Các công trình kiến trúc cổ bị xâm hại nhiều.

Một phần của tài liệu Báo cáo KH: "KIẾN TRÚC CỔ HÀ NỘI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG" (Trang 41 - 44)

II. Thực trạng việc bảo tồn các công trình kiến trúc cổ ở Hà Nộ

2.2.Các công trình kiến trúc cổ bị xâm hại nhiều.

2. Những mặt hạn chế trong công tác bảo tồn kiến trúc cổ Hà Nộ

2.2.Các công trình kiến trúc cổ bị xâm hại nhiều.

Ngoại trừ một số công trình kiến trúc cổ mang tầm vóc quốc gia v à nằm ở những vị trí khó có thể bị xâm hại như đền Ngọc Sơn, chùa Trấn Quốc… thì những đình, đền, chùa cổ ở Hà Nội đa phần đang chịu tác động tiêu cực của tiến trình đô thị hoá. Việc xâm hại kiến trúc cổ diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, từ những hành vi nhỏ nhặt, như viết vẽ bậy thể hiện sự thiếu tôn trọng di tích kiến trúc cổ , đến những hành động rõ ràng hơn mà chúng ta ai cũng có thể nhận thức được như việc xâm phạm khuôn viên kiến trúc làm nơi ở hoặc buôn bán, kinh doanh. Có những hành động tưởng chừng chỉ nhằm mục đích thu hút khách du lịch nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến mỹ quan và tính giá trị của kiến trúc cổ nên cũng cần được xếp vào nhóm những hành động xâm hại các công trình kiến trúc cổ. Dựa vào mức độ bị xâm hại của các công trình kiến trúc cổ, chúng ta có thể chia các hành vi xâm hại đó vào ba cấp độ khác nhau như sau:

Cấp độ 1: Việc xâm hại chỉ tác động đơn thuần đến mỹ quan của công trình kiến trúc cổ do một bộ phận người dân thiếu ý thức gây nên.

Không cần nhìn đâu xa, có thể bắt gặp ngay những hình vẽ, hình khắc của một bộ phận giới trẻ Việt Nam trên tường, vách, cột của các công trình kiến trúc cổ. Kiến trúc cổ còn bị lạm dụng để dán những hình ảnh quảng cáo. Không khó khăn để tìm được một bức tường kiến trúc cổ in những dòng chữ quảng cáo như “khoan cắt

-38- bê tông” hay dán những tờ rơi. Những hành động này tuy nhỏ nhặt nhưng ảnh hưởng thì không nhỏ chút nào đến mỹ quan đô thị và phải được xếp vào nhóm hành động xâm hại kiến trúc cổ. Nguyên nhân của việc xâm hại này đơn thuần do sự thiếu hiểu biết và tôn trọng của người dân và cũng không thể không nhắc đến sự yếu kém trong quản lý của các cấp chính quyền.

Cấp độ 2: Xâm lấn di tích kiến trúc cổ nhằm những mục đích kinh doanh thu lợi nhuận nhưng không gây ảnh hưởng đến kết cấu kiến trúc của công trình.

Loại hình kiến trúc cổ bị xâm hại ở cấp độ 2 thường là các công trình kiến trúc cổ thời phong kiến, điển hình là đình, chùa, miếu mạo. Hoạt động xâm lấn di tích chủ yếu là lấn chiếm khuôn viên khu vực II hay thậm chí là khu vực I của di tích kiến trúc cổ để buôn bán, kinh doanh. Có thể điểm qua h àng loạt những công trình kiến trúc cổ bị xâm hại đang được nhắc tới nhiều trong thời gian gần đây như: Chùa Bộc (được công nhận Di tích lịch sử- Văn hoá quốc gia năm 1962), người dân chiếm dụng vỉa hè ngay trước chùa để bày bán, trong khuôn viên chùa là bãi để xe ngổn ngang; chùa Vĩnh Trù (Hoàn Kiếm - Hà Nội) khuôn viên bị chiếm dụng ngang nhiên làm hàng quán, trông xe…; đền Đồng Thuận ngổn ngang quán nước ngay trước cửa đền; Gò Đồng Thây (Khuất Duy Tiến) trở thành nơi chứa rác thải và phơi quần áo….Những hành động như vậy rõ ràng vi phạm nghiêm trọng Điều 32 quy định về những khu di tích và mức độ bảo vệ của Luật Di sản văn hoá, đã và đang được phản ánh nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Ngoài ra còn nhiều kiểu xâm hại di tích kiến trúc cổ khác như lợi dụng di tích kiến trúc cổ để tiến hành các hoạt động thương mại hoặc mê tín dị đoan trong khuôn viên di tích cũng cần được xếp vào những hành động xâm hại và có biện pháp xử phạt nghiêm minh. Ví dụ như như trong khuôn viên Chùa Một Cột, cảnh tượng bày

