Phân loại các biệt thự, nhà cổ

Một phần của tài liệu Báo cáo KH: "KIẾN TRÚC CỔ HÀ NỘI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG" (Trang 50 - 51)

I. Giải pháp để bảo tồn các công trình kiến trúc cổ ở Hà Nộ

a. Phân loại các biệt thự, nhà cổ

Muốn đề ra biện pháp bảo tồn thích hợp với từng công trình kiến trúc cổ, trước hết phải xác định được giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của công trình đó. Phải hiểu được công trình đó ra đời từ thời gian nào, giá trị của nó nằm ở đâu... thì mới xác định được tại sao cần bảo tồn, bảo tồn cái gì, và bảo tồn như thế nào.

Để tiến hành phân loại các công trình kiến trúc cổ, trước hết cần lập ra một Hội đồng chuyên môn với sự có mặt của các kiến trúc sư, các nhà sử học, và cả những cư dân có hiểu biết về lịch sử, giá trị văn hóa của các di tích này. Để khắc phục điểm yếu tại Việt nam là việc họp thường tốn nhiều thời gian do không thống nhất được quan điểm giữa các bên tham gia, và thậm chí trong nội bộ từng khối, cần xác định trong Hội đồng chuyên môn ngay từ đầu thái độ hợp tác vì mục tiêu chung, biết lắng nghe và học hỏi từ người khác, để từ đó tổng hợp ra các sáng kiến tốt nhất, thay vì bảo thủ với quan điểm riêng. Hội đồng này sẽ tiến hành khoanh vùng các khu vực bảo tồn, sau đó triển khai việc nghiên cứu, thẩm định, đánh giá về giá trị lịch sử, kiến trúc và giá trị sử dụng của các công trình kiến trúc cổ này. Việc nghiên cứu, đánh giá cần được tiến hành kỹ lưỡng và công tâm, nhằm tránh những sai sót trong

-47-

những bước sau. Sau khi đã có trong tay danh sách các công trình ki ến trúc cổ cùng những hiểu biết đúng đắn về giá trị của chúng, Hội đồng sẽ tiến hành phân loại các di tích thành những cấp độ khác nhau, dựa vào giá trị lịch sử, văn hóa của di tích ấy. Cụ thể, có thể phân các công trình trong khu vực được khoanh vùng vào ba cấp độ sau:

- Cấp độ 1: có giá trị to lớn về lịch sử và kiến trúc, cần được bảo tồn nguyên trạng về không gian, hình dáng kiến trúc công trình, diện tích khuôn viên di tích, mật độ xây dựng.

- Cấp độ 2: Có giá trị lịch sử, kiến trúc thể hiện ở một số phần của công trình, đối với những công trình kiến trúc cổ thuộc nhóm này, việc nghiên cứu phải chỉ ra rõ đâu là những chi tiết có giá trị.

- Cấp độ 3: Có rất ít hoặc không có giá trị lịch sử, văn hóa.

Một phần của tài liệu Báo cáo KH: "KIẾN TRÚC CỔ HÀ NỘI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG" (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)