Những giải pháp gìn giữ và phát huy nét đặc sắc của kiến trúc cổ Hà Nộ

Một phần của tài liệu Báo cáo KH: "KIẾN TRÚC CỔ HÀ NỘI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG" (Trang 68 - 72)

II. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình kiến trúc cổ trong phát triển du lịch bền vững

b.Những giải pháp gìn giữ và phát huy nét đặc sắc của kiến trúc cổ Hà Nộ

 Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn về giá trị của các công trình kiến trúc cổ

Phải thay đổi quan điểm ăn sâu vào trong nhận thức từ “khai thác di tích” thành “bảo tồn, phục hồi giá trị, duy trì di tích bền vững rồi mới đến khai thác phục vụ du lịch”.

Bảo tồn, phục hồi Duy trì di tích bền

giá trị. vững.

Khai thác di tích phục vụ du lịch

-65-

Bảo tồn, phục hồi phải tiến hành đầu tiên thì mới duy trì di tích bền vững. Di tích được duy trì mới có giá trị khai thác phục vụ du lịch. Việc khai thác phục vụ du lịch tăng cường sự quan tâm của nhân dân và du khách đến di tích và có tác động tích cực trở lại với bảo tồn trong việc thu hút vốn đầu tư cho công tác bảo tồn. Đây là một vòng tuần hoàn có mối quan hệ chặt chẽ cần được giữ vững.

Chính quyền phải có vai trò tiên phong trong vấn đề giáo dục ý thức để người dân cảm thấy gìn giữ kiến trúc cổ là việc làm cần thiết chứ không mang tính lý thuyết hay phong trào. Nên tăng cường các bài học về lịch sử lồng ghép những câu chuyện về các di tích kiến trúc cổ trong các trường học thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khoá để ý thức được hình thành và ăn sâu trong thế hệ trẻ.

 Coi trọng việc giữ nguyên trạng các di tích kiến trúc cổ

Nguyên tắc số một của việc giữ gìn phát huy là phải giữ đúng được nguyên trạng của các di tích kiến trúc cổ. Cái làm nên giá trị của các công trình kiến trúc cổ chính tuổi đời lâu năm của nó. Qua năm tháng, màu sắc có thể bị phai nhạt, kết cấu và vật liệu xây dựng có thể bị cũ kỹ nhưng đó là sự cũ kỹ có giá trị. Giá trị nằm kiến trúc cổ nằm ở chiều sâu văn hoá chứ không nằm ở nước sơn mới hay nền gạch hiện đại. Du khách đến tham quan các công trình kiến trúc cổ với niềm đam mê mãnh liệt là vì họ cảm nhận được những tháng năm lịch sử thấm trong không gian và kiến trúc công trình. Do đó, trong việc phát huy giá trị các công trình kiến trúc cổ thì càng giữ được nguyên trạng bao nhiêu càng thành công bấy nhiêu.

 Có thái độ đúng đắn với các công trình kiến trúc cổ trong hoạt động du lịch

Gần đây, du lịch Hà Nội có sự tăng trưởng đều đặn và vững chăc, số khách tăng trung bình 25% một năm. Điều đó cho thấy sức hút của du lịch văn hoá Hà Nội. Việc khai thác giá trị của các di tích, kiến trúc cổ được chú ý nhiều trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, càng khai thác giá tr ị kiến trúc cổ phục vụ du lịch bao nhiêu thì càng phải có thái độ tôn trọng đúng đắn đối với các di tích cổ bấy nhiêu.

- Thái độ tôn trọng trước hết thể hiện qua sự chỉ đạo đúng đắn của nhà nước. Nhà nước cần có quy định cụ thể và nghiêm ngặt về việc bảo tồn, trông nom và trùng tu các di tích cổ, triệt để ở tầm vĩ mô và vi mô. Hiện nay ở nhiều di tích cổ, mặc dù được đầu tư nhiều tiền bạc để gìn giữ, trùng tu nhưng vấn đề vệ sinh, mỹ quan di tích

