Đánh giá tiềm năng phát triển ngành thủy sản Bến Tre 1 Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển bền vững thủy sản Bến Tre (Trang 50 - 55)

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN THỦY SẢN Ở TỈNH BẾN TRE

2.3. Đánh giá tiềm năng phát triển ngành thủy sản Bến Tre 1 Điều kiện tự nhiên

2.3.1. Điều kiện tự nhiên

Bến Tre là một tỉnh ven biển nằm trong khu vực châu thổ ĐBSCL với diện tích ở vào khoảng 2.360,2 km2, chiếm 5,8% diện tích khu vực, có đường bờ biển kéo dài trên 65 km, kết hợp với hệ thống sông ngòi nội địa chằng chịt có tổng chiều dài hơn 382 km, được bắt nguồn từ hệ thống sông Mê-Kông và đổ ra biển Đông thông qua bốn cửa sông chính: Cổ Chiên, Ba Lai (hiện nay thông qua cống đập Ba Lai), Hàm Luông và sông Tiền (sông Cửa Đại). Thiên nhiên đã ưu đãi tạo cho Bến tre một vùng lãnh hải trên 20.000 km2 với hệ đa dạng sinh học của vùng cửa sông ven biển rất phong phú, thuận lợi cho nghề khai thác đánh bắt thủy hải sản và gần 60.000 ha mặt nước có khả năng NTTS ở cả 3 vùng sinh thái ngọt, lợ, mặn.

Đến năm 2007, có diện tích 42.098 ha mặt nước đã đưa vào nuôi thủy sản các loại, ước tính diện tích này năm 2008 là 42.089 ha; ngành thủy sản Bến Tre đã chọn 05 đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh tập trung đầu tư phát triển để tham gia vào thị trường xuất khẩu đó là nghêu,

cá tra, tôm sú, tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh. Ngoài ra còn xây dựng cho người nuôi nhiều đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh như cá mú, cá bống tượng, cá rô phi, cá điêu hồng, cá kèo, cá lóc đồng, lươn, ếch, baba, cá sấu,…

2.3.1.1. Địa hình

Tỉnh Bến Tre có dáng hình gần như một tam giác cân, có trục Tây Bắc – Đông Nam, cạnh đáy tiếp giáp với biển Đông có chiều dài khoảng 65 km, hai cạnh hai bên là sông Tiền và sông Cổ Chiên.

Bến Tre mang đặc trưng cơ bản của ĐBSCL, địa hình khá bằng phẳng, chênh lệch tuyệt đối giữa điểm thấp nhất và điểm cao nhất khoảng 3,5m. Địa hình có xu thế thấp dần từ hướng Tây Bắc xuống Đông Nam và nghiêng ra biển, được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của dòng sông Cửu Long trên nền đá cổ. Có thể chia địa hình Bến Tre thành 3 vùng:

 Vùng thấp có cao độ <1 m, bị ngập nước khi triều lên, bao gồm một số vùng đất ruộng ở lòng chảo, các cù lao, bãi bồi ven sông, biển,… thích hợp cho việc NTTS các loại như cá da trơn, nghêu, hoặc các hình thức canh tác kết hợp.

 Vùng có địa hình trung bình, cao độ từ 1 – 2 m, ít bị ngập khi triều cường lên (chỉ bị ngập khi gặp triều cường tháng 11, 12), chiếm khoảng 90% diện tích toàn tỉnh, thích hợp cho việc trồng lúa, lên líp làm vườn kết hợp với nuôi các loài thủy sản nước ngọt như: nuôi tôm càng xanh với trồng cây ăn trái hoặc dưới các mương vườn dừa,…

 Vùng có địa hình cao, trãi dài từ Chợ Lách đến Châu Thành, nằm về phía Bắc và Tây Bắc của thành phố Bến Tre. Cao độ tuyệt đối có nơi đạt trên 5m, nhưng phần lớn từ 3 – 3,5 m. Phần đất cao thường là các giồng cát, nuỗng cát dấu vết của các bờ biển cổ,… thích hợp cho việc canh tác rau, màu; là nơi tụđiểm dân cư vùng biển. Đa sốđịa danh ở vùng có địa hình cao đều mang thêm từ Giồng ở phía trước như: Giồng Tre, Giồng Trôm, Giồng Mù U,…

