0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Thực trạng hoạt động của các công trình kiến trúc cổ đƣợc dùng làm nhà ở và nơi làm việc

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KH: "KIẾN TRÚC CỔ HÀ NỘI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG" (Trang 25 -30 )

I. Thực trạng hoạt động của các công trình kiến trúc cổ Hà Nộ

2. Thực trạng hoạt động của các công trình kiến trúc cổ đƣợc dùng làm nhà ở và nơi làm việc

ở và nơi làm việc

Có thể nói, hai khu vực làm nên niềm tự hào của Hà Nội mà không phải bất cứ thành phố nào ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác có được chính là khu phổ cổ và khu phố cũ (hay còn gọi là khu phố Pháp- nằm ở phía Nam của hồ Hoàn Kiếm). Ngoại trừ một số di tích trọng điểm đã được thu hồi và cải tạo nhằm phục vụ khách du lịch, phần lớn các công trình kiến trúc cổ thuộc hai khu vực này hiện là nơi sinh sống và làm việc của không nhỏ bộ phận dân cư thủ đô. Như vậy, cái cổ ở đây không phải là cái cổ “tĩnh”, mà nó mang tính “động” của một thực thể đang sinh sôi, đang phát triển, đang đổi khác từng ngày. Đây là điểm làm cho kiến trúc cổ Hà Nội khác biệt với những di sản thiên nhiên như vịnh Hạ Long hay khu di tích cũ thánh địa Mỹ Sơn. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hóa nhanh chóng của Hà Nội những năm qua đã tác động mạnh mẽ đến các di sản này cả theo chiều hướng tích cực và tiêu cực. Ngoài một số điểm nhấn trong công tác bảo tồn v à sử dụng các công trình kiến trúc cổ thuộc hai khu vực này, phần lớn các công trình còn lại chưa được quan tâm chú ý đúng mức.

2.1. Thực trạng hoạt động của các công trình kiến trúc thuộc khu phố cổ

Khu phố cổ Hà Nội, thường được gọi là “Hà Nội 36 phố phường”, hình thành từ đầu thế kỷ 15, giới hạn bởi phía Bắc l à đường Hàng Đậu, phía Nam là các đường phố Hàng Bông-Hàng Gai - Cầu Gỗ và Hàng Thùng, phía Đông là đường Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải và phía Tây là đường Phùng Hưng, được khoanh lại trong một diện tích khoảng 105 ha. Khu Phố cổ H à nội là một quần thể kiến trúc độc đáo, mang nặng bản sắc dân tộc Việt với những mái ngói r êu phong cổ kính, những ngôi nhà nhỏ hình ống xen kẽ, hòa quyện vào nhau, tạo nên không gian kiến trúc cổ sinh động, đa dạng. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, dưới tác động của thời gian, chiến tranh tàn phá, và con người, những công trình kiến trúc cổ thuộc phạm vi khu phố cổ đang biến đổi sâu sắc và phần lớn theo hướng tiêu cực.

Trong các căn nhà thuộc khu phố cổ có nhiều nhà tuổi đời tới hàng trăm năm, do điều kiện kinh tế và công nghệ lúc xây dựng không có những vật liệu siêu bền, siêu cứng như sắt, thép, xi măng... mà chỉ có gạch thô mái ngói, bền nhất mới chỉ có

-22-

gỗ lim để làm rường và cột… Những vật liệu này không đủ sức chống chọi với thời gian, nhất là thời tiết, khí hậu khắc nghiệt của miền Bắc , dẫn đến tình trạng xuống cấp rất trầm trọng của các căn nhà cổ: mái nhà bị giột, thấm, tường nhà bị ăn mòn... Ví dụ như ngôi nhà số 47 phố Hàng Bạc, được xây dựng từ năm 1880, trải qua nhiều đời chủ, cùng với sự tùy tiện trong

cách sử dụng, sự xuống cấp là điều tất yếu. Toàn bộ ngôi nhà được thiết kế bởi những cột gỗ với kèo và cầu thang cũng bằng chất liệu đấy; nhà có hai lớp ngói không liền mái, ở giữa là những bức tường xây gạch giật cấp, ngăn cách những ngôi nhà bên cạnh, kết cấu không dùng bê tông cốt thép. Chính vì thế, qua một trăm hai mươi chín năm, ngôi nhà đã bộc lộ sự già

nua của mình. Các cột gỗ bắt đầu mục nát, mối mọt; vữa rơi từng mảng... Trên gian thờ của dòng họ, chiếc cột lim chống mái đã bị mối ăn mòn vẹt, phải cặp bằng những thanh gỗ. Ở nhiều căn nhà khác, do nhà cửa dột nát quá mức, người dân phải tự gia cố bằng sắt thép hoặc sửa sang lại bằng xi măng… đ ã làm méo mó nhiều hình ảnh nguyên có của các công trình từ xa xưa.

