Thực trạng hoạt động du lịch tại các công trình kiến trúc cổ Hà Nộ

Một phần của tài liệu Báo cáo KH: "KIẾN TRÚC CỔ HÀ NỘI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG" (Trang 30 - 35)

I. Thực trạng hoạt động của các công trình kiến trúc cổ Hà Nộ

3. Thực trạng hoạt động du lịch tại các công trình kiến trúc cổ Hà Nộ

Hà Nội có nhiều thế mạnh để phát triển loại h ình Du lịch văn hóa: mật độ di tích lớn nhất nước, có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng, có nghệ thuật ẩm thực tinh tế... Phát triển Du lịch văn hóa sẽ góp phần khôi phục, bảo tồn và gìn giữ di tích, tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm văn hóa, góp phần tăng doanh thu cho ngành văn hóa cũng như các ngành liên quan và cư dân bản địa, và cũng là cơ hội để quảng bá hình ảnh Thủ đô tới du khách trong và ngoài nước. Vậy, trên thực tế việc khai thác giá trị lịch sử- văn hóa- kiến trúc của các công trình kiến trúc cổ Hà Nội để phát triển du lịch đang diễn ra nh ư thế nào?

3.1. Thực trạng quảng bá các công trình kiến trúc cổ phục vụ mục đích du lịch

Trước hết phải công nhận rằng việc quảng bá những giá trị của các công tr ình kiến trúc cổ diễn ra mạnh mẽ trong thời gian gần đây tr ên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là qua Internet. Trên các website về du lịch Hà Nội, bao giờ điểm nhấn cũng là những di tích kiến trúc cổ có giá trị điển h ình như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Chùa Một Cột, Chùa Trấn Quốc…Ngoài việc quảng bá hình ảnh các công trình thì mặt lịch sử văn hóa, giá trị nghệ thuật- kiến trúc của các công trình kiến trúc cổ Hà Nội cũng được thu thập và giới thiệu qua nhiều website như vnexplore.net, hanoitourism.gov.vn, vietnamtravelindex.com, dulichvn.org.vn….

-27-

Tuy nhiên, có một thực tế là lượng thông tin chưa nhiều và chưa có độ tập trung. Du khách muốn đến thăm Hà Nội thường có nhu cầu tìm hiểu trước về những địa điểm mình sẽ đặt chân đến trong khi thông tin về du lịch Hà Nội qua mạng như hiện nay tương đối tràn lan, chưa có độ tập trung, quy tụ vào một website chính thức và quy mô. Kiến thức cụ thể và chi tiết về văn hoá lịch sử của các công trình kiến trúc cổ Hà Nội vẫn nằm rải rác, nhiều thông tin quan trọng chủ yếu lấy từ các từ các blog, các trang du lịch lẻ tẻ của các báo, các công ty lữ h ành, hoặc các diễn đàn như “Diễn đàn người Hà Nội”, diễn đàn của website vietnamcayda.com… khiến cho người có nhu cầu muốn tìm hiểu gặp phải nhiều khó khăn, chưa kể đối với du khách nước ngoài thì còn có thêm rào cản ngôn ngữ, do những thông tin du lịch Việt Nam bằng tiếng nước ngoài không hề phong phú. Các website chính thống phục vụ việc quảng bá du lịch hiện nay thu thập thông tin về những công tr ình kiến trúc cổ tiêu biểu của Hà Nội mới chỉ dừng ở tầm khái quát nhất định, chưa đi sâu vào giới thiệu một cách chi tiết về giá trị lịch sử - văn hóa, nét độc đáo trong kiến trúc, vì thế hiệu quả quảng bá và thu hút chưa cao.

Cũng chính sự thiếu chi tiết trong việc giới thiệu lịch sử, quá tr ình hình thành và các lần trùng tu di tích đã khiến cho du khách đến với các công trình kiến trúc cổ Hà Nội đôi lúc hoài nghi về giá trị thực của công trình. Các công trình kiến trúc có giá trị, đặc biệt là những công trình kiến trúc thời phong kiến như đình chùa, miếu mạo, theo các nguồn thông tin thì đều có niên đại khá lâu đời. Tuy nhiên đặc điểm của các công trình này là trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo và bản chất của việc trùng tu tôn tạo đình chùa ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đa phần là xây lại mô phỏng theo lối kiến trúc cũ. Chùa Trấn Quốc được coi là chùa cổ nhất Hà Nội và theo như thông tin thu thập được thì niên đại của chùa đã hơn 1000 năm. Tuy nhiên, đến thăm chùa thì nước sơn, tường gạch và những thành bao bê tông khá mới không khỏi tạo cho du khách cảm giác băn khoăn. Phải công nhận một điều rằng những nền móng cổ được lưu giữ qua hàng chục thế hệ và những nét “mới” ở các di tích cổ Hà Nội có sự đan xen khó phân biệt được. Di tích có thể có tuổi thọ hàng trăm năm rồi nhưng điều đó chỉ đúng với các yếu tố nguyên gốc vốn rất hiếm còn sót lại, bên cạnh đó có rất nhiều chi tiết mới được tôn tạo hoặc phục dựng. Vậy nên cần

