Quá trình hình thành và phát triển của Công ty dệt may Hà Nội.

Một phần của tài liệu Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may của Công ty Dệt May Hà Nội sang thị trường Mỹ (Trang 62 - 65)

II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM DỆT MAY CỦA CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty dệt may Hà Nội.

1. Khái quát chung về Công ty Dệt May Hà Nội.

1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty dệt may Hà Nội.

1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty.

Công ty Dệt may Hà Nội, (tên giao dịch quốc tế HANOSIMEX) là một doanh nghiệp Nhà nước chuyên sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu sản phẩm sợi, sản phẩm dệt và sản phẩm may mặc, được xây dựng từ những năm 1979 với sự giúp đỡ của hãng UNIONMTEX của Cộng hoà Liên bang Đức.

Trụ sở chính của công ty đặt tại Số 1 - Mai Động - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.Bao gồm các thành viên:

- Tại quận Hai Bà Trưng - Hà Nội : Nhà máy sợi 1, Nhà máy sợi 2, Nhà máy dệt kim, Nà máy cơ khí, Nhà máy động lực.

- Tại huyện Thanh trì - Hà Nội : Nhà máy dệt Hà Đông chuyên dệt vải, khăn bông.

- Tại thành phố Vinh - Nghệ An : Nhà máy sợi Vinh. - Cửa hàng thương mại dịch vụ.

Hiện nay, toàn công ty có diện tích mặt bằng lên tới 24 ha, với tổng số lao động gần 5000 người, maý móc thiết bị được trang bị tương đối hiện đại của Italia,

CHLB Đức, Bỉ, Nhật Bản.

Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Công ty đã có những bước tiến vững chắc cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đến nay đã tự khẳng định được mình trong cuộc cạnh tranh của cơ chế thị trường.

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.

Ngày 7/4/1978 hợp đồng xây dựng nhà máy được ký kết chính thức giữa Tổng công ty thiết bị Việt Nam và hãng UNIONMATEX. Ban đầu lấy tên là Nhà máy Sợi Hà Nội.

Tháng 12/1979 chính thức khởi công xây dựng Nhà máy. Đến tháng 1/1982 bắt đầu lắp thiết bị và phụ trợ.

Ngày 21/7/1984 chính thức bàn giao công trình cho Nhà máy quản lý và điều hành. Nhà máy bắt dầu đi vào sản xuất và ngày 21/8/1984 được coi là ngày thành lập nhà máy.

Song song với việc sản xuất, Nhà máy tiếp tục lắp đặt thiết bị và công nghệ phụ trợ. Đến tháng 12/1897 thì toàn bộ công nghệ và phụ trợ được đưa vào sản xuất hoàn chỉnh, đồng bộ theo đúng thiết kế.

Những năm tiếp theo, Nhà máy dần dần từng bước ổn định tổ chức, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ công nhân viên gọn nhẹ, phù hợp với quy mô sản xuất, xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ cụ thể, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật, giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo chữ tín đối với khách hàng. Vì vậy kết quả sản xuất năm sau luôn cao hơn năm trước, đời sống của cán bộ công nhân viên được đảm bảo và được nâng cao, đóng góp vào ngân sách Nhà nước ngày càng tăng.

Năm 1989, đón bắt được nhu cầu thị trường, Nhà máy mở ra một chiến lược sản xuất kinh doanh mới, Nhà máy đã đầu tư xây dựng một nhà máy dệt kim hiện đại, mở rộng cơ cấu mặt hàng sản phẩm, mở rộng thị trường.

sản xuất.

Tháng 4/1990, Bộ kinh tế đối ngoại cho phép nhà máy được kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, tên giao dịch quốc tế là HANOSIMEX.

Tháng 4/1991, Bộ Công nghiệp nhẹ quyết định chuyển Nhà máy Sợi Hà Nội thành Xí nghiệp liên hiệp Sợi - Dệt kim Hà Nội.

Tiếp tục mở rộng sản xuất, tháng 6/1993, Xí nghiệp đầu tư xây dựng dây chuyền dệt kim 2 và đến tháng 3/1994 đưa vào sản xuất.

Tháng 10/1993, Bộ Công nghiệp nhẹ lại quyết định sát nhập Nhà máy sợi Vinh (Nghệ An) vào Xí nghiệp Liên hiệp.

Qua hơn một năm củng cố lại và tổ chức đầu tư chiều sâu cho thiết bị, Nhà máy sợi Vinh đã dần dần đi vào ổn định, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên.

Thấy rõ hiệu quả đó, tháng 3/1995, Bộ Công nghiệp nhẹ lại quyết định sát nhập Công ty dệt Hà Đông (một doanh nghiệp có bộ máy sản xuất cồng kềnh, trình độ quản lý yếu kém, thiết bị lạc hậu và thiếu vốn đầu tư) vào Xí nghiệp nhằm tranh thủ sự giúp đỡ về vốn và thị trường để vực sản xuất đi lên.Từ tháng 3/1995, Nhà máy Dệt Hà Đông trở thành một nhà máy thành viên của Xí nghiệp.

Do sản xuất phát triển và thấy được nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm dệt kim ngày càng tăng, Xí nghiệp quyết định đầu tư xây dựng Nhà máy thêu Đông Mỹ (tháng 1/1995 khởi công) nhằm tận dụng năng lực sản xuất vải thành phẩm còn dư thừa của nhà máy dệt kim (chủ yếu dành cho xuất khẩu). Do đó đã tăng doanh thu ngoại tệ, tự giải quyết được một phần đầu ra cho sản phẩm sợi và đáp ứng được nhu cầu của bạn hàng trong nước và Quốc tế đang đòi hỏi ngày một cao về cả về số lượng và chất lượng.

Gần đây nhất, trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi Xí nghiệp phải có một hướng đi mới phù hợp với xu thế xã hội chung. Xí nghiệp đã có một bước chuyển đổi quan trọng trong chiến lược

sản xuất kinh doanh của mình. Xí nghiệp đã đề nghị và được Bộ Công nghiệp nhẹ chính thức phê duyệt: chuyển đổi Xí nghiệp Liên hiệp Sợi - Dệt kim Hà Nội thành Công ty Dệt may Hà Nội với chức năng, nhiệm vụ và điều lệ hoạt động kèm theo phù hợp với những chuyển biến kinh tế - xã hội hiện nay.

Từ tháng 6/1995, Xí nghiệp chính thức có tên là Công ty Dệt may Hà Nội, tên giao dịch quốc tế là HANOSIMEX.

Hiện nay, Công ty Dệt may Hà Nội là một tổ chức kinh tế có đầy đủ tư cách pháp nhân, hoạt động theo chế độ hạch toán độc lập, có tài khoản riêng ở INDOVINA Bank và có con dấu riêng để giao dịch, có bộ máy quản lý theo mô hình quản lý chức năng tham mưu.

Như vậy, trải qua quá trình xây dựng và phát triển từ những năm 1970 đến nay, Công ty Dệt may Hà Nội đã lớn mạnh không ngừng. Từ cơ sở ban đầu là Nhà máy Sợi Hà Nội, nay là Công ty Dệt may Hà Nội với 8 nhà máy thành viên và nhiều đơn vị trực thuộc khác, Công ty đã khẳng định được vị trí đầu đàn của mình trong ngành Công nghiệp nhẹ Việt Nam và chiếm được sự mến mộ của bạn hàng gần xa trong nước và trên Thế giới.

Một phần của tài liệu Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may của Công ty Dệt May Hà Nội sang thị trường Mỹ (Trang 62 - 65)