Những khó khăn thuận lợi từ môi trường tác nghiệp.

Một phần của tài liệu Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may của Công ty Dệt May Hà Nội sang thị trường Mỹ (Trang 83 - 87)

III. NHỮNG THUẬN LỢIVÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI CÔNG TY TRONG VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CỦA MÌNH SANG

2.Những khó khăn thuận lợi từ môi trường tác nghiệp.

2.1. Những trợ giúp của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam.

Đối với thị trường Mỹ, Tổng Công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã có những bước chuẩn bị trước chứ không phải đợi đến bây giờ.

Thứ nhất, cách đây hơn hai năm Vinatex đã mở một văn phòng đại diện tại

Hồng Kông với mục đích để đón thị trường Mỹ. Hiện nay văn phòng này hoạt động rất có hiệu quả, nhận được nhiều đơn đặt hàng.

Thứ hai, Vinatex đã mở văn phòng đại diện tại New York và cũng đang giới

thiệu khách hàng về, đồng thời bộ phận xúc tiến xuất khẩu cũng đã được thành lập và hoạt động tích cực.

Về đầu tư, trong năm 2001 Vinatex đã đầu tư gần 1000 tỷ đồng vào các dự

án và đến năm 2002 con số này đã lên tới gầm 3000 tỷ đồng. Trọng tâm đầu tư của Vinatex là vào ngành dệt, đặc biệt là đầu tư mở rộng sản xuất sản phẩm dệt kim là chất liệu đang được ưa chuộng trên thị trường quốc tế đặc biệt là thị trường Mỹ và đầu tư vào khâu nhuộm với mục tiêu có thể hoàn tất được vải cung cấp cho ngành may xuất khẩu.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam đang xây dựng hình ảnh ngành dệt Việt Nam đối với thị trường quốc tế đặc biệt là thị trường Mỹ. Hiệp hội sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp tất cả các thông tin về thị trường Mỹ lên mạng internet. Hiệp hội còn đứng ra làm cầu nối để các doanh nghiệp được hợp tác với các tổ chức nước ngoài, nâng cao được tầm nhìn và kỹ năng kinh doanh của các doanh nghiệp.

2.2. Về nguồn cung ứng.

Nguyên vật liệu chính của Công ty trong quá trình sản xuất chủ yếu là bông, xơ. Các nguồn này sản xuất trong nước chỉ cung cấp được 10% cho qúa trình sản xuất của Công ty, phần còn lại là nhập khẩu. Nguồn nguyên liệu trong nước hiện nay thiếu trầm trọng, không đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng do đó chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Việc buộc phảI nhập nguyên liệu từ nước ngoàI với giá rất đắt, đôI khi bị trục trặc trong khâu giao nhận đã ảnh hưởng nhiều đến giá cả và kế hoạch sản xuất và tiến độ giao hàng cho khách hàng của Công ty. Mặt khác việc chủ yếu phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài sẽ không đảm bảo tỷ lệ nội địa hoá của nước xuất khẩu từ 30- 35% trở lên như luật pháp Mỹ đã quy định. Thách

thức này Công ty không thể tự mình giải quyết được mà phải kiến nghị với Chính phủ, với Tổng Công ty Dệt may Việt Nam để có chính sách nguồn nguyên liệu trong nước cho thích hợp. Hiện nay Công ty chủ yếu nhập sợi, bông của Mỹ, Nhật, EU, ASEAN… và chịu phụ thuộc rất lớn vào những nguồn cung ứng này.

2.3. Về đối thủ cạnh tranh.

Xuất khẩu sang thị trường Mỹ, sản phẩm của Công ty sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh rất gay gắt bởi thị trường tiêu thụ sản phẩm dệt may ở Mỹ đã có rất nhiều nhà cung ứng cung cấp sản phẩm và họ đã hoạt động trên thị trường này truớc Công ty Dệt May Hà Nội rất nhiều nên họ không còn quá xa lạ với thị trường này. hơn thế nữa nhiều đối thủ của Công ty còn được hưởng rất nhiều ưu đãi do chính sách thương mại Mỹ dành cho nên sản phẩm của họ có tính cạnh tranh rất lớn và như vậy họ đã đứng rất vững trên thị trường này. Các đối thủ cạnh tranh của Công ty trên thị trường Mỹ hầu hết là thuộc những nước có nền công nghệp dệt may rất phát triển và có mối quan hệ thương mại khá thuận lợi với Mỹ. Dưới đây là bảng thể hiện 10 quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào thị trường Mỹ:

