Tiến hành các dự án cải tạo

Một phần của tài liệu Báo cáo KH: "KIẾN TRÚC CỔ HÀ NỘI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG" (Trang 53 - 57)

I. Giải pháp để bảo tồn các công trình kiến trúc cổ ở Hà Nộ

c.Tiến hành các dự án cải tạo

Từ trước tới nay, đã có nhiều dự án nghiên cứu về khu phố cổ và khu phố cũ, nhiều gói giải pháp cũng đã được đưa ra. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là công tác bảo tồn triển khai ở hai khu vực này lại rất khiêm tốn. Điều này cho thấy, lãnh đạo Thành phố chưa có đủ quyết tâm biến các phương án cải tạo hai khu phố này thành hiện thực. Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội đang đến rất gần, và gấp gáp hơn nữa là sự xuống cấp của các công trình kiến trúc cổ cũng như điều kiện sinh hoạt chật chội của người dân nơi đây, hi vọng sẽ là những đòn bẩy giúp cho công tác bảo tồn, nâng cao đời sống của người dân hai khu phố- vốn được coi là di sản quý báu làm nên Hà Nội nghìn năm- được đẩy mạnh.

Về công tác tiến hành giãn dân, trước hết phải lên ngay kế hoạch di dời các nhà dân đang lấn chiếm các di tích đền- đình- chùa. Mặc dù thành phố đã có chủ trương di dời các hộ dân trong khu phố cổ sang khu đô thị mới Việt Hưng (huyện Gia Lâm), nhưng dự án này chưa nhận được sự đồng tình ủng hộ của người dân phố cổ. Việc tìm hiểu tại sao dự án này chưa thành công sẽ cho phép rút ra những bài học quý báu cho công tác giãn dân sau này. N ếu muốn người dân phố cổ và phố cũ chấp thuận đi thì không phải chỉ tạo cho họ một môi trường sống tốt hơn, đồng thời tạo công ăn việc làm mà còn phải tạo được các cơ sở hạ tầng đi kèm như trường học, bệnh viện chất lượng cao... Việc quy hoạch khu tái định c ư cần có sự tham gia của Sở Quy hoạch- Kiến trúc, đồng thời lắng nghe những yêu cầu, nguyện vọng của người dân, mới có thể đảm bảo đạt được sự đồng thuận cao trong nhân dân.

Đối với những hộ không tham gia giãn dân, việc tu bổ có khi đòi hỏi phải di dời tạm thời các hộ dân qua khu vực khác. Để các hộ yên tâm di dời, cần có những văn bản kí kết giữa người dân và chính quyền, đảm bảo quyền lợi của họ sau khi công trình được tu bổ. Ngoài ra, muốn có những phương án tu sửa, cải tạo đạt được sự nhất trí của các hộ sống trong công trình, phải gỡ nút thắt về sở hữu. Cụ thể, có ý kiến cho rằng UBND Thành phố nên xem xét và cấp sổ đỏ cho các hộ sinh sống hợp pháp trong ngôi nhà đó. Việc chứng nhận quyền sở hữu của người dân với công trình

-50-

sẽ khiến họ có trách nhiệm hơn trong việc đóng góp duy tu, sửa chữa, đồng thời cũng dễ dàng cho việc quản lý và xử lý vi phạm. Trong tương lai, để đảm bảo mật độ dân số vừa phải ở các khu vực tập trung nhiều công trình kiến trúc cổ quý báu này, chính quyền địa phương cần có biện pháp kiểm soát số người nhập cư thông qua đăng ký tạm trú.

