Các nhóm giải pháp khác

Một phần của tài liệu Báo cáo KH: "KIẾN TRÚC CỔ HÀ NỘI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG" (Trang 61 - 64)

I. Giải pháp để bảo tồn các công trình kiến trúc cổ ở Hà Nộ

3. Các nhóm giải pháp khác

3.1. Đào tạo nguồn nhân lực cho bảo tồn

Sự thiếu hụt về nguồn nhân lực chất lượng đang là vấn đề chung cho nhiều ngành hiện nay. Hoạt động bảo tồn, trùng tu di tích với đặc thù không những phải xử lý các vấn đề liên quan đến các yếu tố kỹ thuật, thẩm mỹ mà còn phải ứng xử phù hợp với các yếu tố lịch sử, văn hóa, các đặc trưng và giá trị truyền thống, hiện đang rất thiếu nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Đây cũng được xác định là một trong những nguyên nhân dẫn tới công tác bảo tồn, trùng tu di tích chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Vì vậy, trong ngắn hạn và dài hạn, việc ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công tác bảo tồn cần được chú trọng.

Trước hết, đối với kiến trúc sư và cán bộ văn hóa- những người có vai trò quan trọng hàng đầu trong công tác bảo tồn- cần có những chiến lược đào tạo bài bản. Trong việc đào tạo kiến trúc sư, cần đào tạo ra những người chủ động trong công việc, duy trì được tính sáng tạo cá nhân để mang lại những giải pháp kiến trúc không bị hạn chế bởi các nhu cầu nhất thời của thị t rường. Một kiến trúc sư bảo tồn sau khi được đào tạo trở thành kiến trúc sư, cần phải được bổ sung các kiến thức về lịch sử, văn hóa và bảo tồn di sản, cũng như được tạo điều kiện tốt nhất để tiếp cận với các giá trị kiến trúc truyền thống, thì mới đủ năng lực hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn, trùng tu di tích. Đối với cán bộ văn hóa, là những người trực tiếp tham gia công tác thẩm định, đánh giá, quản lý di tích, phải thực sự có hiểu biết sâu rộng và đúng đắn. Điều này đòi hỏi chương trình đào tạo cán bộ văn hóa phải có những nội dung giảng dạy chuyên sâu, vừa giúp sinh viên hiểu được văn hóa truyền thống, vừa

-58-

tiếp cận được phương pháp bảo tồn tiên tiến trên thế giới. Việc đào tạo ra một kiến trúc sư hay một cán bộ văn hóa làm công tác bảo tồn thực sự có chất lượng đòi hỏi rất nhiều công sức và tiền bạc, chính vì vậy, chế độ đãi ngộ cần tương xứng để công tác bảo tồn không bị mất đi những nhân tài này.

Hiện nay, vấn đề trình độ và kinh nghiệm của những người đứng ra trùng tu di tích cũng là một vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nước ta có một hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa rất phong phú và đa dạng. Đã có trên 3000 di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Nhu cầu về bảo tồn, trùng tu di tích rất lớn trong khi các lực lượng trùng tu không được đào tạo bài bản, không hiểu về nghề bảo tồn, dẫn đến hiện tượng càng đầu tư trùng tu càng giết di tích. Thực trạng này yêu cầu Nhà nước hoặc tư nhân đứng ra thành lập các công ty chuyên về bảo tồn di tích, với đội ngũ thợ được đào tạo chuyên môn về bảo tồn, trùng tu các công trình kiến trúc cổ. Có thể, ngay tại thời điểm thành lập thì công ty này chỉ có một số rất ít thợ lành nghề trong lĩnh vực bảo tồn, tu bổ di tích, nhưng qua công ty đó có thể thông qua việc hợp tác với Viện Bảo tồn di tích hoặc các công ty bảo tồn, các tổ chức tư vấn bảo tồn quốc tế để học hỏi kinh nghiệm, nâng cao tay nghề cho công nhân. Một khi đội ngũ thợ đã có chuyên môn trong tay, chỉ cần thực hiện một số dự án trùng tu, tôn tạo có chất lượng tốt, gây được tiếng vang, thì với số lượng di tích đồ sộ và nhu cầu bảo tồn trùng tu đang ra tăng hiện nay, công ty hoàn toàn có thể đứng vững. Cùng với sự ra đời của các tổ chức chuyên ngành này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thể thực hiện việc cấp chứng chỉ hành nghề cho các thợ và đơn vị trùng tu đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn. Nếu làm được việc này, chắc chắn hiệu quả của công tác tu bổ, tôn tạo di tích nói chung, các công trình kiến trúc cổ nói riêng sẽ tiến một bước dài.