Biểu 4: 10 quốc gia xuất khẩu lớn nhất vào thị trường Hoa Kỳ năm 2001

Đơn vị: Triệu USD

TT QUỐC GIA NĂM 2001

CHIẾM TỶ LỆ (%) TRONG TỔNG GIÁ TRONG TỔNG GIÁ

TRỊ XK CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀO HOA KỲ

1 Mêxico 8945.218 12.74

2 Trung Quốc 6536.340 9.31

3 Hồng Kông 4402.973 6.27

4 Canada 3162.438 4.50

6 ấn Độ 2633.325 3.75

7 Indonesia 2552.760 3.63

8 Đài Loan 2475.586 3.52

9 Thai Lan 2441.426 3.48

10 Hondurat 2347.509 3.34

Nguồn: Phòng Xuất Nhập Khẩu Công ty Dệt May Hà Nội

Trong mấy năm gần đây, các nước Châu Á là những nước xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ mạnh nhất, kim ngạch các nước này tăng liên tục đặc biệt là Trung Quốc. Ngành dệt may Trung Quốc đã phát triển hàng ngìn năm nay, vừa đảm bảo nhu cầu nội địa vừa đảm bảo giao thương quốc tế. Trung Quốc luôn là một trong 10 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào thị trường Mỹ trong những thập kỷ qua. Ngành dệt may Trung Quốc có sức cạnh tranh mạnh nhất trên thị trường thế giới vì những lợi thế rất lớn từ khâu nguyên liệu đến máy móc, thiết bị phục vụ qúa trình sản xuất là đều do các ngành sản xuất trong nước cung cấp, thêm vào đó là lợi thế về giá nhân công thấp và các chính sách hỗ trợ xuất khẩu và các chính sách đầu tư hợp lý của Chính phủ. Đặc biệt hiện nay Trung Quốc đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, hàng dệt may xuất khẩu của Trung Quốc trong tương lai sẽ không chịu sự quản lý của hạn ngạch nữa, điều đó tạo nhiều thuận lợi cho sự phát triển của ngành dệt may Trung Quốc và như vậy sẽ càng tăng thêm những khó khăn cho ngành dệt may Việt Nam. Vì vậy, hàng dệt may Việt Nam sẽ rất khó cạnh tranh kể cả khi đã được hưởng ưu đãi về thuế quan của quy chế quan hệ thương mại bình thường.

2.4. Về đối tác xuất khẩu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay các đối tác xuất khẩu sản phẩm dệt may của Công ty sang thị trường Mỹ là: Ressources, Sanmar, Lifung, Itochu... Đó là những đối tác xuất khẩu trực tiếp và hứa hẹn mối quan hệ làm ăn lâu dài. Điểm thuận lợi là hầu hết các đối tác đó đều đã thiết lập hệ thống kênh phân phối tiêu thụ tại Mỹ do đó khi xuất khẩu cho các đối tác này Công ty có thể lợi dụng được hệ thống kênh tiêu thụ của họ để

quảng bá sản phẩm của mình. Mặc dù khi xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ, Công ty phải đăng ký nhãn mác của những công ty nổi tiếng như Adidas, Nike… tuy nhiên trong thời gian tới khi mà người tiêu dùng Mỹ đã quen với sản phẩm của Công ty thì có rất nhiều khả năng Công ty sẽ xây dựng được thương hiệu riêng của mình tại thị trường Mỹ.

Mặc dù các đối tác của Công ty là những đối tác làm ăn lớn nhưng điều đó cũng có nghĩa là họ có nhiều lợi thế trong việc lựa chọn đối tác làm ăn và có ưu thế trong thương lượng giá cả vì vậy mà Công ty luôn có nguy cơ để mất khách hàng hoặc phải chịu giá ép trong xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may của Công ty Dệt May Hà Nội sang thị trường Mỹ (Trang 83 - 87)