Vấn đề trùng tu, bảo tồn các công trình kiến trúc cổ để lộ nhiều bất cập.

Một phần của tài liệu Báo cáo KH: "KIẾN TRÚC CỔ HÀ NỘI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG" (Trang 45 - 47)

II. Thực trạng việc bảo tồn các công trình kiến trúc cổ ở Hà Nộ

2. Những mặt hạn chế trong công tác bảo tồn kiến trúc cổ Hà Nộ

2.4. Vấn đề trùng tu, bảo tồn các công trình kiến trúc cổ để lộ nhiều bất cập.

Hướng tới đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, hàng loạt các công trình kiến trúc cổ trên địa bàn Hà Nội đã và đang được trùng tu, xây dựng lại. Thế nhưng, việc làm này, ngoài việc bảo tồn kiến trúc cổ lại đang để lộ nhiều bất cập , mà quan trọng nhất là việc mất đi những giá trị văn hoá lịch sử của các công tr ình kiến trúc cổ. Nguyên tắc chung của bảo tồn là càng giữ được nguyên vẹn bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Mục đích của bảo tồn là làm thế nào để kéo dài tuổi thọ của công trình kiến trúc cổ chứ không phải “làm mới” kiến trúc, biến công trình kiến trúc cổ hàng trăm năm tuổi thành công trình kiến trúc chỉ vài tháng tuổi. Gần đây, ở Bắc Ninh, vụ đập phá xây mới đền thờ Lý Chiêu Hoàng, ngôi đền có tuổi thọ 700 năm tuổi, gây không ít bức xúc trong dư luận. Nhìn lại chính thủ đô Hà Nội, việc xây mới những hạng mục mang tính “giả cổ” trong khuôn viên di tích cổ cũng không còn là chuyện lạ.

Điển hình và tiên phong cho phong trào “xây m ới” trong khuôn viên di tích cổ có thể kể đến là Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Nhân dịp 990 năm Thăng Long - Hà Nội, thành phố đã cho tu sửa hai gian bên của khu Đại Bái và biến thành những gian bày bán hàng lưu niệm sầm uất để phục vụ khách du lịch. Ngoài ra, nổi bật nhất là việc xây dựng lại Nhà Thái Học (vì di tích cũ đã bị phá hoại nghiêm trọng bởi chiến tranh) để trưng bày những hiện vật có giá trị nhằm mục đích tốt là nâng cao giá trị của khu di tích kiến trúc cổ. Tuy nhiên, quá trình thiết kế và xây dựng chưa được thực hiện trên cơ sở những nghiên cứu thấu đáo về lịch sử cũng như phong cách kiến trúc của Nhà Thái học, đã khiến cho chiều cao của tòa nhà lớn hơn hẳn những khu khác của Văn Miếu- Quốc Tử Giám. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến ý nghĩa văn hóa và giá trị thẩm mỹ của cảnh quan nơi đây.

-42-

Việc thêm những yếu tố mới vào trùng tu cũng từng gây bức xúc trong dư luận dù đó có khi chỉ là việc làm lại một tấm bia, sơn mới một tháp cổ, cổng chùa hay tượng thờ…Quá trình trùng tu cũng gây nên sự pha tạp văn hoá bằng việc đưa vào khuôn viên di tích cổ những yếu tố quá ư hiện đại. Trong một buổi phỏng vấn, nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền đã phải bức xúc khi nhắc đến mốt “đèn vườn Nhật Bản” ở nhiều chùa chiền ở Hà Nội mà đi đầu lại chính là Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Phủ Tây Hồ với mối lo ngại nó sẽ tạo nên “sự lai căng văn hoá” làm giảm giá trị văn hoá cổ truyền dân tộc. Gần đây, dự án đại tu đền Bạch Mã vẫn đang trong quá trình thực hiện, hy vọng sẽ không làm thay đổi kết cấu kiến trúc hay “hiện đại hoá” một trong những ngôi đền lâu đời nhất ở H à Nội.

Ngoài ra, một số chính sách xây dựng không đúng đắn cũng đã khiến cho giá trị lịch sử của nhiều di tích kiến trúc cổ bị suy giảm. Điển hình phải kể đến nhà tù Hoả Lò (số 49 phố Hai Bà Trưng), một di tích kiến trúc tiêu biểu bậc nhất phản ánh thời kỳ thuộc Pháp và hai cuộc kháng chiến cứu nước, đã bị cắt phần lớn để xây dựng toà nhà Hanoi Tower. Đây có thể coi là một sai lầm đáng tiếc gây ảnh hưởng lớn đến khu di tích mang giá trị lớn này. Bên cạnh đó, mỹ quan di tích kiến trúc cổ đa phần không được đảm bảo, đặc biệt là những đình chùa ở khu phố cổ. Qua khảo sát dễ nhận thấy những đình chùa cổ như Đền Bạch Mã, Đền Đồng Thuận lọt thỏm giữa bộn bề những dãy nhà cao tầng. Việc xây dựng thiếu quy hoạch nh ư vậy, tuy không trực tiếp phá hủy các công trình kiến trúc cổ, nhưng lại có ảnh hưởng không nhỏ tới mỹ quan của các công trình đó.

Nhìn chung, thực trạng bảo tồn kiến trúc cổ ở Hà Nội hiện nay tồn tại nhiều bất cập hơn là những mặt tích cực và trong thời gian tới, những bất cập này vẫn đang đặt ra yêu cầu phải được giải quyết cấp bách. Vấn đề là chúng ta giải quyết như thế nào? Giải quyết phải hướng tới sự phát triển bền vững lâu dài chứ không chỉ là những biện pháp “vá víu” trước mắt để hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội.

-43-

Một phần của tài liệu Báo cáo KH: "KIẾN TRÚC CỔ HÀ NỘI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG" (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)