Nhóm giải pháp phát huy những nhân tố tích cực đã đƣợc hình thành

Một phần của tài liệu Báo cáo KH: "KIẾN TRÚC CỔ HÀ NỘI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG" (Trang 57 - 61)

I. Giải pháp để bảo tồn các công trình kiến trúc cổ ở Hà Nộ

2.Nhóm giải pháp phát huy những nhân tố tích cực đã đƣợc hình thành

2.1. Tiếp tục đầu tƣ cho bảo tồn

Việc đầu tư nguồn vốn cho công tác bảo tồn các di tích nó i chung và các công trình kiến trúc cổ nói riêng đã được quan tâm hơn trong những năm gần đây. Đây là một trong những yếu tố thuận lợi cho công tác bảo tồn, tôn tạo các công tr ình kiến trúc cổ Hà Nội cần được phát huy.

Bên cạnh việc cấp ngân sách trực tiếp cho việc nghiên cứu các di tích và các công trình tu bổ, tôn tạo di tích, Nhà nước có thể tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi, đơn giản hóa các thủ tục hành chính để kêu gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư, tôn tạo, bảo tồn các di tích, với điều kiện phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định về chuyên môn. UBND Thành phố Hà Nội cũng cần đầu tư các quỹ đất để các biện pháp giãn dân có thể được tiến hành thông suốt. Bên cạnh giải pháp hỗ trợ cho các biện pháp di dời, giãn dân thì chính quyền Thành phố có thể có những cơ chế đặc biệt, giúp người dân dễ tiếp cận nguồn vốn từ các ngân h àng để họ tự chủ về tài chính trong nâng cấp, cải thiện không gian sống của chính m ình, chẳng hạn như cho vay với lãi suất ưu đãi, hoặc Thành phố đứng ra bảo lãnh cho người dân vay.

Mặt khác, việc bảo tồn, tôn tạo các công tr ình kiến trúc cổ hoàn toàn có thể huy động các nguồn tài lực từ nhân dân. Cụ thể, đối với những công tr ình kiến trúc cổ mang giá trị tâm linh, thì từ trước tới nay, công tác trùng tu, tôn tạo dựa một phần không nhỏ vào tiền công đức của người dân. Hiện nay, trước nhu cầu về các hoạt động đi lễ, cúng bái ngày càng ra tăng, việc huy động nguồn lực trong dân cho bảo tồn các công trình kiến trúc này không hề khó. Đối với các khu phố cổ và khu phố Pháp, đây là nơi cư trú, sinh hoạt của chính người dân, vì thế cần khuyến khích người dân tự huy động vốn để nâng cấp, tr ùng tu chính ngôi nhà của họ. Việc tu bổ gắn với lợi ích mật thiết của người dân, nên việc huy động nguồn vốn trong dân là việc tất yếu phải làm.

Ngoài ra, ngành du lịch cũng thu được nhiều lợi nhuận từ việc đưa các công trình kiến trúc cổ vào tour tham quan du lịch, vì vậy, cần có cơ chế rõ ràng trong việc đầu tư quay trở lại của ngành du lịch đối với việc bảo tồn, tôn tạo các công trình kiến

-54-

trúc cổ, thông qua việc hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động trên hoặc phân chia lợi nhuận cho các hộ dân tham gia vào công tác phát triển du lịch.

Có rất nhiều công trình kiến trúc cổ Hà Nội mang giá trị văn hóa đặc sắc, thu hút sự quan tâm của các tổ chức quốc tế, v ì vậy, việc tăng cường hợp tác quốc tế, kêu gọi các tổ chức từ nước ngoài đầu tư nhiều hơn cho dự án bảo tồn, tôn tạo các công trình kiến trúc cổ cần được đẩy mạnh. Việc này đòi hỏi phải có những biện pháp quảng bá, giới thiệu một cách đầy đủ và sống động giá trị lịch sử- văn hóa của các công trình kiến trúc cổ Hà Nội, để các tổ chức quốc tế thấy rằng việc giúp đỡ chúng ta bảo tồn những công trình này cũng là để giữ gìn những nét văn hóa đặc sắc của nhân loại.