-66-

chưa được đảm bảo. Các di tích kiến trúc cổ, đặc biệt là những khu di tích kiến trúc cổ phong kiến thu hút nhiều khách du lịch cần có những quy định chặt chẽ và rõ ràng về vấn đề bảo vệ, dịch vụ trông giữ xe xung quanh khu di tích hay đơn giản là thái độ phục vụ của nhân viên bán vé vào tham quan. Việc kinh doanh thu lời trong khuôn viên di tích phải bị hạn chế tới mức tối đa, mà chỉ phát triển những gian hàng nhỏ hỗ trợ cho việc tham quan di tích như hương, vàng m ã ở các đình chùa; hay những tờ rơi, sổ nhỏ giới thiệu sơ qua về lịch sử, giá trị của công trình kiến trúc cổ…. và nên mang tính chất phi lợi nhuận, được hỗ trợ để thực hiện miễn phí. Số kinh phí hỗ trợ cho những hoạt động như thế có thể một phần nhỏ đưa vào vé tham quan, một phần lấy từ kinh phí nhà nước để tránh tình trạng đội giá trong những dịp lễ, Tết, gây ấn tượng không tốt.

- Việc tôn trọng di tích kiến trúc cổ còn thể hiện ở việc kiên quyết chống lại hiện tượng “du lịch theo thị hiếu”. Du lịch là ngành công nghiệp không khói, doanh thu cao nhưng nếu đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu thì sẽ làm giảm giá trị của các di tích kiến trúc cổ. Thị hiếu du lịch hiểu đơn giản là sở thích, gu du lịch của du khách. Khai thác du lịch phải tính đến thị hiếu du lịch và đồng thời cũng cần cân bằng giữa việc khai thác du lịch với việc gìn giữ, phát huy giá trị văn hoá lịch sử của các công trình kiến trúc cổ. Khai thác kiến trúc cổ phục vụ du lịch ví dụ như việc đặt cả hệ thống ATM trong khuôn viên kiến trúc hay kinh doanh hàng lưu niệm tràn lan như ở Văn Miếu- Quốc Tử Giám rõ ràng làm giảm giá trị của khu di tích cổ đi rất nhiều. Do đó, chúng ta chỉ nên đáp ứng những thị hiếu du lịch phù hợp với mục đích phát triển văn hoá đúng đắn. Những yếu tố hiện đại như toa lét công cộng, ATM, điện thoại công cộng cần được giấu một cách kín đáo và có những chỉ dẫn tiện lợi và đồng nhất. Việc đưa những yếu tố này vào khu di tích cổ mà vẫn hoà hợp với tổng thể di tích được nước bạn Nhật thực hiện rất tốt ở Kyoto như một ví dụ chúng ta cần học tập. Bên cạnh đó cũng cần có bản quy hoạch tổng thể tính đến cơ hội kinh doanh du lịch cho người dân nhưng phải dựa trên nhu cầu hợp lý của khách du lịch và hạn chế tình trạng buôn bán không chính thức phá vỡ cảnh quan kiến trúc cổ.

-67-  Hạn chế hiện tượng “ kiến trúc giả cổ”

