Những mặt tích cực trong quá trình bảo tồn kiến trúc cổ

Một phần của tài liệu Báo cáo KH: "KIẾN TRÚC CỔ HÀ NỘI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG" (Trang 35 - 39)

II. Thực trạng việc bảo tồn các công trình kiến trúc cổ ở Hà Nộ

1. Những mặt tích cực trong quá trình bảo tồn kiến trúc cổ

Trước tiên chúng ta phải xét đến những mặt đã giải quyết được trong công cuộc bảo tồn các công trình kiến trúc cổ Việt Nam nói chung và kiến trúc cổ Hà Nội nói riêng.

1.1. Nhà nƣớc có văn bản pháp luật cụ thể trong các lĩnh vực có liên quan đến bảo tồn di tích. tồn di tích.

Nhà nước đã có văn bản pháp luật theo đó quy định cụ thể việc bảo tồn cá c di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, tiêu biểu là luật Di sản văn hoá có hiệu lực từ năm 2002. Theo luật Di sản văn hoá, các công trình kiến trúc cổ Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung được xếp vào nhóm di sản văn hoá vật thể căn cứ vào điều 28 và khoản 2, điều 4, Luật Di sản văn hoá. (Di sản văn hoá vật thể bao gồm các sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, văn học, gồm các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia). Việc bảo tồn những di sản văn hoá vật thể cũng được quy định rõ Luật Di sản văn hoá. Xin được trích dẫn khoản 1 điều 32 (cũ) về việc bảo vệ “di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh”:

Điều 32:

1. Các khu vực bảo vệ di tích bao gồm:

a) Khu vực bảo vệ I gồm di tích và vùng được xác định là yếu tố gốc cấu thành di tích, phải được bảo vệ nguyên trạng;

b) Khu vực bảo vệ II là vùng bao quanh khu vực bảo vệ I của di tích, có thể xây dựng những công trình phục vụ cho việc phát huy giá trị di tích nh ưng không

-32-

làm ảnh hưởng tới kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích.

Trong trường hợp không xác định được khu vực bảo vệ II thì việc xác định chỉ có khu vực bảo vệ I đối với di tích cấp tỉnh do Chủ tịch ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quyết định, đối với di tích quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin quyết định, đối với di tích quốc gia đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Ngoài ra, trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa mới được thông qua ngày 18/06/2009, việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích đã được quy định rất chặt chẽ ngay từ đầu, với những yêu cầu cụ thể như: giữ gìn tối đa yếu tố gốc cấu thành di tích, phải lập quy hoạch, dự án trình cơ quan có thẩm quyền, phải công bố công khai quy hoạch, dự án đã được phê duyệt tại địa phương nơi có di tích. Tổ chức, cá nhân chủ trì lập quy hoạch, dự án hoặc chủ trì tổ chức thi công, giám sát thi công phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề (đối với tổ chức), và chứng chỉ hành nghề (đối với cá nhân). Để tránh những phức tạp nảy sinh với các di tích khảo cổ trong lòng đất trong quá trình triển khai xây dựng các công trình phát triển kinh tế - xã hội, Luật cũng đã bổ sung quy định "Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức việc lập quy hoạch khảo cổ ở địa phương; phê duyệt và công bố quy hoạch...". Với các dự án ở địa điểm thuộc quy hoạch khảo cổ, việc khai quật khảo cổ sẽ phải đ ược tiến hành trước khi triển khai dự án. Kinh phí thăm d ò, khai quật khảo cổ của các công trình không phải bằng vốn Nhà nước cũng sẽ do Nhà nước cấp. Đây là những cơ sở pháp lý hết sức quan trọng, giúp cho công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của các công trình kiến trúc cổ được diễn ra thuận lợi.

1.2. Đầu tƣ cho bảo tồn đƣợc chú trọng hơn.