Nhìn chung, địa hình Bến Tre thích hợp cho việc tổ chức sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, có xu thế lấn dần ra biển theo hướng Tây – Tây Nam tại các cửa sông (Ba Lai và Cổ Chiên) bởi các tác động tổng hợp giữa các dòng hải lưu ven bờ và phù sa sông đổ ra biển. Tốc độ bình quân lấn biển hàng năm 9,25 km2. Đặc biệt, trong năm 2001, khu vực ven biển đã xuất hiện một số cồn đất mới hình thành, còn bị ngập nước và chỉ hiện rõ khi nước triều thấp. Khu vực bãi triều này là một điều kiện khá lý tưởng cho việc tổ chức sản xuất nghiêu của tỉnh, một trong những mặt hàng thủy sản thế mạnh của tỉnh hiện nay. Vào ngày 10/11/2009, Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) đã công bố ngành nuôi và khai thác nghiêu tại Bến Tre đã được Hội

đồng Bảo tồn biển quốc tế (Marine Stewardship Council – MSC) cấp chứng nhận MSC ngày 09/11/2009.

Bên cạnh địa hình đất liền trên 3 dãi cù lao, thì trên các nhánh sông còn có hệ thống các cồn nhỏ (dân địa phương gọi là các cù lao) như:

 Trên sông Cổ Chiên có cồn Phú Đa (Chợ Lách), Thành Long (Mỏ Cày Nam),…

 Trên sông Hàm Luông có cồn Tiên Lợi (Châu Thành), Hưng Phong còn gọi là cù lao Ốc (Giồng Trôm), cù lao Linh (Giồng Trôm), cù lao Đất (Ba Tri),…

 Trên sông Tiền có cồn Phụng (Châu Thành), cù lao Tấu (Bình Đại),…

Hệ thống các cù lao này, ngoài giá trị về trồng cây ăn trái kết hợp với du lịch sinh thái miệt vườn, thì trong thời gian gần đây trên các dãy cù lao cũng là điều kiện lý tưởng để hình thành các vuông nuôi cá da trơn quy mô công nghiệp phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến cá da trơn xuất khẩu. Bước đầu thì mô hình này cũng mang lại giá trị kinh tế khá. Hiện nay tỉnh đã có những quy hoạch bước đầu tại một số cù lao như: cồn Bần (Thành Thới B – Mỏ Cày Nam), cù lao Tấu (Bình Đại), cồn Tiên Lợi (Châu Thành),…

2.3.1.2. Khí hậu

Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nhưng lại nằm ngoài ảnh hưởng của tính chất lạnh khô từ gió mùa Đông Bắc, nên nền tảng nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt độ trung bình năm dao động từ 25.50C – 28.90C. Trong năm không tháng nào nhiệt độ trung bình dưới 250C. Hằng năm, mặt trời đi qua thiên đỉnh 2 lần vào ngày 16/4 và 27/7. Tổng số giờ nắng trong năm lớn, trung bình là 2000 giờ. Do vị trí nằm gần như song song với các luồng gió mùa hè thổi từ biển vào, nên lượng mưa trung bình năm thấp hơn một số tỉnh khác trong khu vực trung bình 1500 – 1700mm/năm, mưa tập trung từ tháng 5 – 11 hằng năm, các tháng 1,2,3 rất ít mưa và hầu như không có mưa.

Tỉnh Bến Tre chịu ảnh hưởng gián tiếp của gió mùa Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau và gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, giữa 2 mùa gió Tây Nam và Đông Bắc là 2 thời kỳ chuyển tiếp có hướng gió thay đổi vào các tháng 11 và tháng 4 tạo nên 2 mùa rõ rệt. Mùa gió Đông Bắc là thời kỳ khô hạn, mùa gió Tây Nam là thời kỳ mưa ẩm.

