Ra các tiêu chuẩn bảo tồn và các mức hỗ trợ tương ứng

Một phần của tài liệu Báo cáo KH: "KIẾN TRÚC CỔ HÀ NỘI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG" (Trang 51 - 53)

I. Giải pháp để bảo tồn các công trình kiến trúc cổ ở Hà Nộ

b. ra các tiêu chuẩn bảo tồn và các mức hỗ trợ tương ứng

Sau khi đã có danh sách phân loại theo giá trị lịch sử- văn hóa của các công trình trong khu vực bảo tồn, chúng ta cần đề ra quy chế bảo tồn cho từng nhóm công trình thuộc ba cấp độ trên. Muốn đưa ra được những thiết kế phù hợp với khu vực bảo tồn và thuận lợi cho điều kiện sống của người dân, Thành phố cần thiết phải thành lập một Ban Tư vấn kiến trúc với sự tham gia của các chuyên gia có hiểu biết về bảo tồn kiến trúc cổ Hà Nội thuộc Hội Kiến trúc sư thành phố, Cơ quan quản lý văn hóa, và huy động sự tham gia của những người dân có hiểu biết về kiến trúc và bảo tồn trong khu vực. Trước tiên, Ban này cần nghiên cứu, đưa ra những tiêu chuẩn chung cần tuân thủ cho các căn nhà thuộc khu vực bảo tồn, cụ thể là với khu phố cổ và khu phố cũ, mỗi khu có những nét kiến trúc đặc trưng cần được đưa vào thành tiêu chuẩn cho bảo tồn, ngoài ra, những yếu tố như màu sắc, độ lùi, khoảng cách giữa các nhà cũng cần được quy định rõ ràng.

- Đối với các công trình thuộc cấp độ 1: Do những công trình kiến trúc cổ thuộc cấp độ 1 có giá trị lịch sử- văn hóa to lớn, việc bảo tồn nguyên trạng phải được áp dụng triệt để. Để nâng cao chất lượng cuộc sống của các hộ gia đình sinh sống ở đây, mà cụ thể là tăng diện tích trên đầu người, do không thể thay đổi cấu trúc và diện tích của công trình, những hộ dân sống trong di tích này cần phải được di dời

-48-

một phần. Trước tiên, thành phố cần tổ chức các cuộc thăm dò minh bạch nguyện vọng của người dân sống trong các công trình này, để biết người dân có tự nguyện di dời hay không. Nếu có hộ tự nguyện di dời, chúng ta có thể biết họ có yêu cầu, đòi hỏi gì hoặc sáng kiến gì đối với việc di dời. Nếu các hộ dân không muốn di dời th ì phải ký cam kết sẽ không tiến hành bất cứ họat động cơi nới, chỉnh trang nào tác động đến di tích. Việc tu bổ, tôn tạo nhà ở sẽ do người dân tự đóng góp một phần và Nhà nước sẽ hỗ trợ phần lớn kinh phí, tuy nhiên, việc tu bổ phải được tiến hành theo những tiêu chuẩn bảo tồn nghiêm ngặt, bám sát các tiêu chuẩn đã đề ra ở trên, với sự tham gia giám sát của chuyên gia, cơ quan văn hóa và người dân.

- Đối với các công trình thuộc cấp độ 2: Sau khi nắm bắt các chi tiết có giá trị của công trình từ Hội đồng chuyên môn, Ban Tư vấn kiến trúc sẽ nghiên cứu, đưa ra những thiết kế thích hợp với từng công tr ình, giữ nguyên những chi tiết có giá trị, còn lại cải tạo, tu sửa để nâng cao điều kiện sinh hoạt, thậm chí có thể xây th êm tầng, với điều kiện không vi phạm những quy định về chiều cao, m àu sắc... đã được đề ra ở trên. Nếu công trình nào có số hộ tập trung quá đông thì các giải pháp giảm tải mật độ dân số được cho là cần thiết. Sau khi có thiết kế cụ thể, cần t ìm hiểu xem các hộ gia đình có mong muốn cải tạo hay không. Nếu các hộ không muốn cải tạo th ì tương tự trên, phải ký cam kết không đụng chạm đến các chi tiết có giá trị, cũng như không có những tác động vi phạm vào các tiêu chuẩn chung đã được đề ra cho cả khu vực. Nếu các hộ có mong muốn cải tạo, họ phải đóng góp kinh phí để ứng tr ước cho việc cải tạo, sau đó nhà nước sẽ hỗ trợ bù một phần kinh phí, tùy thuộc vào mức độ tuân thủ các quy chế trong quá trình tu bổ, sửa chữa.

- Đối với các công trình thuộc cấp độ 3: Có thể tự chủ động việc thiết kế, tu bổ hoặc xây mới nhà ở, với điều kiện những thay đổi đó không được làm ảnh hưởng tới cảnh quan của khu vực bảo tồn, bằng cách buộc các hộ này tuân thủ các tiêu chuẩn đã được đề ra từ đầu. Kinh phí tu bổ do các hộ gia đình tự đóng góp, hoặc theo gợi ý của GS. TS Fukukawa, Đại học Chiba, Nhật Bản trong hội thảo “Bảo tồn khu phố cổ- Tìm kiếm những giải pháp từ kinh nghiệm quốc tế” , chúng ta cũng có thể gợi ý phương án xây thêm tầng trên và sẽ bán chúng, lấy tiền sửa chữa phần dưới, tất nhiên là nếu không vi phạm giới hạn chiều cao của khu vực. Những giải pháp trên đã

-49-

từng được Nhật Bản áp dụng trong việc cải tạo lại tuyến phố cổ Takamasu, đây cũng là một tuyến phố buôn bán giống với phố Hàng Buồm.

Một phần của tài liệu Báo cáo KH: "KIẾN TRÚC CỔ HÀ NỘI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG" (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)