Qua thực tế tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích tiềm năng và thực tế phát triển của ngành thủy sản của tỉnh, tác giả luận văn rút ra ra được các kết luận sau:
Bến Tre là một tỉnh thuộc ĐBSCL với sự đa dạng về môi trường sinh thái, với 3 vùng nước ngọt, lợ, mặn, cả 3 vùng đều có thể phát triển nghề nuôi trồng thủy sản với nhiều đối tượng nuôi khác nhau. Bên cạnh đó, với chiều dài đường bờ biển là 65km, vùng biển tương đối giàu về các giống loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đây cũng là một tiềm năng rất lớn cho các hoạt động đánh bắt thủy sản. Có thể nói Bến Tre là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển ngành thủy sản cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Kinh tế thủy sản đang đem lại một diện mạo mới cho bộ mặt các làng quê Bến Tre. Thủy sản đã góp phần nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, là động lực thúc đẩy sự phát triển KT – XH của tỉnh, chuyển dịch theo hướng CNH – HĐH và nâng cao vị trí của tỉnh trong khu vực, đồng thời phát triển ngành thủy sản còn góp phần rất lớn trong công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng dân cưđịa phương.
Mặc dù, trong quá trình phát triển ngành kinh tế thủy sản tỉnh nhà cũng gặp không ít những khó khăn, thực tế ngành thủy sản của tỉnh chưa thực sự phát huy hết lợi thế của tỉnh, những khó khăn trong việc phát triển thủy sản của tỉnh xuất phát từ việc chúng ta thiếu vốn, yếu kém về trình độ khoa học công nghệ hiện đại, sự cạnh tranh gây gắt ttrong quá trình hội nhập của một quốc gia yếu như nước ta hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái. Từ đó ảnh hưởng đến công tác tổ chức quy hoạch sản xuất hợp lý mang lại giá trị kinh tế cao, hài hòa với công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản và phát triển bền vững trong tương lai.
Bước vào giai đoạn mới, ngành thủy sản của tỉnh cũng có rất nhiều cơ hội để phát triển đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập toàn cầu hóa như hiện nay, với nhiều đạo lực khắc khe trong khâu xuất khẩu, mà xuất khẩu là một khâu góp phần rất lớn nâng cao giá trị kinh tế của ngành. Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững ngành thủy sản, cân bằng giữa lợi ích kinh tế và môi trường sinh thái trong tương lai. Nhất thiết chúng ta cần có những giải pháp đồng bộ khoa học, trước hết là xác định đúng tiềm năng của tỉnh, loại thủy sản chủ lực cho mỗi thời kỳ, hiện nay là con tôm sú, tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng, cá da trơn, nghiêu; kế đến cần phải tính đến việc quy hoạch vùng nuôi phù hợp tránh trường hợp xâm hại, hủy hoại tính đa dạng môi trường sinh thái của tỉnh. Nâng cao giá trị thủy sản xuất khẩu, nghiên cứu ứng dụng những thành tựu tiên tiến trong sản xuất thủy sản đảm bảo cung cấp những sản phẩm sạch, chất lượng cao, đồng thời tranh thủ việc thu hút nguồn vốn từ các thành
phần kinh tế đầu tư cho phát triển của ngành cũng là những giải pháp mà chúng ta cần phải quan tâm thực hiện triệt để.
Với những thành tựu mà ngành thủy sản Bến Tre đã đạt được trong thời gian qua, một phần là nhờ vào những tiềm năng của tỉnh cùng với những chính sách chỉ đạo sáng suốt và tận tình quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo tỉnh, bên cạnh đó là nhờ vào sự cần cù lao động, học hỏi và sáng tạo của bà con nông dân những người trực tiếp tham gia nuôi trồng, ngày đêm bám giữ ngư trường, những người công nhân miệt mài lao động trong các nhà máy chế biến. Trong thời đại mới nếu chúng ta nếu nắm bắt các cơ hội và hạn chế tối đa những thách thức đặt ra thì tin chắc rằng, ngành thủy sản Bến Tre sẽ có những bước phát triển bền vững, ngày càng đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển KT – XH của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung, thủy sản thật sự xứng đáng với tiềm năng vốn có của Bến Tre.