Bên cạnh việc đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu, cần phải có các chương trình hành động cụ thể để nâng cao hiểu biết cho ng ười dân sống trong khu di sản để họ hiểu được giá trị vật thể và phi vật thể của khu di sản đó. Cộng đồng xung quanh chính là nguồn nhân lực quý giá trong công tác giám sát, bảo tồn di sản.

3.2. Tăng cƣờng hợp tác quốc tế

Hợp tác quốc tế là nhu cầu không thể thiếu được trong hoạt động bảo tồn với các di sản văn hoá có quy mô lớn và phức tạp như các khu đô thị cổ . Hợp tác quốc tế

-59-

trong lĩnh vực bảo tồn được hiểu theo hai khía cạnh, đó là khía cạnh tài chính và khía cạnh chuyên môn. Trong quá trình hợp tác, sự giúp đỡ về tài chính của các nước là quan trọng, nhưng cái đáng quý hơn là về kinh nghiệm , phương pháp và kiến thức chuyên sâu về bảo tồn của các chuyên gi a nước ngoài. Thực tế hiện nay, có nhiều công trình cần được trùng tu, tôn tạo nhưng có quy mô quá lớn và/hoặc đòi hỏi những kỹ thuật bảo tồn cao cấp, như việc khai quật khu di tích Hoàng thành Thăng Long chẳng hạn, sẽ khó có thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ quý báu của các chuyên gia, tổ chức quốc tế.

Việc thu hút sự quan tâm của các chuyên gia, các tổ chức bảo tồn quốc tế đối với quỹ kiến trúc cổ Hà Nội có thể thông qua nhiều hình thức quảng bá như giao lưu, trình diễn, trưng bày tại các nước trên thế giới và sẽ được đề cập kỹ hơn ở phần sau. Ngoài ra, cần rà soát lại các thủ tục hành chính có thể gây khó khăn cho cán bộ các dự án hợp tác bảo tồn quốc tế họat động tại Việt Nam, như việc yêu cầu giấy chứng thực của nhiều cấp để có quyền tiếp xúc, nghiên cứu và đánh giá các công trình kiến trúc cổ, mặc dù họ đã được cơ quan cấp Bộ chứng thực bằng nhiều quyết định, giấy phép khi triển khai dự án. Bên cạnh việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan, để quá trình hợp tác quốc tế diễn ra thực sự hiệu quả, đòi hỏi phải nâng cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ cho cán bộ nghiên cứu của ta, có vậy chúng ta mới có thể giới thiệu chi tiết và đầy đủ giá trị của các công trình kiến trúc cổ với chuyên gia quốc tế, cũng như học tập từ họ những kinh nghiệm nghề nghiệp quý báu. Điều này phụ thuộc chặt chẽ vào chính sách đào tạo nguồn nhân lực đã đề cập ở trên; song yếu tố chủ chốt vẫn là sự ham học hỏi, mong muốn vươn lên và cống hiến của đội ngũ cán bộ văn hóa và bảo tồn.

-60-

Một phần của tài liệu Báo cáo KH: "KIẾN TRÚC CỔ HÀ NỘI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG" (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)