Nhóm giải pháp bắt nguồn từ thực trạng bất cập

Một phần của tài liệu Báo cáo KH: "KIẾN TRÚC CỔ HÀ NỘI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG" (Trang 47 - 50)

I. Giải pháp để bảo tồn các công trình kiến trúc cổ ở Hà Nộ

1.Nhóm giải pháp bắt nguồn từ thực trạng bất cập

1.1. Hoàn thiện các các văn bản pháp luật có liên quan

Đối với quốc gia nào cũng vậy, việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về di sản là nhiệm vụ hàng đầu nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Các công trình kiến trúc cổ vừa là những di sản văn hoá có giá trị kiến trúc- nghệ thuật hết sức to lớn, vừa là tài sản kinh tế lớn. Chính vì thế, các công trình đó phải được bảo vệ chặt chẽ bởi hệ thống luật pháp có liên quan. Hơn nữa, đa số những bất cập trong bảo tồn các di tích đều bắt nguồn từ cơ chế, do đó muốn giải quyết hiệu quả các bất cập th ì giải pháp then chốt phải là hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật có liên quan.

Đối với những vấn đề liên quan đến bảo tồn di tích, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa mới đ ược Quốc hội thông qua ngày 18/06/2009 được cho là đã có những bước tiến vượt bậc, khắc phục được nhiều những khiếm khuyết của Luật Di sản văn hóa 2001. Việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích đã được quy định rất chặt chẽ ngay từ Luật, với những y êu cầu cụ thể chưa có trong Luật Di sản văn hóa 2001 như:

-44-

- Giữ gìn tối đa yếu tố gốc cấu thành di tích; lập quy hoạch, dự án trình cơ quan có thẩm quyền; công bố công khai quy hoạch, dự án đ ã được phê duyệt tại địa phương nơi có di tích.

- Tổ chức, cá nhân chủ trì lập quy hoạch dự án hoặc chủ trì tổ chức thi công, giám sát thi công phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề (đối với tổ chức) và chứng chỉ hành nghề (đối với cá nhân); việc các thủ tục tu bổ di tích tiến h ành theo Luật Xây dựng cũng được bãi bỏ.

Bên cạnh đó, cũng còn một số điểm, theo đánh giá của các chuyên gia, chúng ta cần bổ sung và làm rõ hơn trong những lần chỉnh sửa sau, như việc quy định cụ thể các phương pháp chính để giữ gìn, bảo vệ các công trình kiến trúc cổ là gia cố, hạn chế phục chế phục dựng, có thể phục hồi từng phần v à không tạo ra sự lẫn lộn giữa yếu tố gốc với yếu tố mới xây; hay vấn đề phân chia các thuật ngữ “danh lam thắng cảnh” với “di tích lịch sử- văn hóa” để có những biện pháp quản lý cụ thể, phù hợp với từng loại di tích. Một số nội dung c òn gây tranh cãi như “bảo tồn nguyên trạng” và “bảo tồn nghiêm ngặt”, hay “yếu tố gốc” và “yếu tố nguyên gốc”... cũng cần được mang ra xem xét, tranh luận kĩ càng.

Nhiều bất cập trong công tác bảo tồn các công tr ình kiến trúc cổ xuất phát từ cơ chế phân cấp quản lý chưa rõ ràng, như việc có những công trình kiến trúc cổ đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia nhưng lại không nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương do không thuộc thẩm quyền quản lý của mình, dẫn đến việc di tích bị xuống cấp nghiêm trọng như di tích chùa Thánh Duyên (xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên- Huế). Để giải quyết dứt điểm vấn đề này, cần có một hành lang pháp lý đồng bộ, hoàn thiện về phân cấp quản lý di sản văn hóa thật cụ thể, rõ ràng và sát với yêu cầu cũng như khả năng thực tế của các cấp, các ngành, trong đó xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cấp, mỗi ngành. Việc thành lập các Ban quản lý di tích với sự tham gia của các chuy ên gia tâm huyết, đại diện người dân, và lãnh đạo chính quyền sở tại sẽ làm tăng đáng kể hiệu quả của công tác bảo tồn. Bên cạnh đó, cũng cần đưa ra những chế tài xử lý nghiêm khắc những hành vi làm trái quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan, thay cho hình thức kỷ luật phổ biến hiện nay là “nghiêm túc rút kinh nghiệm” một cách chung chung. Nơi nào ngành văn hóa, Ban quản lý di tích và chính quyền sở tại để di tích bị

-45-

xâm hại thì phải kiên quyết xử lý kỷ luật. Bên cạnh đó, cần một cơ chế lồng ghép chặt chẽ quyền lợi và trách nhiệm của địa phương vào các di tích trên địa bàn của mình, như việc phân bổ lợi ích trong phát triển du lịch, có như vậy mới đảm bảo di tích được quan tâm chú ý đúng mức.

