Tài nguyên thủy sản

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển bền vững thủy sản Bến Tre (Trang 56 - 59)

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN THỦY SẢN Ở TỈNH BẾN TRE

2.3.1.5. Tài nguyên thủy sản

* Thc vt ni: Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy ở các vùng cửa sông Bến Tre có khoảng 278 loài tảo đơn bào, thuộc các nhóm tảo silic, tảo lam, tảo giáp,… Về số lượng, mật độ tảo biến động từ 114.000 – 3.103.000 tế bào/m3 ở ven biển, càng đi sâu vào nội địa mật độ tảo càng giảm đi. Mật độ các thực vật nổi là điều kiện lý tưởng cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên cho các loại thủy sản tự nhiên sống trong nước.

Động vật sống dưới nước ở Bến Tre rất phong phú. Đáng lưu ý khu vực cửa sông là vùng có năng suất sinh học cao, do bị chi phối bởi cả sông và biển. Ở đây, có sự hiện diện của rừng ngập mặn, mà lá và trái của các loài thực vật là vật liệu khởi đầu cho chuỗi thức ăn hoại sinh. Mặt khác, do tác động cơ học của dòng chảy đã tạo nên một sự khuấy động nước, đó là điều kiện cho xác bã hữu cơ và chất dinh dưỡng ở đáy được đưa lên trên, tiếp tục được phiêu sinh sử dụng. Trong khi đó, sinh vật ởđây cũng rất phong phú nhờ nguồn dinh dưỡng do các dòng sông từ phía thượng nguồn mang về liên tục, tạo thức ăn dồi dào cho tôm cá.

Trước hết, cần nói qua các thực vật nổi (tảo nổi), mắc xích thức ăn đầu tiên trong thủy vực của tôm, cá và các thủy sinh vật khác. Các công trình nghiên cứu trong nhiều năm qua cho biết ở vùng cửa sông Bến Tre có khoảng 280 loài tảo đơn bào. Trong mùa khô, chúng xâm nhập và chiếm lĩnh các dạng thủy vực ở sâu trong nội địa. Tuy nhiên, càng vào sâu nội địa số lượng và tính đa dạng của tảo cũng giảm đi do nước bị ngọt hoá, trừ một số loài có biên độ sinh thái rộng sống cả ở môi trường biển và môi trường sông. Độ đục của nước ở sâu trong nội địa cũng ảnh hưởng phần nào đến sự phát triển của phiêu sinh, do đó mật độ của tế bào trên 1m3 nước cũng giảm đi đáng kể. Nhiều đại diện tảo là thức ăn trực tiếp của ấu trùng tôm.

Động vật nổi sử dụng tảo, vi sinh vật làm thức ăn – mắc xích thức ăn thứ hai của thủy vực và đến lượt nó lại là thức ăn cho tôm cá. Các kết quả điều tra ghi nhận được các loại trùng bánh xe khoảng 12 loài, nhóm có cơ thể lớn hơn như râu ngành gồm 11 loài và chân chèo gồm 10 loài. Về mật độ, có sự biến động khá lớn theo mùa: mật độ động vật nổi mùa khô cao gấp 10 lần so với mùa mưa. Trong không gian xê dịch, mật độ động vật nổi tăng dần từ sông ra biển. Trung bình cứ 1m3 nước sông chứa khoảng 22.000 con, khi ra đến cửa sông con số cực đại là 280.000 con trong 1m3 (tăng gấp 12,5 lần) rồi giảm đi khi ra biển khơi, nơi có độ muối cao. Sự tập trung số lượng động vật nổi ven bờ tỷ lệ thuận với sự phát triển phong phú của khu vực hệ thực vật nổi. Trong số các động vật nổi, nhóm chiếm ưu thế nhất và quyết định chất lượng thức ăn cho cá và các động vật không xương sống lớn khác là nhóm Copepoda.

* Động vt đáy:

Đó là nhóm sinh vật sử dụng tảo, vi sinh vật, động vật nổi, mùn bã làm thức ăn, sống chui rúc ở nền đáy của thủy vực. Nhóm động vật đáy là nguồn thức ăn của loài cá đáy ăn tạp, lệch về phía động vật, hoặc đơn thuần ăn động vật.

Về thành phần, các kết quả điều tra cho thấy động vật đáy ở Bến Tre thuộc 3 nhóm chính: loại thân mềm (mollusca), giun đất (annelia) và tiết túc (arthopoda), trong đó chủ yếu là lớp giáp xác chân bụng, loại hai mảnh vỏ - những động vật đại diện điển hình cho môi trường mặn, lợ.

Về sinh khối, các kết quả khảo sát ban đầu cho thấy sinh lượng động vật đáy trung bình ở vùng cửa sông của tỉnh là 33,4 g/m3. Đây là con số tương đối cao, cho thấy tiềm năng của việc phát triển thủy sản ở đây. Nhiều đại diện của động vật đáy là khối lượng khai thác phục vụ cho nghề NTTS vùng nước lợ ven biển, mà trọng tâm là nghề nuôi tôm: tôm sú, tôm bạc, tôm gân, tôm đất,…

Các loài cá: Các công trình nghiên cứu, khảo sát ở sông và ven biển tỉnh Bến Tre đã phát hiện được 120 loài cá thuộc 43 họ, nằm trong 15 bộ cá. Bộ cá vược chiếm ưu thế cả về họ (21 họ) lẫn về loài (54 loài), bộ cá trích chiếm 2 họ gồm 15 loài, bộ cá bơn có 3 loài.