Do gần biển và có hệ thống sông ngòi chằng chịt, nên độ ẩm tương đối ở Bến Tre nhìn chung khá cao, trung bình từ 77 – 88%, các huyện ven biển có độ ẩm tương đối từ 83 – 91%; sự chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít nhất khoảng 11%. Vào mùa khô độ ẩm của tỉnh vào khoảng 77 – 80%, riêng vùng ven biển khoảng 79 – 84%. Vào mùa mưa, độẩm khoảng 83 – 88%, ven biển từ 85 – 91%.

Mặc dù, với vị trí nằm tiếp giáp với biển Đông, nhưng Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão, vì nằm ngoài vĩđộ thấp (bão thường xảy ra từ vĩ độ 150 Bắc trở lên). Ngoài ra, nhờ có gió đất liền nên biên độ dao động ngày đêm giữa các khu vực bị giảm bớt. Thỉnh thoảng vào thời điểm giao mùa giữa mùa khô với mùa mưa và ngược lại xuất hiện các cơn gió xoáy, gió lốc làm nước biển dâng cao tràn sâu vào nội đồng gây thiệt hại cho mùa màng, hoa màu.

Khí hậu Bến Tre cũng cho thấy thích hợp với nhiều loại cây trồng. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi cho sự quang hợp và phát dục của cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, ngoài thuận lợi trên Bến Tre cũng gặp những khó khăn do thời tiết nóng ẩm nên thường có nạn sâu bệnh, dịch bệnh, và nấm mốc phát sinh, phát triển quanh năm.

Trở ngại đáng kể trong nông nghiệp là vào mùa khô, lượng nước từ thượng nguồn đổ về giảm nhiều và gió chướng mạnh đưa nước biển sâu vào nội địa, làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng đối với các huyện gần phía biển và ven biển. Nhưng trở ngại này, trong những năm gần đây chúng ta đã khắc phục được phần nào nhờ vào sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng – vật nuôi phù hợp, trong đó nổi bật lên là vấn đề NTTS của các huyện ven biển. Diễn hình như các mô hình lúa – tôm bước đầu đã mang lại hiệu quả rất tốt, góp phần vào việc phát triển kinh tế chung của tỉnh.

1747 mm0 0 50 100 150 200 250 300 350 400 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng mm 24 24.5 25 25.5 26 26.5 27 27.5 28 28.5 29 độ C Lượng mưa Nhiệt độ

Nguồn: Vẽ từ số liệu Cục thống kê tỉnh Bến Tre

Với nền tảng khí hậu như trên thì Bến Tre cũng như những tỉnh khác trong khu vực có tiềm năng để phát triển ngành nuôi trồng cũng như đánh bắt thủy sản, do chúng ta có khả năng tính toán được tương đối chính xác tính mùa vụ trong sản xuất vì sự biến động khí hậu trong năm là không lớn, không có những trường hợp thất thường của thời tiết, đồng thời Bến Tre có đường bờ biển dài nhưng với vị trí gần với xích đạo nên khả năng xảy ra ra bão trong năm là không lớn, chỉ có những tháng cuối năm là hay có bão nhưng số lượng và tính chất của bão là không lớn lắm nên việc đánh bắt thủy sản có thể hoạt động được quanh năm.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây Bến Tre cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu toàn cầu nên thời tiết luôn có những biến đổi thất thường khó có thể dự đoán chính xác được, sự ấm dần lên của khí hậu cũng làm cho gia tăng tình hình dịch bệnh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất của nhiều hộ sản xuất trong tỉnh. Do đó, để đảm bảo sự phát

triển bền vững của ngành trong tương lai thì đòi hỏi sự đóng góp rất lớn của các nhà làm công tác dự báo, để tránh những thiệt hại đáng tiếc có thể xãy ra.

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển bền vững thủy sản Bến Tre (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)