Số lƣợng các công trình kiến trúc cổ đang giảm đáng kể.

Một phần của tài liệu Báo cáo KH: "KIẾN TRÚC CỔ HÀ NỘI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG" (Trang 39 - 41)

II. Thực trạng việc bảo tồn các công trình kiến trúc cổ ở Hà Nộ

2.1.Số lƣợng các công trình kiến trúc cổ đang giảm đáng kể.

2. Những mặt hạn chế trong công tác bảo tồn kiến trúc cổ Hà Nộ

2.1.Số lƣợng các công trình kiến trúc cổ đang giảm đáng kể.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc các công trình kiến trúc cổ biến mất, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Trước đây do chiến tranh tàn phá, do tác động của thời gian và khí hậu, hay do những sai trong nhận thức và hoạch định chính sách đã khiến không ít công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật cao biến mất. Các di tích cổ thời phong kiến mất đi

-36-

một phần trong cuộc xâm lược thuộc địa của Pháp, do chiến tranh v à một phần mất di sau này qua những công cuộc tiêu thổ kháng chiến, cải cách ruộng đất… Điển hình ở Hà Nội về di tích kiến trúc cổ bị phá huỷ trong thời kỳ khai thác thuộc địa là việc phá huỷ chùa Báo Thiên để xây dựng Nhà Thờ Lớn năm 1883. Bước vào giai đoạn kháng chiến, thực hiện chủ trương “tiêu thổ kháng chiến”, chúng ta đã buộc phải phá huỷ nhiều công trình kiến trúc, nhà cổ có giá trị. Sinh thời, Hồ Chủ tịch cũng đã tâm niệm sẽ xây dựng lại đất nước sau kháng chiến chống Pháp nhưng không thực hiện được do kháng chiến chống Mỹ kéo dài và tiếp sau đó là thời gian đất nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng, đặc biệt trong là trong lĩnh vực kinh tế. Khi đời sống vật chất chưa được đảm bảo thì đời sống tinh thần cũng không được chú trọng. Nhiều đình chùa trở thành nhà dân hoặc biến mất nhường chỗ cho nhà dân. Có những di tích kiến trúc chỉ còn trong tâm niệm.

Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù vấn đề bảo tồn các di tích được quan tâm hơn, thậm chí Nhà nước đã lập ra “sách đỏ” về những công trình kiến trúc cổ, nhà cổ đang chờ được bảo tồn, phục dựng, trùng tu, nhưng nhiều di tích vẫn đang dần biến mất vì sự chậm trễ của chính sách trước nhu cầu về không gian sinh sống ngày càng ra tăng của một bộ phận không nhỏ người dân sống trong hoặc xung quanh các công trình này. Ví dụ tiêu biểu là Đình Trương Thị ở số 50 phố Hàng Bạc. Theo tư liệu, đình được xây dựng năm 1811, kiến trúc có mặt chạm khắc đẹp, thờ ôn g tổ trăm nghề và ông tổ nghề bạc. Có thời kỳ, địa chỉ này có đến 20 hộ dân sinh sống. Khi đình xuống cấp trầm trọng, những người dân đã bắt đầu phá dần đi để xây nhà riêng. Theo năm tháng, di tích này cũng biến mất. Hiện nay, trên địa bàn phường Hàng Buồm, Hàng Bạc… tập trung khá nhiều di tích lịch sử văn hóa, nh ưng có khi chỉ sau một thời gian ngắn, những cán bộ văn hóa bất lực thông báo rằng: di tích đ ã biến mất. Nhiều khách sạn cao tầng đã mọc lên ngay trong khu phố cổ. Kiến trúc thời Pháp thuộc vốn tạo nên một mảng không gian kiến trúc đặc trưng của Hà Nội vừa sang trọng, vừa lịch thiệp nhưng không kém phần uy nghi trầm mặc cũng ít nhiều bị đập phá xây lại để đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng ra tăng. Như chúng ta đã biết, những ngôi biệt thự Pháp cổ được chia làm 3 loại: Một là được sử dụng làm trụ sở các cơ quan, đại sứ quán các nước. Hai là tư gia của các lãnh đạo cao cấp. Số nhiều nhất còn lại do người dân tự quản. Đối với hai loại trên thì kiến trúc Pháp được bảo

-37-

tồn nguyên vẹn về mặt số lượng cũng như kiến trúc. Nhưng những ngôi biệt thự do người dân tự quản thì nay đã mất đi nhiều hoặc bị đập phá để xây lại. Theo thống k ê của Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Nội, vào khoảng cuối những năm 1980 đầu 1990 Hà Nội có khoảng hơn 2000 ngôi biệt thự cổ mang phong cách kiến trúc Pháp và Châu Âu, nhưng đến năm 2008 thì chỉ còn chưa đến 1000 căn. Dự đoán nếu cứ theo đà này và không có cơ chế quản lý đặc biệt với những biệt thự cổ thời Pháp thuộc thì trong tương lai không xa, Hà Nội sẽ mất đi không gian biệt thự cổ vốn đã tạo nên nét độc đáo trong kiến trúc Hà Nội.

Như vậy, có thể thấy, việc lấn chiếm, phá hủy, rồi cơi nới, xây mới để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và phát triển kinh tế ngày càng tăng của người dân là nguyên nhân chính của sự biến mất các công trình kiến trúc cổ ở Hà Nội.

Một phần của tài liệu Báo cáo KH: "KIẾN TRÚC CỔ HÀ NỘI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG" (Trang 39 - 41)