Ngoài ra, có một ý tưởng rất hay mà Hà Nội hoàn toàn có thể học tập tổ chức UNESCO, đó là việc biên soạn và phát hành cuốn cẩm nang nhằm đào tạo cho các chủ di tích khu phố cổ Hội An cách bảo quản di tích của họ bằng các giải pháp thích hợp. Cuốn sách tổng hợp các kỹ thuật xây dựng truyền thống và khoa học bảo tồn hiện đại, hệ thống hoá các phương pháp đã qua trải nghiệm thời gian, thích nghi với từng loại hình di tích có sử dụng kỹ thuật và vật liệu xây dựng của địa phương, đồng thời chuyên sâu vào những vấn đề thực tiễn mà các chủ di tích thường gặp phải trong quá trình sống và bảo tồn di tích. Người chủ di tích sẽ được hướng dẫn để trả lời những câu hỏi thường gặp trong thực tiễn như: Tại sao ngôi nhà của tôi quan trọng? Cần bảo tồn những phần nào trong ngôi nhà? Lập kế hoạch bảo tồn như thế nào? Kinh phí bao nhiêu?… Ngoài ra, còn có phần tham khảo, cung cấp tài liệu tham khảo tổng hợp về công tác tu sửa và bảo quản, danh mục các nguồn lực tại địa phương như vật liệu, thợ thủ công, tài chính, tư vấn của chuyên gia… Đây là một giải pháp không khó thực hiện, chỉ cần có sự kết hợp giữa Hội đồng chuyên môn và Ban Tư vấn kiến trúc đã thành lập ở trên, kinh phí để in sách cũng không lớn, và có thể thực hiện ngay khi mà những dự án quy hoạch, bảo tồn dài hơn còn đang trong quá trình phê duyệt và triển khai thực hiện.

1.3. Triển khai chi tiết quy hoạch bảo tồn không gian di tích

Khi thực hiện dự án bảo tồn một di tích nào đó , xu hướng chung hiện nay là phải đặt di tích đó trong không gian văn hoá , trong môi trường xã hội và cảnh quan tạo nên giá trị tổng hoà và đặc trưng của di tích đó .

Đối với các công trình kiến trúc cổ thời phong kiến, xây dựng không gian quanh khu vực di tích kiến trúc cần chú trọng hai vấn đề chủ đạo l à cây xanh và mặt nước. Những cây cây đa, cây đề và những hồ nước, giếng chùa là hình ảnh không thể thiếu gắn liền với hầu hết các đình chùa miếu mạo, mang lại nét yên tĩnh và thâm

-51-

nghiêm cho các di tích kiến trúc cổ. Đối với những di tích còn giữ được những nét văn hoá đó thì phải tìm mọi cách giữ gìn. Đối với những di tích kiến trúc cổ phong kiến đã phần nào mất đi mỹ quan cần khôi phục lại cảnh quan thi ên nhiên, nhấn mạnh vào việc tạo không gian thoáng đãng với màu xanh là chủ đạo hơn là nâng cấp bề ngoài của di tích. Những dịch vụ phát triển kèm theo như hàng quán, lưu niệm, bãi gửi xe nên có độ giãn và không ảnh hưởng đến khu vực di tích gốc và khu vực bao quanh di tích.

Với những biệt thự Pháp cổ trong những khu phố Pháp khang trang, n ên có quy định cụ thể đối với những nhà, biệt thự mới của dân, ví dụ như phải lùi so với mặt đường tối thiểu là bao nhiêu, chiều cao và phạm vi công trình phải được tính toán theo vị trí xây dựng và tránh tình trạng phô diễn kiến trúc “giả cổ” gây nhiễu v à khó nhận diện cho những khu phố Pháp cổ. Thực tế là những gam màu tiêu biểu trong khu phố Pháp của Hà Nội như tường vàng và cửa sơn xanh thường không được tôn trọng. Vấn đề phổ biến hơn cả chính là các biển hiệu của các cửa hàng có kích thước quá to, quá lòe loẹt, đôi khi che khuất toàn bộ mặt tiền của công trình. Vì vậy, theo nhóm nghiên cứu, trong quy định hướng dẫn bảo tồn và xây dựng mới, cần nêu rõ những gam màu và tông màu phù hợp, cũng như quy định rõ về kích thước, vị trí đặt, và nội dung của các biển quảng cáo.