Sự gia tăng dân số, mở cửa nền kinh tế và những tác động của toàn cầu hóa đã tạo ra sức ép ngày càng gia tăng, buộc Hà Nội phải đáp ứng đủ những địa điểm hấp dẫn, cần thiết cho sự phát triển của mỗi cá nhân, cũng như để thực hiện tái phát triển và tái cơ cấu đô thị, và kiến trúc khu phố cổ cũng không nằm ngoài sức ép đó. Điều này được thể hiện ở tốc độ phá dỡ, cơi nới, chỉnh trang các công trình kiến trúc cổ mà không tuân thủ những nguyên tắc của bảo tồn, gây những thiệt hại nghiêm trọng cho quỹ di sản kiến trúc của Hà Nội. Theo tổng kết của UBND thành phố Hà Nội, khu phố cổ Hà Nội hiện có 15.270 hộ gia đình sinh sống, diện tích phụ bình quân 0,8- 1,5 m2 mỗi người, trên 50% số nhà không có nhà vệ sinh riêng, 20% số nhà không có bếp, trên 50% số hộ có 6 người ở trong một buồng. Đến nay, số nhà cần sửa chữa là 80%, 20% trong số đó bị hư hỏng nặng. Do phải sống trong một không

-23-

gian hẹp, thiếu không gian cho những công trình phụ cơ bản nhất nên đã dẫn đến việc các gia đình sống nơi đây luôn phải tìm mọi cách để mở rộng diện tích. Bề ngang có hạn, họ chỉ còn một cách duy nhất đó là mở rộng lên cao, bằng cách làm thêm tầng mái; các khu không gian dùng chung giữa các khu nhà cũng bị thu hẹp đến mức tối đa để phục vụ cho việc mở rộng diện tích. Cũng từ đó m à cảnh quan kiến trúc bị phá vỡ, thay đổi.

2.2. Thực trạng hoạt động của các biệt thự Pháp cổ

Kiến trúc khu phố Pháp là di sản đô thị quan trọng góp phần tạo nên diện mạo kiến trúc đô thị đặc trưng của Hà Nội. Quá trình phát triển kinh tế- xã hội, đô thị hóa nhanh chóng của Hà Nội những năm qua đã tác động mạnh mẽ đến các di sản này cả theo chiều hướng tích cực và tiêu cực.

Kiến trúc Pháp nói chung, trong đó có biệt thự Pháp nói ri êng, đã tạo nên một bẳn sắc, một nét đặc trưng trong diện mạo đô thị Hà Nội so với các đô thị trong và ngoài nước khác. Các công trình kiến trúc mang phong cách Pháp ở Đông Dương hiện vẫn còn nằm rải rác ở các tỉnh thành trong cả nước như Đà Lạt, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh... Tuy nhiên, sự kết hợp hài hòa giữa khu phố cổ và các công trình kiến trúc mang phong cách Pháp đã khiến thủ đô Hà Nội trở nên đặc sắc và nổi bật hơn hẳn. Cũng theo kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị- một người có thâm niên và nổi tiếng trong ngành kiến trúc ở trong và ngoài nước, với dự án tu bổ Nhà hát lớn Hà Nội được nhiều người biết đến- thì "Dù ở Châu Phi, ở các nước Đông Dương

khác hay bất kỳ một quốc gia thuộc địa nào của Pháp cũng không thể có được cụm kiến trúc đặc sắc này giống như ở Hà Nội".