-39-

bán ngổn ngang cùng các thứ rác rưởi xung quanh đã làm giảm đi rất nhiều giá trị cảnh đẹp của ngôi chùa mang dấu ấn lịch sử và kiến trúc sâu đậm này. Rõ ràng những hành động tưởng chừng nhỏ nhặt như vậy có mức độ xâm hại không hề nhỏ chút nào.

Cấp độ 3: Việc xâm hại di tích gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu kiến trúc, đe doạ sự tồn tại của công trình kiến trúc cổ.

Tiêu biểu cho hiện tượng này là việc xâm phạm khuôn viên di tích kiến trúc cổ làm nhà ở của dân. Số di tích bị vi phạm tập trung chủ yếu tr ên địa bàn 4 quận nội thành cũ, là Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình. Theo số liệu điều tra đến tháng 7/2008, hiện có 12 tập thể và 1.230 hộ dân đang “ngụ cư” tại 681 di tích đã xếp hạng trên địa bàn Hà Nội. Có nhiều nguyên nhân cho sự xâm hại di tích của người dân. Do chiến tranh, thiên tai, những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, nhà dân bị phá, người dân vào ở nhờ trong các di tích kiến trúc cổ nh ư đình, chùa. Lâu ngày, họ xây dựng nhà cửa và “thường trú” qua nhiều thế hệ trong khuôn viên di tích cổ. Cũng có nhiều trường hợp tự ý vào ở trong di tích kiến trúc cổ. Như đã nêu ở trên, cho đến tận trước thế kỷ XXI, việc bảo tồn, trùng tu các di tích kiến trúc cổ có giá trị vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Việc buông lỏng quản lý trong thời gian dài đã dẫn đến hậu quả là hàng loạt những công trình kiến trúc cổ như chùa Liên Phái, Chân Tiên, Hoà Mã (Quận Hai Bà Trưng), chùa Ngũ Xá (quận Ba Đình), đền chùa Huy Văn, chùa Quang Minh, Đ ống Quang (Quận Đống Đa), đình Trương Thị, Kim Ngân (Quận Hoàn Kiếm)….đã bị các hộ dân xung quanh và những người sinh sống trong chùa xâm hại. Không thể phủ nhận những nỗ lực của thành phố trong việc di dời hộ dân trong khuôn viên di tích- theo báo Thể Thao - Văn hoá ra ngày 11/8/2008, cho đến năm 2010, UBND thành phố Hà Nội đã có chủ trương, chính sách về việc tổ chức hợp thức đất và di chuyển hơn 1200 hộ dân đang còn sinh sống trong khuôn viên khu vực I của những di tích đã được xếp hạng trên địa bàn Thăng Long - Hà Nội- tuy vậy, cho đến thời điểm hiện tại, việc các hộ dân sinh sống bất hợp pháp trong khuôn viên các di tích kiến trúc cổ vẫn là vấn đề nhức nhối được nhiều báo đài nói đến hàng ngày. Vấn đề di dân và tái định cư chắc chắn sẽ không dễ một khi bài toán “quỹ đất” vẫn chưa có lời giải hợp lý.

-40-

Một phần của tài liệu Báo cáo KH: "KIẾN TRÚC CỔ HÀ NỘI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG" (Trang 41 - 44)