-28-

có sự phân định rạch ròi về niên đại ngay trong các di tích cổ để khách du lịch đến tham quan và tìm hiểu sẽ có hiểu biết đúng đắn về giá trị của công tr ình.

3.2. Thực trạng gắn kết văn hóa với du lịch ở các công tr ình kiến trúc cổ Hà Nội

Hiện nay, số lượng khách du lịch đến tham quan những công trình kiến trúc cổ với mong muốn tìm hiểu và tiếp thu những tinh hoa văn hóa mới, độc đáo v à mới lạ đang là một xu hướng tích cực và rất thuận lợi cho việc phát huy giá trị văn hóa - kiến trúc của các công trình kiến trúc cổ Hà Nội. Tuy nhiên nhu cầu tiếp cận văn hoá của du khách chưa được thỏa mãn một cách đầy đủ. Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong số rất ít các công trình kiến trúc cổ thu hút đông đảo du khách có những bảng ghi chú về lịch sử văn hoá của khu di tích một cách tương đối đầy đủ bằng nhiều thứ tiếng. Những nơi khác ít thu hút du khách hơn thì hiếm gặp được bảng biểu nào lý giải về lịch sử văn hoá của khu di tích kiến trúc cổ, có chăng cũng chỉ bằng một thứ tiếng nên việc tiếp cận của du khách nước ngoài rất khó. Gần đây, vai trò của các hướng dẫn viên du lịch được đẩy mạnh với những kiến thức nền t ương đối vững chắc được trang bị để lý giải về lịch sử văn hoá của các công trình kiến trúc cổ. Tuy nhiên, để được hưởng dịch vụ này thì du khách phải đi theo tour cụ thể và chính thống, nếu không thì việc tìm hiểu là vô cùng khó khăn và mông lung. Như vậy, nhu cầu được tìm hiểu sâu hơn, tỉ mỉ hơn về lịch sử và văn hóa Việt Nam, được khám phá cái đẹp trong từng nét trạm trổ hay từng mái v òm của du khách bị hạn chế. Điều này đã khiến cho du lịch chưa khai thác được hết tiềm năng vốn có của di tích, và kiến trúc cổ cũng mất đi cơ hội để quảng bá giá trị của mình.

Ngoài ra, việc khai thác du lịch ở các công trình kiến trúc cổ hiện nay đòi hỏi phải có sự phối kết hợp của ít nhất hai ng ành: ngành Văn hóa và ngành Du lịch. Ngành Văn hóa lo nghiên cứu, phân loại, tu bổ, phục dựng, bảo tồn các di tích. Ngành Du lịch khai thác dựa trên thành quả của ngành Văn hóa. Chính vì vậy, phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu bảo tồn với phát triển du lịch. Thực tế ở nước ta hiện nay, việc liên kết giữa bảo tồn và phát triển còn khá lỏng lẻo, các nhà điều hành tour và các công ty lữ hành chưa có mối liên hệ mật thiết với các cơ quan chủ quản các công trình kiến trúc cổ, dẫn đến việc khai thác các công tr ình này vào phát

-29-

triển du lịch diễn ra chưa có quy củ và hệ thống, hiệu quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng vốn có.

3.3. Thực trạng phục vụ du khách ở các công trình kiến trúc cổ Hà Nội

Hiện nay, trong khuôn viên nhiều khu di tích nổi tiếng như Chùa Một Cột hay Văn Miếu- Quốc Tử giám, các dịch vụ đi kèm du lịch được triển khai tương đối đầy đủ. Các quầy hàng lưu niệm trong Văn Miếu rất phong phú về chủng loại và màu sắc. Cùng với đó, các khu kinh doanh dịch vụ đồ ăn uống, dịch vụ vệ sinh công cộng đều đã được dựng lên ở đây để đáp ứng tại chỗ nhu cầu của khách du lịch. B ên cạnh số ít các di tích có điều kiện đáp ứng những nhu cầu mua sắm, ăn uống... của du khách, còn nhiều công trình kiến trúc cổ là điểm đến của các tour du lịch, nhưng do những lý do nào đó mà chưa hoặc không thể đáp ứng được. Ngoài ra, trong nhóm các di tích có các dịch vụ đi kèm tương đối đầy đủ ấy, cũng vẫn bộc lộ nhiều điểm bất cập. Điểm dễ nhận thấy nhất có