Hiện nay, bên cạnh xu thế bảo tồn các công trình kiến trúc cổ xuất hiện xu thế xây mới theo lối giả cổ hoặc bắt chước kiến trúc cổ. Khi công cuộc bảo tồn và phát huy vai trò kiến trúc cổ trong phát triển du lịch bền vững chưa đem lại kết quả thì việc xây dựng kiến trúc “giả cổ” hiện nay đang dần trở thành trào lưu và xu thế vận động chủ yếu. Đối với phong cách kiến trúc thời Pháp thuộc, xu hướng “mái Mansard” bắt đầu phát triển mạnh trong khoảng hơn chục năm trở lại đây, từ những thập niên 90 (dùng hẳn một tầng làm mái có trổ cửa sổ nhỏ). Tuy nhiên, kiến trúc cổ là lối kiến trúc cũ không còn hợp với xu thế hiện đại nên việc kế thừa phải có chọn lọc, nếu không sẽ không phù hợp gây ảnh hưởng đến những công trình kiến trúc cổ Pháp thuộc. Đối với kiến trúc thời phong kiến, hiện tượng giả cổ thể hiện ở hai hình thức. Hình thức thứ nhất là việc xây dựng mới trong khuôn viên di tích mà điển hình là Văn Miếu- Quốc Từ Giám như đã đề cập. Hình thức thứ hai là việc tái hiện kiến trúc cổ được nhắc đến nhiều là việc đưa vào khai thác du lịch khu Thiên đường Bảo Sơn. Một trong những nét độc đáo mà Thiên đường Bảo Sơn muốn nhấn mạnh vào là việc đầu tư để tái hiện một phần không gian phố cổ Hà Nội, tập trung được cả văn hoá kiến trúc cổ, ẩm thực và làng nghề. Tuy nhiên, việc đầu tư cho những loại hình kiến trúc “giả cổ” tốn kém, không hiệu quả, không thu hút du lịch lâu dài vì không xây dựng được cảnh quan và độ “nông” của văn hoá không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của du khách. Ở Tokyo cũng có khu Edo market, tái hiện hoàn toàn thành phố Tokyo cổ xưa khá độc đáo mà chúng ta cần tham khảo nếu phát triển loại hình “bảo tàng” này. Tuy nhiên, xét ở góc độ mục đích du lịch ảo hay du lịch hưởng ứng những loại hình kiến trúc giả cổ xuất phát từ sự tò mò là chính. Bởi vậy loại hình kiến trúc giả cổ ít có giá trị trong phát triển du lịch bền vững và cần hạn chế để tập trung gìn giữ phát huy nét đặc sắc của kiến trúc cổ Hà Nội. Thực tế việc tái tạo bối cảnh cổ làm du lịch do các đầu tư tư nhân do thời gian và quy chế thuận tiện hơn nên thường được làm nhanh chóng hơn chương trình bảo tồn thật của quốc gia. Hơn nữa, các nhà đầu tư tính nhiều đến lợi nhuận, nên động lực hoàn thành dự án của họ rất cao. Để cân bằng giữa bảo tồn thật với xu hướng này, phải huy động thành phần đầu tư tư nhân để cùng tham gia bảo tồn, thuyết phục được họ về lợi ích của họ khi tham gia bảo tồn, và du lịch di sản.

-68-

 Khai thác tốt không gian kiến trúc cảnh quan tại các khu di tích

Kiến trúc cổ chỉ được gìn giữ và nâng cao giá trị khi môi trường xung quanh kiến trúc phù hợp và góp phần tôn vinh thêm vẻ đẹp kiến trúc. Tổ chức, khai thác tốt không gian xung quanh khu di tích kiến trúc cổ là vấn đề mấu chốt để thu hút du khách. Số lượng du khách lại là vấn đề quan trọng nhất của du lịch. Vì vậy, để phát huy được nét đẹp của các công trình kiến trúc cổ thì vấn đề không gian cảnh quan phải được đảm bảo. Thực trạng hiện nay là nhiều khu di tích bị xâm hại, lấn chiếm nên vấn đề mỹ quan phải được chú trọng và đưa ra các giải pháp triệt để. Ngoài ra, vấn đề khác cần được quan tâm và là hiện tượng chung của nhiều di tích kiến trúc cổ hiện nay là vấn đề hạ tầng xung quanh. Cần hạn chế tình trạng cống rãnh lộn xộn, về mùa mưa nhiều di tích kiến trúc cổ có giá trị cũng bị ngập úng, hệ thống các đường dây điện, điện thoại chằng chịt bao quanh nhiều khu dân cư trong thành phố và cả những di tích kiến trúc cổ. Nhiều vấn đề bên lề như hệ thống đèn chiếu sáng, các loại biển hiệu, tranh hay áp phích quảng cáo cũng cần được chú trọng về vị trí đặt để không gây ấn tượng không mấy tốt đẹp cho du khách về không gian quanh những di tích kiến trúc cổ có giá trị. Những vấn đề này cũng đã được đề cập và có giải pháp cụ thể ở mục bảo tồn, nhóm nghiên cứu xin được không nhắc lại ở đây.

2.2. Xây dựng chiến lƣợc quảng bá kiến trúc cổ Hà Nội

Việc khai thác tiềm năng du lịch từ những công trình kiến trúc cổ Hà Nội là rất cần thiết trong thời điểm hiện nay. Quảng bá những giá trị văn hoá lịch sử độc đáo của các công trình kiến trúc cổ Hà Nội cũng là một cách gìn giữ và phát huy di tích kiến trúc cổ. Quảng bá kiến trúc cổ Hà Nội cần một chiến lược cụ thể với những nội dung cơ bản như sau:

Một phần của tài liệu Báo cáo KH: "KIẾN TRÚC CỔ HÀ NỘI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG" (Trang 68 - 72)