I. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNGTIÊU THỤ SẢN PHẨM DỆT MAY Ở MỸ.
1. Đặc trưng thị trường dệt may Mỹ.
1.4. Xu hướng thay đổi trong ngành dệt may Mỹ trong những năm tới.
Sự thay đổi xu hướng tiêu dùng hàng may mặc cùng với sự cạnh tranh trong ngành dệt may đã làm thay đổi cấu trúc của ngành kinh doanh này.Việc tái cơ cấu ngành tập trung vào hai hướng đó là sát nhập và tổ chức lại các công ty bằng cách tìm nguồn cung ứng từ nước ngoài, tập trung vào cải tiến thiết kế sản phẩm và hoạt động maketing.
Rất nhiều các công ty sản xuất quần áo và sản phẩm dệt sợi sau khi tổ chức lại đã chuyển từ công ty sản xuất sang công ty tiếp thị tiêu dùng. Những công ty này đã chuyển một phần sản xuất của họ ra nước ngoài hoặc tìm kiếm các nhà thầu nước ngoài đặc biệt là Mêhico và các nước CBI (Caribean Basin Initiative). Điều này cho phép họ có thể cung cấp sản phẩm với giá cạnh tranh và có khả năng phản ứng nhanh với những thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng.
Các công ty bán lẻ trở thành các công ty sản xuất quần áo và các công ty sản xuất quần áo trở thành các công ty bán lẻ là một xu hướng phổ biến trong những năm gần đây. Xu hướng này đã tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm bớt trung gian. Các công ty sản xuất và công ty bán lể hội nhập với nhau sẽ giúp họ kiểm soát tòn bộ quá trình, bao gồm các yếu tố chất lượng, thời gian và khả năng cung ứng hàng hoá.
Sự quan tâm đến những loại quần áo có gắn thương hiệu của đối tượng thanh thiếu niên Mỹ là một tín hiệu tốt đố với những công ty tiếp thị thương hiệu. Ngoài các thương hiệu do các công ty sản xuất quần áo đã tạo dựng từ trước, những thương hiệu riêng của từng công ty bán lẻ độc quyền đã trở nên ngày càng quen thuộc và tạo được sự tín nhiệm của khách hàng nhờ vào sự hỗ trợ của những hoạt động marketing và thủ pháp định giá cạnh tranh. Người tiêu dùng ngày càng quen với các thương hiệu mang tính quốc gia với sự ổn định về chất lượng và điều này đã tạo sự phát triển nhanh chóng của các thương hiệu riêng. Xu hướng này có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của hàng nhập khẩu, đặc biệt đối với hàng của những nhà cung ứng mới tham gia vào thị trường này.
Sự thay đổi công nghệ đã giúp cho các nhà sản xuất quần áo nâng cao các chương trình phản ứng nhanh. Khả năng phản ứng là yếu tố vô cùng quan trọng để cạnh tranh trong điều kiện thị trường thay đổi nhanh chóng hiện nay. Điểm quan trọng của chương trình này là phát triển sản phẩm kịp thời và đáp ứng nhanh nhu cầu của thị trường. Chương trình này gắn chặt với việc thiết kế, dự trữ, các nhà
cung ứng, bộ phận cắt may và hệ thống phân phối để giảm thiểu sự không hiệu quả và trì trệ trong quá trình phản ứng với nhu cầu thị trường. Chương trình này bắt đầu bằng các dữ liệu bán hàng từ máy tính tiền, sau đó tự động chuyển thành các thông tin cần thiết để cung cấp hàng hoá một cách hợp lý và nhanh chóng.
Tuy nhiên, sự hợp nhất các nhà bán lẻ đã ảnh hưởng lớn tới những nhà sản xuất quần áo đó là làm chuyển dịch vai trò khống chế ngành. Vai trò này đã chuyển từ những nhà sản xuất lớn sang những nhà bán lẻ lớn hơn và có khả năng chi phối mạnh hơn. Khoảng hai phần ba lượng hàng quần áo hiện nay được bán qua 12 tâp đoàn bán lẻ chính dưới các hình thức: của hàng bách hóa, của hàng liên chuỗi, của hàng đặc biệt và các của hàng bán hạ giá. Trong khi đó số lượng các mạng lưới bán lẻ mạnh của các nhà sản xuất và cung ứng nước ngoài còn rất hạn chế, vì vậy buộchọ phải chấp nhận áp lực cảu các tập đoàn bán lẻ trên thị trường Mỹ là phải giảm giá. Việc này dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nhà sản xuất trong nước và các nhà cung cấp nước ngoài.
Những thay đổi trong ngành sản xuất dệt may của Mỹ vừa tạo ra nhữn thuận lợi nhưng cũng gây khó khăn cho các công ty nước ngoài muốn bán sản phẩm vào thị trường Mỹ. Những khu vực có chi phí phân công thấp sẽ có cơ hội hợp tác với các công ty sản xuất và bán lẻ của Mỹ để gia công hoặc bán hàng. Những công ty thiết lập được quan hệ bạn hàng tốt với các công ty này của Mỹ thì sẽ có những thuận lợi rất lớn do có sự hỗ trợ thông tin liên quan đến thị tường, nhờ đó sản phẩm của họ có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường, tuy nhiên những công ty này sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn vào các công ty của Mỹ trong việc phân phối sản phẩm.