Bên cạnh những quy định của pháp luật, việc đầu t ư cho công cuộc bảo tồn các di sản văn hoá, trong đó có những công trình kiến trúc cổ từ lâu đã được quan tâm và chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong những khoản chi của ngân sách nh à nước. Tính đến tháng 4/2009, cả nước có khoảng 4 vạn di tích đã kiểm kê, trong đó có 3018 di tích đã được xếp hạng di tích quốc gia, 5437 di tích được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Từ năm 2001 đến nay, đã có 1456 di tích được đầu tư để tu bổ và khắc phục tình trạng xuống cấp. Không mấy khó khăn để t ìm những thông tin trên mạng

-33-

Internet hay báo chí về những khoản chi lớn cho công cuộc bảo tồn các di tích lịch sử, trong đó có kiến trúc cổ. Tiêu biểu phải kể đến Dự án quy hoạch bảo tồn v à phát huy giá trị khu di tích Mỹ Sơn (công trình kiến trúc tôn giáo cổ của dân tộc Chăm) với tổng vốn đầu tư lên đến 282 tỷ đồng. Chúng ta cũng được biết đến dự án bảo tồn Cố đô Huế do Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế v à Viện Di sản Thế giới thuộc đại học Waseda (Nhật Bản) phối hợp thực hiện trong 3 năm từ 2005 đến 2008 với vốn đầu tư lên tới 3.5 triệu USD, dự án tôn tạo thành cổ Quảng Trị được duyệt năm 2009 với 200 tỷ đồng từ ngân sách trung ương… Ngoài những dự án đòi hỏi kinh phí lớn từ ngân sách nhà nước và các nguồn tài trợ bên ngoài, còn phải kể đến hàng trăm dự án nhỏ về bảo tồn, tu bổ các di tích lịch sử, kiến trúc cổ h àng năm ở các địa phương trên cả nước và những dự án đầu tư có sự đóng góp của các cá nhân, tổ chức, như dự án bảo tồn di tích lăng vua Đồng Khánh ở Huế với kinh phí 76 tỷ đồng, dự án bảo tồn di tích kiến trúc Ô Quan Chưởng trị giá 74.5 nghìn USD do Quỹ bảo tồn văn hoá của Đại sứ quán Hoa Kỳ tài trợ năm 2009…

Việc tăng cường đầu tư cho công tác bảo tồn các công trình kiến trúc cổ Hà Nội được thể hiện không chỉ ở ngân sách cho bảo tồn tăng l ên, mà còn thể hiện ở số lượng các công trình được đưa vào các dự án bảo tồn cũng ngày một nhiều hơn. Hà Nội là trung tâm văn hoá di sản của cả nước với số lượng di tích lên tới 2/3 tổng số di tích lịch sử của cả nước, trong đó có nhiều di tích kiến trúc cổ đ ược xếp hạng di tích quốc gia có giá trị lớn về mặt kiến trúc- nghệ thuật. Địa bàn Thăng Long - Hà Nội luôn là nơi huy động được nhiều nguồn kinh phí cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị của khối lượng di sản và kiến trúc cổ đồ sộ. Chỉ tính riêng giai đoạn 2002- 2008, ngân sách nhà nước đã đầu tư cho việc tôn tạo và tu bổ cấp thiết gần 300 di tích tới 256 tỷ đồng. Hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, trong năm 2009, Hà Nội đang tiếp tục triển khai nhiều dự án tu bổ các di tích văn hoá trọng điểm với kinh phí tương đối lớn, cụ thể như các dự án tu bổ Thăng Long tứ trấn, chùa Quán Thánh, chùa Trấn Quốc…đã và đang thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận. Trong một số năm gần đây, dự án được nhắc đến nhiều nhất là việc khai quật khu di tích Hoàng thành Thăng Long tiến hành trong vòng 1 năm từ tháng 12/2002 đến tháng 12/2003 nhưng đã thu được kết quả đáng kể với sự xuất lộ của 19000m2 móng công trình kiến trúc cổ. Điều làm thế giới phải ngỡ ngàng là sự đan

-34-

xen của nhiều tầng văn hoá trong một quần thể di tích kiến trúc cổ. Có ý kiến nhận định rằng nếu được khai quật và bảo tồn đúng đắn thì quần thể kiến trúc Hoàng thành Thăng Long nhiều khả năng sẽ trở thành kho báu độc đáo tầm cỡ thế giới.

1.3. Ý thức bảo tồn đã dần định hình và phát triển.