2.2. Phát huy ý thức bảo tồn của ngƣời dân

Trước ý thức bảo tồn, giữ gìn di sản văn hóa của người dân cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng đang ngày càng ra tăng cùng với sự ra tăng mức sống và trình độ dân trí, việc huy động nguồn lực từ người dân, từ cộng đồng trong việc bảo tồn tôn tạo các công trình kiến trúc cổ hoàn toàn có cơ sở để được phát huy. Và chỉ có phát huy nguồn lực cộng đồng mới có thể giải quyết trọn vẹn b ài toán bảo tồn. Vấn đề là làm thế nào để phát huy ý thức bảo tồn của cộng đồng? Đ ã có những kinh nghiệm quốc tế hết sức quý báu mà Hà Nội có thể học tập.

Từ nghiên cứu về vai trò của cộng đồng trong bảo tồn đô thị cổ KawagoeNhật Bản của Nghiên cứu sinh Tiến sĩ Tạ Quỳnh Hoa- giảng viên Khoa Kiến trúcQuy hoạch trường Đại học Xây Dựng, chúng ta có thể rút ra nhiều b ài học cho việc phát huy vai trò của người dân trong bảo tồn kiến trúc cổ Hà Nội.

Kawagoe là thị trấn cổ nằm ở phía Tây Bắc Tokyo- Nhật Bản, cách trung tâm Tokyo 35 km. Tại đây còn lưu giữ được những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể hết sức quý báu. Đó là các ngôi nhà cổ Kurazukuri- kiểu nhà kho truyền thống của Nhật Bản với tường trát nhiều lớp đất sét để chống cháy, các công tr ình kiến trúc công cộng: tháp chuông Toki no Kane, các bảo t àng, các ngôi đền thờ cổ. Kawagoe còn có không gian buôn bán thương mại với các mặt hàng truyền thống của khu vực là ngũ cốc, đường, rượu gạo sake...Các hoạt động lễ hội truyền thống nh ư lễ rước kiệu, ẩm thực truyền thống, kịch nô... vẫn được duy trì.

-55-

Trước sức hút của các vùng đô thị mới, một số ngôi nhà cổ bị bỏ trống, không được tu sửa nên hư hỏng nặng. Tuyến phố thương mại không còn tấp nập như xưa và mất dần sức sống. Việc xây dựng nhiều chung cư cao tầng nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân được triển khai mạnh mẽ vào những năm cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80 đã ảnh hưởng lớn đến cảnh quan của khu vực. Nhiều ngôi nh à mới xây dựng sử dụng vật liệu mới đã thay thế những ngôi nhà cổ, đe dọa việc bảo tồn và gìn giữ các đặc trưng kiến trúc truyền thống của khu vực.

Trước những thách thức mà khu đô thị cổ phải đối mặt, Tổ chức cộng đồng địa phương- Kurano Committee- đã được thành lập tháng 5 năm 1983. Đây là tổ chức do cộng đồng khởi xướng và nắm vai trò chủ thể để thực hiện các hoạt động liên quan đến việc bảo tồn và phát triển các giá trị của thị trấn cổ Kawagoe. Kurano Commitee gồm 200 thành viên, bao gồm đại diện chính quyền, cộng đồng, chuy ên gia và những người yêu quý Kawagoe. Tổ chức này được chia thành hai nhóm nhỏ:

- Nhóm 1: Tập trung chủ yếu các thương gia trong vùng, gặp nhau thường xuyên và nắm bắt được các vấn đề khu vực diễn ra hàng ngày, tập trung vào việc khôi phục và phát triển các hoạt động thương mại của khu vực.