lẽ chính là mức giá của hàng hóa và dịch vụ trong khuôn viên các khu di tích cao bất thường so với bên ngoài. Điều này đặt ra câu hỏi của việc hình thành các dịch vụ kinh doanh thu lời ngay trong khuôn viên di tích, cũng như những thắc mắc về cách thức sử dụng số tiền lời đó. Một điểm khác cần lưu ý là không phải tất cả những mặt hàng

bày bán trong khuôn viên di tích đều phù hợp với thuần phong mỹ tục, với truyền thống văn hóa- lịch sử của di tích. Đến thăm đền Ngọc S ơn, hay Văn Miếu- Quốc Tử giám, du khách có thể mua ở đây cả những món đồ chơi đồ chơi mang hình thù không đẹp như rắn rết, đầu lâu…Bên cạnh đó, các hình thức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong khuôn viên di tích không phải lúc nào cũng được kiểm soát chặt chẽ, đã gây ra khung cảnh lộn xộn, rác thải vứt không đúng qu y định gây ô nhiễm cảnh quan, khách du lịch bị chèo kéo và cảm thấy hết sức khó chịu...

-30-

Đặt chân đến Hà Nội, khách du lịch- đặc biệt là khách nước ngoài- nếu không đi theo tour, rất cần có những bản đồ, những sách hướng dẫn để giúp họ tìm được đúng nơi họ muốn đến. Tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống tranh ảnh, bản đồ du lịch, làm sách hướng dẫn du lịch ở Việt Nam nói chung, ở Hà Nội nói riêng chưa thực sự được chú trọng. Lang thang quanh khu phố cổ- “niềm tự hào” của người Hà Nội- dễ bắt gặp nhiều du khách nước ngoài đi bộ trên khu phố, họ gặp nhiều khó khăn trong việc xác định phương hướng, vị trí những con phố nhỏ rất giống nhau nhưng lại mang những tên gọi khác nhau. Mặc dù Hà Nội đã có tới 5 điểm truy cập thông tin du lịch, nhưng có lẽ chừng ấy vẫn chưa đủ cả về số lượng và chất lượng, vì du khách đến Hà Nội vẫn phải mang theo những cuốn sách mua từ đất n ước mình, như “Lonely Planet” hay "Rough Guide"...

Ngoài ra, dịch vụ hướng dẫn du lịch tại chỗ cũng chưa được triển khai rộng rãi. Hiện nay, có những địa điểm thu hút khách du lịch, như viện Bảo tàng dân tộc học chẳng hạn, có hướng dẫn viên của chính Bảo tàng, với hiểu biết đúng đắn và đầy đủ, có thể giúp du khách hình dung và cảm nhận giá trị của hiện vật. Tuy nhiên, khách du lịch nếu đến thăm các công trình kiến trúc cổ, như Văn Miếu hay Chùa Một Cột, nếu không đi theo tour của hãng lữ hành, thường không tìm được hướng dẫn viên chuyên nghiệp của di tích đó; hoặc nếu đi thăm phố cổ, du khách cũng rất dễ bị lừa bởi vố số các công ty du lịch thiếu uy tín, h oạt động không đăng ký trên khu vực phố cổ.

Hà Nội là một trong số ít những Thủ đô trên thế giới có lịch sử 1000 năm. Bản thân Hà Nội đã chứa trong mình những di sản vô giá, cả vật thể và phi vật thể, minh chứng cho sự tồn tại, phát triển, trường tồn của quốc gia. Hà Nội có đầy đủ các lợi thế để phát triển du lịch, đặc biệt là khai thác du lịch từ các công trình kiến trúc cổ. Ngành du lịch và ngành văn hóa đều đã và đang có những nỗ lực nhằm khai thác hiệu quả hơn nữa tiềm năng du lịch của các công trình kiến trúc cổ này, tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn nhiều điểm thiếu sót khiến cho hiệu quả khai thác ch ưa cao, và quần thể kiến trúc cổ Hà Nội với những giá trị lịch sử, văn hóa quý báu vẫn đang l à “kho báu” chờ người biết cách khai quật.

-31-

Một phần của tài liệu Báo cáo KH: "KIẾN TRÚC CỔ HÀ NỘI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG" (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)