Những biệt thự biệt thự Pháp cổ vẫn còn nguyên vẻ đẹp như trăm năm trước chủ yếu quần tụ ở khu Ba Đình, nơi được quy hoạch chặt chẽ với các tuyến phố Phan Đình Phùng, Nguyễn Cảnh Chân, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hoàng Diệu, Điện Biên Phủ... Xuôi xuống phía Nam hồ Hoàn Kiếm là các biệt thự nằm rải rác dọc Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Du... Hai quần thể kiến trúc tr ên được nối với nhau bởi tuyến phố thương mại Tràng Thi, Hàng Khay, Tràng Tiền. Nằm ở phía Đông hồ Hoàn Kiếm là các công trình công cộng mang phong cách kiến trúc cổ kính thời Pháp thuộc như Nhà hát Lớn, Ngân hàng Đông Dương (nay là trụ

-24-

sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), Bảo tàng Lịch sử, khách sạn Metropole... Dựa vào giá trị sử dụng hiện tại có thể chia các biệt thực Pháp cổ tr ên địa bàn thành phố Hà Nội ra làm ba loại: một là được sử dụng làm các cơ quan công quyền đầu não (khu Ba Đình, đường Phan Đình Phùng, Nguyễn Cảnh Chân, ...) như Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông vận tải... hay các đại sứ quán (Trung Quốc, Algeria, Maroc, Rumani, Israel...); hai là trở thành tư gia của các đại sứ hoặc quan chức cấp cao; c òn lại, chủ yếu là các biệt thự ở phía Nam Hồ Gươm được giao cho người dân sử dụng. Hai loại biệt thự đầu được gìn giữ nên hầu như vẫn còn nguyên vẹn, riêng khu nhà ở của công chức viên chức Pháp thời xưa, nay được chia cho các hộ dân thì đang đứng trước sức ép nội tại và thách thức của sự phát triển, nếu không được định hướng, quản lý, kiểm soát kịp thời sẽ có nguy cơ làm mất giá trị đặc trưng khu vực. Khu phố Pháp phía Nam hồ Hoàn Kiếm được hình thành và phát triển những nét đặc trưng nhất vào thời kỳ Pháp thuộc (đầu thế kỷ XX cho đến năm 1945). Sau khi giải phóng Thủ đô năm 1954, hầu hết các chủ cũ của những ngôi biệt thự cổ trở về Pháp hoặc di cư vào Nam và các biệt thự này được phân cho các cán bộ cao cấp, các văn nghệ sĩ, người có công với cách mạng từ chiến khu trở về, các cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc... ; mỗi căn biệt thự được phân cho nhiều chủ và mỗi năm số nhân khẩu lại tăng lên, cùng lúc các biệt thự này còn được sử dụng cho các mục đích công cộng khác như trường mầm non, vườn trẻ, trường mẫu giáo, trung tâm triển lãm, nhà hộ sinh, y tế cấp phường, ngân hàng, công an phường... kết quả là kiến trúc bị biến dạng trước nhu cầu của các hộ. Theo thống kê gần đây nhất của Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Nội, vào khoảng cuối những năm 1980 đầu 1990, H à Nội có khoảng hơn 2.000 ngôi biệt thự mang phong cách kiến trúc Pháp, nhưng đến cuối năm 2008 chỉ còn khoảng 970 biệt thự trong đó có tới 804 biệt thự dùng để ở, số biệt thự có từ 1 đến 2 hộ chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 5%, có từ 5-10 hộ sống chiếm 50%, có từ 10-15 hộ chiếm 40%, cá biệt, nhà biệt thự ở số 8 Tăng Bạt Hổ, 128C Đại La có tới 35-50 hộ dân đang chen chúc nhau sinh sống trong một không gian tối tăm, ẩm thấp v à chật hẹp qua hàng mấy chục năm. Nhiều biệt thự bị hư hỏng, hàng chục năm không được đầu tư tu sửa, số biệt thự còn nguyên hiện trạng chỉ chiếm 15%, còn lại đã bị cải tạo, sửa chữa. Không gian chật chội, điều kiện sống xuống cấp và áp lực gia tăng dân số theo năm tháng khiến các hộ dân bắt đầu cơi nới, trổ cửa, thêm phòng... UBND Thành phố Hà