- Nhóm 2: Bao gồm các chuyên gia, đại diện chính quyền, đại diện tổ chức cộng đồng địa phương, tập trung vào việc bảo tồn, gìn giữ các công trình cổ, cảnh quan tuyến phố; mỗi tháng họp một lần để cùng nhau chia sẻ các ý kiến và các giải pháp về bảo tồn và thiết kế đô thị cho khu vực. Đại diện chính quyền th ành phố chỉ tham gia vào với tư cách quan sát viên và sẽ góp ý kiến trong các lĩnh vực cụ thể li ên quan đến quy hoạch thành phố, phát triển công nghiệp. Nhóm đã tham gia vào việc đề xuất quy hoạch đô thị cho khu vực theo c ơ chế chuyên gia đề xuất phương án- cộng đồng góp ý kiến và ra quyết định. Hướng dẫn thiết kế đô thị không chỉ cung cấp những chỉ dẫn chung cho việc thiết kế khu vực đô thị mà còn cung cấp những hướng dẫn chi tiết cho việc bảo tồn, gìn giữ từng ngôi nhà cổ.

Cộng đồng còn tham gia nhiệt tình, cùng với chính quyền xây dựng nên các viện bảo tàng truyền thống, làm tình nguyện viên trong bảo tàng để giới thiệu cho du khách về truyền thống văn hóa vật thể và phi vật thể của quê hương. Tất cả những nỗ lực, cố gắng trên của cộng đồng không nằm ngoài mục đích nhằm bảo tồn, gìn giữ

-56-

những giá trị văn hóa thương mại vốn có của khu vực, và giúp cho khu vực trở thành một khu vực thịnh vượng về kinh tế, hấp dẫn du lịch, tạo tiềm lực kinh tế cho việc bảo tồn, khôi phục các giá trị vật thể và phi vật thể. Hiện nay, Kawagoe là khu vực phát triển thương mại và du lịch rất sầm uất, thu hút rất đông đảo du khách. Các sản phẩm thủ công và các sản phẩm lưu niệm cũng rất được khách hàng ưa thích.

Đô thị cổ Kawagoe có rất nhiều nét giống với đô thị H à Nội, nơi mà các ngành nghề truyền thống đang dần mai một trước tốc độ đô thị hóa, và sức ép về nhà ở khiến cho việc biến mất của các ngôi nhà cổ, hoặc sự xuất hiện của các chung cư xen cấy giữa các biệt thự đang đe dọa nghiêm trọng quỹ kiến trúc và mỹ quan đô thị. Tại Hà Nội hiện nay, việc nhận diện nguy cơ đánh mất quỹ di sản đã không còn là vấn đề mới mẻ, nhưng vấn đề thành lập các tổ chức cộng đồng do người dân quản lý để tham gia một cách có tổ chức vào các quyết định bảo tồn có liên quan mật thiết tới đời sống của mình là một bước đi cần thiết. Sự tham gia vào công tác bảo tồn kiến trúc cổ Hà Nội của các bên liên quan có thể được triển khai như sơ đồ dưới đây:

Thành phần của các tổ chức cộng đồng nên bao gồm nhiều lứa tuổi, không nên chỉ gồm các tổ trưởng dân phố, khu phố như chúng ta vẫn thường thấy. Các cấp chính quyền có trách nhiệm phải tôn trọng, lắng nghe tiếng nói của cộng đồng thông qua các tổ chức này. Với cơ chế hiện nay ở Hà Nội, để đảm bảo người dân được lắng

-57-

nghe thì tổ chức cộng đồng cần thu hút được sự tham gia của các lãnh đạo có uy tín (có thể đã về hưu) sinh sống trên địa bàn đó. Các đề xuất của các chuyên gia và nhà quản lý liên quan đến các vấn đề bảo tồn công trình kiến trúc cổ, cảnh quan đô thị phải được thông qua cộng đồng. Muốn việc thông qua n ày đạt hiệu quả cao, thành phần của tổ chức cộng đồng nhất thiết phải tập hợp được những người thực sự có hiểu biết về các công trình kiến trúc cổ cũng như đặc trưng của công tác bảo tồn, như là những kiến trúc sư tâm huyết trong hội đồng kiến trúc sư thành phố, các nhà Hà Nội học, và những người yêu Hà Nội.

Một phần của tài liệu Báo cáo KH: "KIẾN TRÚC CỔ HÀ NỘI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG" (Trang 57 - 61)