Phải đến một số năm gần đây, khi mà công cuộc Đổi mới toàn diện đã giúp cho điều kiện kinh tế- chính trị- xã hội của đất nước có những chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân dần được nâng cao, thì chúng ta mới thực sự có điều kiện để chú trọng đến việc phát huy những giá trị văn hoá tinh thần. Đặc biệt b ước sang thế kỷ XXI, với doanh thu đáng kể từ du lịch, Việt Nam đã chú ý hơn đến việc đầu tư vào loại hình dịch vụ thu nhiều lợi nhuận này. Cùng với đó thì công cuộc bảo tồn phát huy giá trị văn hoá lịch sử của các công trình kiến trúc cổ cũng được đầu tư nhiều hơn. Kết quả là hàng loạt dự án bảo tồn được triển khai trong thời gian ngắn. Việc xem xét xếp hạng di tích cũng được tiến hành nhiều hơn. Ngoài ra, nhận thức được sự xuống cấp của các công trình kiến trúc cổ có thể gây ảnh hưởng đến việc sinh sống và làm việc của người dân, thành phố Hà Nội đã có những văn bản quy định cụ thể, rõ ràng đâu là khu phố cổ, đâu là khu phố cũ, nơi nào người dân có thể sửa sang, cải tạo lại. Những vi phạm về xây dựng trong khu vực phố cổ cũng đ ã có quy định xử phạt. Song song với việc ban hành các quy định và biện pháp xử phạt cụ thể đối với hành vi xâm hại các công trình kiến trúc cổ, từ năm 1996 thành phố Hà Nội đã cho thành lập Ban quản lý phố cổ với nhiệm vụ giúp UBND th ành phố về công tác bảo tồn, tôn tạo, khai thác khu phố cổ H à Nội. Hoạt động của Ban quản lý phố cổ đã có một số kết quả nhất định để bảo vệ Thủ đô ng àn năm tuổi vượt qua được thời gian và thời tiết khắc nghiệt, giữ gìn được nhiều di tích, nhiều vốn kiến trúc cổ, nhiều nét văn hóa đầy giá trị mà cha ông ta để lại. Cụ thể Ban quản lý đã có rất nhiều cố gắng để dựng lại và bảo tồn được nhiều đường phố cổ, tổ chức một số hội thảo được nhiều nước quan tâm, như đại diện thành phố Toulous (Pháp), Nhật, Đức, Thụy Điển... tổ chức một số cuộc trưng bày như buổi giới thiệu và trình diễn các dòng gốm truyền thống, triển lãm Nét Xuân (2004), tái hiện không gian Trung thu truyền thống, lễ hội hưởng ứng ngày Di sản Việt Nam (23/11)... phối hợp với Câu lạc bộ nghệ nhân Hà Nội để nghiên cứu nghề truyền thống, kết hợp với những hoạt động văn hóa giới thiệu giá trị tiêu biểu của nghề truyền thống hay đưa ra các ấn phẩm phố nghề đến

-35-

đông đảo nhân dân và du khách nước ngoài. Trong những nỗ lực bảo tồn của Ban quản lý phố cổ có lẽ gây được sự chú ý nhiều nhất là việc tiến hành một số đề án duy tu, sửa chữa, củng cố một số công trình kiến trúc cổ, cụ thể là 3 căn nhà cổ ở 87 Mã Mây, 38 Hàng Đào, 51 Hàng Bạc, và nhà số 28 Hàng Buồm đang được tiến hành tu sửa, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2010. Từ năm 1986 tới nay, đã có một số dự án, đề tài nghiên cứu về vấn đề này, trong đó được chú ý nhất có dự án “Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị khu phố Pháp phía Nam quận Hoàn Kiếm- Hà Nội” do Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội phối hợp với Viện Đào tạo chuyên ngành đô thị IMV cùng đơn vị tư vấn Interscenne (Pháp) triển khai với sự giúp đỡ, hợp tác của chính quyền vùng Ile - de - France.

Cùng với sự quan tâm gia tăng của nhà nước thì ý thức bảo tồn các công trình kiến trúc cổ của người dân cũng được gia tăng phần nào. Điều này được thể hiện qua việc những cuộc thi như “Tìm hiểu lịch sử văn hoá các thành phố 1000 năm tuổi”, cuộc thi “Tìm hiểu kiến trúc cổ truyền Việt Nam” được Viện Kiến trúc và quy hoạch đô thị nông thôn phát động từ 30/5/2009 đến 30/6/2009,... đ ã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo công chúng. Ngoài ra, những dự án trung tu, tôn tạo, phục dựng các công trình kiến trúc cổ cũng nhận được những ý kiến đóng góp nhiều chiều của chuyên gia và những người tâm huyết trong và ngoài nước. Những ý kiến phản biện tích cực, những hành động thiết thực của người dân để ngăn chặn hành vi xâm hại các công trình kiến trúc cổ là rất đáng được ghi nhận.

Một phần của tài liệu Báo cáo KH: "KIẾN TRÚC CỔ HÀ NỘI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG" (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)