-25-

Nội cũng đã thừa nhận rằng, việc phân phối nhà ở cho nhiều hộ trong cùng một biệt thự đã dẫn đến công năng sử dụng ban đầu bị quá tải; quản lý lỏng lẻo n ên để phát sinh tình trạng cơi nới, lấn chiếm diện tích đất trống trong khuôn vi ên biệt thự. Hệ quả tất yếu là kiến trúc của biệt thự bị phá vỡ. Không chỉ có con ng ười, dấu ấn năm tháng cộng thêm việc không hề có sự chỉnh trang, tu sửa do thiếu kinh phí cũng khiến những ngôi biệt thự này ngày càng xuống cấp. Nhiều tòa biệt thự hiện nay trông chẳng khác những nhà tập thể, chung cư cũ thảm hại với tường nhà tróc lở, bợt bạt vì mưa gió, sàn mái mục nát, trần dột, cửa long ốc... như biệt thự số 91 Tuệ Tĩnh mái ngói, trần vôi rơm từng bị hư hỏng nặng. Một điểm đáng chú ý của khu phố Pháp là mạng đường trực giao kiểu ô bàn cờ đặc vuông vức, nhiều tuyến đường rộng, có cây xanh hai bên, nhiều khu biệt thự, nhà vườn, xen kẽ các công sở kiến trúc đặc sắc. Theo đánh giá của chuyên gia quy hoạch Pháp Thiery Huau (Dự án Bảo tồn và phát huy giá trị khu phố Pháp- Hà Nội) thì khu phố Pháp không bị xáo trộn quá nhiều về mặt cấu trúc và cũng không có những biến đổi lớn về mặt quy hoạch, tuy nhiên, trong khi cấu trúc mạng đường giao thông gần như còn nguyên vẹn thì các tòa nhà không còn như ban đầu. Do những ngôi biệt thự này đều nằm trên những con đường lớn, chúng có giá trị sử dụng cao, đặc biệ t là khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm, nơi có vị trí đắc địa để phát triển hoạt động th ương mại - dịch vụ. Trước nhu cầu kinh doanh các dịch vụ và nhu cầu xây dựng chung cư, trụ sở cơ quan mới ngày càng lớn, có những khu đất đã bị xây xen cấy. Ví dụ như ngôi biệt thự hiện được sử dụng làm trụ sở Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam số 59 Lý Thái Tổ trong vài năm gần đây cũng đã mọc ngay trong khuôn viên một căn nhà cao tầng che lấp hết cả không gian thoáng đãng của biệt thự. Thêm nữa, xu hướng sáp nhập các lô đất gần kề tạo điều kiện cho sự xuất hiện của nhiều công tr ình cao tầng, biệt là nhà ở được xây mới theo kiểu giả phong cách Pháp. Việc mất đi khoảng không gian rỗng giữa các công trình do xen cấy làm mất đi tính đồng nhất do kiến trúc khác biệt v à sự thay đổi hình dáng biệt thự do cải tạo dẫn đến nguy cơ làm mất đi một khu phố đặc trưng, nơi ghi nhận hình ảnh một giai đoạn trong lịch sử phát triển của Hà Nội. Ngoài ra, những gam màu tiêu biểu trong khu phố Pháp của Hà Nội, tường vàng và cửa sơn xanh, hiện cũng không được tôn trọng. Phổ biến hơn cả chính là các biển hiệu của các cửa hàng có kích thước quá to, lòe loẹt, đôi khi che khuất toàn bộ mặt tiền của

-26-

công trình... làm cho khu phố Pháp- một tài sản kiến trúc quan trọng của Hà Nội- ngày càng khó nhận biết hơn. Một sự kiện gần đây có liên quan mật thiết đến số phận các biệt thự Pháp cổ ở Hà Nội được dư luận quan tâm đó là việc UBND Thành phố Hà Nội thông qua quyết định bán 634 ngôi biệt thự cổ có diện tích nhỏ h ơn 500 m2 cho các hộ dân có nhu cầu. Mặc dù đã có quy định rõ: "việc các hộ được mua biệt thự khi cải tạo, sửa chữa, xây dựng phải đ ược sự cho phép của cơ quan chức năng và tôn trọng kiến trúc cũ", nhưng trên thực tế, khi tài sản đã nằm hợp pháp trong tay người dân, rất khó để có thể quản lý việc người dân sử dụng thế nào hay xây cất ra sao. Đây là điểm khiến quyết định bán biệt thự cổ, cũ theo Nghị định 61/CP của thành phố Hà Nội chưa nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các chuyên gia thuộc lĩnh vực kiến trúc và các nhà nghiên cứu lịch sử cũng như sự đồng tình của người dân.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KH: "KIẾN TRÚC CỔ HÀ NỘI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG" (Trang 25 -30 )

×