Đối với khu phố cổ, do đặc thù địa hình dân cư đông đúc, nhà cửa san sát, rất khó để có thể tạo ra không gian thoáng đãng quanh những công trình kiến trúc cổ có giá trị. Xây dựng môi trường sinh thái phù hợp với quần thể kiến trúc phố cổ cần chú ý tới đặc điểm này để không làm mất đi đặc trưng của khu phố.

1.4. Giữ gìn bản sắc kiến trúc cổ trong trùng tu, tôn tạo

Một trong những vấn đề đang được coi là điểm nóng hiện nay chính là việc làm “trẻ hóa” di tích, làm giảm đi giá trị văn hóa, nghệ thuật sau khi tiến h ành tu bổ, tôn tạo. Nhiều di tích bị tu sửa sai quy cách do buông lỏng quản lý v à do sự thiếu hiểu biết của một số lãnh đạo chính quyền địa phương, nhân dân, các vị trụ trì đền, chùa và cả đơn vị thi công. Việc tu bổ di tích còn dựa vào kinh nghiệm, ít dựa vào luật và các văn bản dưới luật, kết quả là di tích gốc bị biến dạng, nhất là đối với các

-52-

di tích kiến trúc nghệ thuật. Để khắc phục tình trạng này, quá trình trùng tu, tôn tạo các công trình kiến trúc cổ phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

- Trước khi tiến hành trùng tu, tôn tạo cần có những công trình nghiên cứu kỹ lưỡng về các vấn đề lịch sử, văn hoá; các yếu tố liên quan đến vùng miền, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, kiến trúc xây dựng, nghệ thuật tạo hình; phải xác định được đâu là những yếu tố làm nên giá trị di sản thì mới có thể giữ được bản sắc di tích, di sản. Sau đó phải tìm hiểu, nghiên cứu một cách tường tận đến các vấn đề kỹ thuật, vật liệu, môi trường… để đưa ra phương án ứng xử phù hợp. Để giữ được những giá trị cổ của di tích, phương án trùng tu nên sử dụng những phương tiện, kỹ thuật cổ càng nhiều càng tốt.

- Chỉ giao di tích cho lực lượng chuyên nghiệp thực hiện bảo tồn trùng tu, đồng thời có chính sách đãi ngộ phù hợp và xứng đáng với công việc của họ. Sau khi đã bàn giao cho đơn vị thi công thực hiện công tác trùng tu, tôn tạo, người quản lý và thiết kế dự án phải luôn theo sát, giám sát và đôn đốc để đảm bảo việc trùng tu tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc của bảo tồn di tích, không để làm mất đi những nét đặc sắc trong kiến trúc và cả giá trị văn hóa phi vật thể của công trình. Trong quá trình tiến hành các hoạt động trùng tu, tôn tạo, cần phải tạo cơ chế, điều kiện thuận lợi để các chuyên gia linh hoạt thay đổi các thiết kế ban đầu cho phù hợp với thực tiễn mới nảy sinh. Bên cạnh sự tham gia của các cơ quan chuyên ngành, việc giám sát, góp ý của cộng đồng dân cư xung quanh cũng cần được huy động tối đa, bởi thực tế cho thấy, có rất nhiều người dân, đặc biệt là các người cao tuổi địa phương, có những hiểu biết rất quý báu về lịch sử và giá trị cũng như những thao tác trùng tu; ngoài ra thì người dân xung quanh mới là người có khả năng phát hiện nhanh nhất những sai phạm trong quá trình tôn tạo, tu bổ di tích.

Bên cạnh những nguyên tắc trên, để công tác trùng tu, tôn tạo di tích đạt được hiệu quả cao, giữ nguyên được giá trị chân thực, nguyên gốc của nó, cần có những biện pháp dài hơi như hoàn thiện các quy chế, văn bản pháp luật có liên quan đến công tác bảo tồn di tích, đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của công tác bảo tồn. Những giải pháp này đã hoặc sẽ được nhắc đến kỹ hơn trong các phần khác của đề tài.

-53-

Một phần của tài liệu Báo cáo KH: "KIẾN TRÚC CỔ HÀ NỘI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG" (Trang 53 - 57)