Căn cứ vào điều kiện sinh thái, có thể phân thành các nhóm sau đây:

a. Nhóm cá nước lợ gồm các loài thường xuyên sống ở môi trường lợ, mặn thường là những loài có kích thước nhỏ như cá kèo, cá bống cát, cá phi,… Các loại cá đáy ở vùng cửa sông hoặc trong các đầm là đối tượng đánh bắt của các nghề cá thủ công ven biển như nghề đóng đáy. Số lượng cá này chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong toàn bộ sản lượng cá đánh bắt hàng năm trong tỉnh.

b. Nhóm cá biển di cư vào vùng nước lợ, đôi khi cả vùng nước ngọt, gồm nhiều loại, được phân bố rộng ở các vùng ven bờ sông, gồm có loại cá sống nổi thuộc họ cá trích, loại sống ởđáy ăn động vật đáy như cá đối, cá bống dừa,…

c. Nhóm cá nước ngọt sống trong sông rạch, thường xâm nhập vùng nước lợ vào mùa mưa, khi lưu lượng của nước sông tương đối lớn. Đó là loại cá mè vinh, cá mè dãnh, cá rô biển, cá trê vàng,…

d. Nhóm cá sống trên đồng ruộng, mà các loài đại diện là cá lóc, cá rô, cá trê trắng, cá sặc. Cách chia dân gian thường phân định cá đồng thành hai loại cá đen và cá trắng. Loại cá đen có sức chịu đựng dai hơn, có thể sống trong một thời gian nhất định ở mật độ cao.

e. Các loại tôm, qua các cuộc điều tra, đã nhận diện được 20 loại trong địa bàn tỉnh Bến Tre, trong đó tôm biển có 12 loài (thuộc 5 họ) và 8 loài tôm nước ngọt (thuộc 2 họ). Về tôm nước mặn, thì tôm tự nhiên hiện diện phổ biến nhất là tôm thẻ (pénaeas merguiensis), còn tôm được nuôi phổ biến là tôm sú (pénaeus monodon). Đặc điểm sinh học của tôm thẻ: là loại tôm có giá trị xuất khẩu, phân bố phổ biến ở vùng cửa sông, ven biển, xung quanh các khu rừng ngập mặn có nền đáy bùn, hoặc bùn cát với ngưỡng mặn tối thiểu là 3‰, lý tưởng nhất là 10‰. Nhiệt độ thích hợp để tôm sinh trưởng là từ 200 – 300C, mặt nước thoáng, thủy vực rộng, có thể nhận đầy đủ ánh sáng trực tiếp. Tôm thẻ sinh sản ngoài biển, ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác thành tôm con, rồi định hướng đi vào bờ sinh sống ở các vùng trũng, đầm, kênh, rạch. Ban ngày, tôm thẻ ẩn nấu dưới cây cỏ thủy sinh, và khi nhiệt độ cao lại lùi xuống, sống trong bùn. Đến đêm, tôm vào ven bãi hoặc ven rừng ngập mặn để tìm thức ăn. Phổ thức ăn của tôm thẻ rất rộng, chủ yếu là các loại giun nhiều tơ (polichaeta), các loại tảo silic và mùn bã hữu cơ vốn là các sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp của rừng ngập mặn. Sau nhiều lần lột xác, tôm thẻ trưởng thành và sẽ di cư ra biển để sinh sản (riêng tôm bạc và tôm đất có thể sinh sản ở vùng cửa sông)

và sau đó ra ở hẳn ngoài biển. Tôm mẹ lại tiếp tục đi vào nội địa ở rừng ngập mặn, nơi có nguồn thức ăn phong phú để sinh trưởng và phát triển cho đến giai đoạn trưởng thành.

Ở nước ngọt, con tôm càng xanh là một đặc sản có giá trị kinh tế cao, được phân bố trên một diện tích khá rộng trong tỉnh Bến Tre. Nếu có biện pháp bảo vệ tốt và khai thác có phương pháp, đây là nguồn lợi thủy sản quan trọng. Hiện nay, việc nuôi tôm càng xanh trong mương, đập với các biện pháp dẫn dụ, lôi cuốn tôm giống đã bước đầu đạt những hiệu quả đáng khích lệ.

Hiện nay, nguồn tài nguyên thủy sản đang có xu hướng giảm cả về số lượng lẫn số loài do nhiều nguyên nhân như:

 Việc lạm dụng khai thác nguồn tài nguyên thủy sản cho nhu cầu phát triển kinh tế, thể hiện qua việc sử dụng bừa bãi các dụng cụ đánh bắt: lưới mùng, ghe cào, thuốc nổ, thuốc hóa học,…

 Khai thác rừng ngập mặn bừa bãi làm cho diện tích ngày càng giảm ảnh hưởng đến nguồn cung cấp thức ăn và nơi sinh sản của chúng, nhất là các loài tôm, cua,…

 Môi trường nước ngày càng xấu đi, do sử dụng các loại thuốc hóa học, dầu mỡ, chặt phá rừng ngập mặn,… trong quá trình tổ chức sản xuất.

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển bền vững thủy sản Bến Tre (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)