, Đài Loan hay Nhật Bản đang thuê gia công hàng dệt may tại Việt Nam chỉ trả cho chúng ta tiền gia công một áo sơ mi vải sợi bông là 0,67USD, tiền bao gói là 0,08USD và phụ phí khác là 0,1USD. Như vậy giá thành một tá áo khoảng
8USD. Đây là giá các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể làm được. Theo ý kiến của các nhà nhập khẩu Mỹ thì đây là mức giá hấp dẫn đối với các thương gia Mỹ, thậm chí họ còn cho rằng Việt Nam sẽ cạnh tranh được nếu có thể cắt may loàn tất sơ mi sợi bông với giá khoảng 9-10USD/tá. Đây là một mức giá mà hầu như tất cả các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đều có thể làm được.
1.2.Từ mô trường kinh doanh tại Mỹ.
Sự kiện ngày 11/9 tại mỹ đã gây ra một tâm lý lo ngại cho nhiều thương gia Âu, Mỹ và họ đang chọn lựa các nhà cung cấp mới ở các nước có chế độ chính trị xã hội ổn định (Việt Nam được coi là một trong những nước đó). Do đó xu thế dịch chuyển đơn hàng từ các nước thiếu an toàn trong khu vực như Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonexia, Philipin… sang Việt Nam đang diễn ra. Đây là một cơ hội rất lớn cho ngành dệt may Việt Nam nói chung và Công ty Dệt May Hà Nội nói riêng trong quan hệ làm ăn với Mỹ.
Tuy nhiên môi trường kinh doanh tại Mỹ là rất khác biệt so với các môI trường kinh doanh ở những thị trường khác trong đó có rất nhiều những khó khăn mà bất cứ doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm dệt may sang Mỹ cũng phải lưu tâm. Đó là:
1.2.1. Về thủ tục pháp lý.
Ngoài các biện pháp bảo hộ thuế quan và phi thuế quan (hạn ngạch), hệ thống pháp luật của Mỹ còn có nhiều quy định chặt chẽ về nhãn mác, xuất xứ, tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn chống cháy do Uỷ ban An toàn hàng tiêu dùng Hoa Kỳ thực hiện quyền giám sát gây rất nhièu khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Việt Nam.
Hệ thống Hải quan Mỹ sẽ tiến hành kiểm tra hàng hoá ngay tại cửa khẩu, nếu hàng xuất khẩu của ta không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, hay do ghi sai nhãn mác dẫn đến vi phạm bản quyền công nghiệp hoặc có hành vi gian lận thương mại cũng sẽ bị bắt và chịu phạt nặng nề gây mất uy tín và ảnh hưởng xấu đến quan
hệ thương mại hai nước.
Do hệ thống luật pháp của Mỹ chặt chẽ và khá phức tạp nên các doanh nghiệp Việt Nam cần có sự tư vấn của các luật sư và chi phí rất cao cho việc thuê luật sư ở Mỹ.
1.2.2. Về tập quán thương mại.
Hợp tác với các doanh nhan Mỹ, Việt Nam sẽ phải làm quen với những tác phong và tập quán thương mại hoàn toàn mới của đối tác. Đặc điểm nổi bật của thị trường Mỹ là chỉ mua hàng là thành phẩm, không đặt gia công, họ thường nhập khẩu theo điều kiện FOB, trong khi ngành dệt may Việt Nam chủ yếu là gia công xuất khẩu. Để chuyển từ gia công sang xuất khẩu trực tiếp ngành dệt may Việt Nam sẽ phải chủ động hơn trong sản xuất và xuất khẩu, phải tự giải quyết nguồn nguyên liệu, tự tìm kiếm đối tác và thị trường tiêu thụ.
Các công ty Mỹ thường đưa ra những đơn đặt hàng có giá trị lớn. Ở thị trường EU hay Nhật Bản, mỗi hợp đồng chỉ khoảng 2000- 3000 sản phẩm, nhưng hợp đồng của các nhà nhập khẩu Mỹ thường từ 50.000 sản phẩm trở lên. thực tế năng lực sản xuất của Công ty còn rất thấp. Để có thể đáp ứng được nhu cầu lớn như vậy, đòi hỏi phải có sự đầu tư đồng bộ từ khâu nguyên liệu dến hệ thống dây chuyền sản xuất. Trong điều kiện hiện nay thì đây không phải là bài toán dễ trả lời đối với các nhà sản xuất hàng dệt may Việt Nam nói chung và Công ty nói riêng. Mặt khác, thị trường Mỹ có những đòi hỏi chính xác về thời hạn giao hàng khi tín dụng thư đã mở. Họ dễ huỷ hợp đồng nếu phát hiện những bất lợi về thị trường. Vì vậy khi ký kết hợp đồng, các điều kiện ràng buộc phải quy định rất chặt chẽ để tránh những rủi ro có thể xảy ra.