Đối với cách hành vi xâm hại di tích, tùy các mức độ xâm hại, cần có các biện pháp xử lý thích hợp và nghiêm minh. Cụ thể như đối với các hành vi xâm hại các công trình kiến trúc ở cấp độ nhẹ như buôn bán, kinh doanh trái phép trong khuôn viên di tích; thực hiện các hành vi bói toán, mê tín dị đoan ở các đền, đình, chùa cổ; viết, vẽ bậy lên những khu vực tường bao... thì các hình thức xử phạt hành chính, phạt lao động công ích, ký cam kết không tái phạm... có thể xem là hợp lý. Đối với những hành vi lấn chiếm đất, không gian, đập phá, cơi nới, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị kiến trúc và đe dọa sự tồn tại của các công trình kiến trúc cổ thì phải kiên quyết lập biên bản, bắt buộc tháo dỡ và yêu cầu bồi thường cho hành vi xâm hại di tích để người dân không tiếp tục vi phạm.

Việc xử phạt là khi hành vi xâm hại đã diễn ra. Muốn ngăn chặn các hành vi này, cần thiết phải xây dựng một đội ngũ bảo vệ di tích chuy ên nghiệp, có hiểu biết và tinh thần trách nhiệm cao. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần có một quy hoạch chi tiết bảo vệ di tích, di sản, quy định rõ từng ranh giới bảo vệ và tính đến ngay từ đầu quy hoạch du lịch, thông qua việc xây dựng quy chế phân chia lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch, tham quan di tích; hướng dẫn người dân mở các dịch vụ thu lợi từ hoạt động du lịch như mở nhà nghỉ, bán hàng lưu niệm, hàng ăn, làm hướng dẫn viên... để họ có những nguồn thu chính đáng. Chỉ khi nào lợi ích của người dân được tôn trọng và giải quyết thỏa đáng, khi họ thấy được quyền lợi sát sườn của mình đối với việc giữ gìn di tích thì việc bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa mới có hiệu quả . Để tạo sự đồng thuận trong cộng đồng, bản quy hoạch cần được công khai và lấy ý kiến từ dân. Kết quả quy hoạch sẽ được công bố rộng rãi cho nhân dân, và khi quy hoạch đã được thông qua thì phải nghiêm túc thực hiện theo. Trong dài hạn, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm khơi dậy lòng tự hào của người dân đối với di tích địa phương; đồng thời chính quyền các cấp và các chuyên gia cũng phải học cách lắng nghe nhân dân (về lịch sử, giá trị của di tích; về sáng kiến bảo vệ di tích hay nguyện vọng của người dân...).

-46-

Việc trùng tu, tôn tạo, phục dựng các di tích nói chung và các công trình kiến trúc cổ nói riêng có nhiều nét đặc thù, không chỉ yêu cầu khảo sát kỹ lưỡng, mà trong từng bước thực hiện cũng phải tuân thủ những nguy ên tắc nghiêm ngặt của các quy chế về bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích. Do đó, việc ban hành các văn bản, quy chế quy định cụ thể các bước của việc tu bổ di tích, cũng như việc xử lý trách nhiệm đối với những người thay vì trùng tu di tích lại phá hỏng di tích là hết sức cần thiết.

1.2. Nâng cao điều kiện sống cho ngƣời dân ở khu phố cổ và khu phố cũ

Trước sự xuống cấp của các công trình kiến trúc cổ trong khi nhu cầu của người dân sống trong các công trình này ngày càng ra tăng, việc tìm cách cải thiện điều kiện sinh sống của người dân được cho là giải pháp chủ đạo và lâu dài, giúp cho các công trình kiến trúc cổ không tiếp tục bị biến dạng một cách tiêu cực. Dưới đây là ba bước cơ bản của giải pháp nhằm nâng cao điều kiện sống cho người dân hiện đang sinh sống trong các công trình kiến trúc cổ:

Một phần của tài liệu Báo cáo KH: "KIẾN TRÚC CỔ HÀ NỘI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG" (Trang 47 - 50)