Nhiều công trình kiến trúc cổ chƣa đƣợc đầu tƣ bảo tồn.

Một phần của tài liệu Báo cáo KH: "KIẾN TRÚC CỔ HÀ NỘI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG" (Trang 44 - 45)

II. Thực trạng việc bảo tồn các công trình kiến trúc cổ ở Hà Nộ

2. Những mặt hạn chế trong công tác bảo tồn kiến trúc cổ Hà Nộ

2.3. Nhiều công trình kiến trúc cổ chƣa đƣợc đầu tƣ bảo tồn.

Như đã đề cập ở trên, phải sang đến thế kỷ XXI, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá lịch sử, trong đó có các công trình kiến trúc cổ, mới thực sự được chú ý và đầu tư với hàng loạt những quyết định xếp hạng di tích v à hàng loạt dự án bảo tồn kiến trúc với quy mô không hề nhỏ. Việc “chạy đua” nh ư vậy phần nào cũng đã bù đắp lại một khoảng thời gian quá dài chúng ta bỏ bê và không chú trọng đến công tác bảo tồn những công trình kiến trúc cổ có giá trị khiến nhiều di tích kiến trúc bị mai một, phá huỷ theo thời gian hoặc xuống cấp trầm trọng.

Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là còn có những công trình kiến trúc cổ có giá trị chưa được đầu tư bảo tồn và đang xuống cấp trầm trọng. Việc người dân xâm hại di tích như đã đề cập ở trên là nguyên nhân chủ yếu của việc xuống cấp các di tích, ngoài ra cũng phải kể đến sự chậm trễ trong công tác bảo tồn. Hệ quả l à nhiều di tích kiến trúc cổ đã bị mai một nhiều. Trong đó có nhiều di tích có giá trị nh ư di tích thành Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội), chùa Vĩnh Trù, đình Kim Liên, Chùa Thiên Phúc, đền Cẩu Nhi (Trên hồ Trúc Bạch)…Hướng tới đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, nhiều dự án bảo tồn đang được tiến hành nhưng số lượng di tích xuống cấp trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều và mong muốn một cuộc đại bảo tồn toàn thành phố đạt được cả quy mô và chất

lượng dường như là điều không thể. Bên cạnh việc xuống cấp trầm trọng của nhiều đình chùa cổ có giá trị trên địa bàn thành phố, phải kể đến hàng loạt biệt thự cổ thời Pháp thuộc cũng đang trong tình trạng xuống cấp trầm trọng và chưa hề được đầu tư để bảo tồn, đặc biệt là những biệt thự Pháp cổ do người dân quản lý. Những biệt thự tư nhân như vậy, cùng tác động của thời gian, việc chưa tiến hành quản lý chặt chẽ

-41-

được hoạt động cơi nới, xây dựng mới, cũng như chưa có đủ kinh phí để duy tu, sửa chữa đã thực sự làm thay đổi kiến trúc của nhiều công trình. Đa phần tường gạch nứt và đổ nát, dây điện chằng chịt, kiến trúc biến dạng, những h ình hoa văn hoạ tiết không còn rõ ràng nữa mà mai một theo thời gian. Đã đến lúc phải nhận định rằng vẻ đẹp của những biệt thự Pháp cổ phải dùng đến “lý trí” để cảm nhận.

Một phần của tài liệu Báo cáo KH: "KIẾN TRÚC CỔ HÀ NỘI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG" (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)