Những cơ hội và thách thức của ngành thủy sản Bến Tre sau khi Việt Nam gia nhập WTO

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển bền vững thủy sản Bến Tre (Trang 68 - 69)

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN THỦY SẢN Ở TỈNH BẾN TRE

2.3.3. Những cơ hội và thách thức của ngành thủy sản Bến Tre sau khi Việt Nam gia nhập WTO

WTO

Căn cứ Hiệp định GATT (tiền thân của WTO) được xây dựng bao gồm 2 nội dung trong sản xuất thủy sản là rào cản kỹ thuật (TBT – Technical Barrier to Trade) và rào cản an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động thực vật (SPS – Sanitary and Phytosanitary Requirements) kết hợp thực trạng phát triển của Bến Tre hiện nay. Việc chính thức gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mở ra cho ngành thủy sản tỉnh nhiều cơ hội mới và thách thức cũng không ít.

2.3.3.1. Cơ hội

Ngành thủy sản nước ta nói chung và ngành thủy sản của tỉnh Bến Tre nói riêng có tiềm năng rất lớn đểđẩy nhanh tốc phát triển các đối tượng nuôi xuất khẩu có giá trị như tôm, nghêu, cá da trơn,… đồng thời tạo ra các sản phẩm đặc thù với thị trường rộng lớn và ngày càng phát triển và mở rộng.

Thủy sản Bến Tre là ngành hàng có hàm lượng công nghệ cao, chất lượng tốt, có uy tín trong nhiều năm qua xuất phát từ quá trình tổ chức quản lý sản xuất đáp ứng được yêu cầu an toàn dịch bệnh (áp dụng cơ chế quản lý tổng hợp có sự tham gia của cộng đồng), an toàn vệ sinh chất lượng sản phẩm (kiểm soát thu hoạch nhuyễn thể, kiểm soát dư lượng kháng sinh), áp dụng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế (GAP, BMP, HACCP, ISO),… nên đã loại trừ được kháng sinh hoá chất độc hại, hạn chế dịch bệnh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đây là cơ hội cho thủy sản Bến Tre có đủ lực để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thúc đẩy việc thành lập cho các thương hiệu sản phẩm thủy sản Bến Tre, tạo dựng được uy tín trên thị trường, từ đó sẽ tạo nên một động lực để đưa ngành thủy sản ngày càng phát triển, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển KT – XH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần tạo ra nhiều việc làm, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con nông dân.

Thủy sản Bến Tre luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay thủy sản đang đứng trước khó khăn phải đối mặt với những rào cản kỹ thuật từ phía nhà nhập khẩu, đặc biệt là luật mới: Luật IUU (Quy định về hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định) bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2010. Theo luật này, các sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào EU phải có giấy chứng nhận đánh bắt. Cơ quan chức năng của nước có tàu đánh bắt phải xác nhận thủy sản đánh bắt được trên tàu là phù hợp với quy định của pháp luật và các quy định quốc tế về quản lý và bảo tồn nguồn lợi thủy sản. Đặc biệt, luật nêu rõ các quốc gia thành viên EU phải áp dụng việc xử phạt ở mức tối thiểu gấp 5 lần giá trị của sản phẩm thủy sản sai phạm thu hồi được khi phát hiện vi phạm quy định nói trên,… Những quy định nghiêm ngặt đã và đang trở thành rào cản lớn đối với xuất khẩu thủy sản của tỉnh, bởi quy mô sản xuất vốn nhỏ lẻ và manh mún, doanh nghiệp chủ yếu thu mua thủy sản qua hệ thống trung gian nên việc thực hiện ghi chép nguồn gốc xuất xứ đầy đủ cho các lô hàng khi xuất đi là điều không thể thực hiện được. Do vậy để kiểm soát được chất lượng là điều không phải dễ.

Bên cạnh đó, diện tích nuôi thủy sản phát triển quá nhanh so với quy hoạch, hình thức nuôi tự phát vẫn diễn ra mạnh, từ đó khó có thể kiểm soát được tình hình dịch bệnh, chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, nếu như sản phẩm đầu vào không tốt thì sản phẩm thủy sản của tỉnh khó có thể đủ lực để cạnh tranh trên thị trường. Gia nhập tức là chúng ta phải có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, nếu muốn tồn tại thì tất yếu phải có sản phẩm chất lượng cao, đa dạng, đáp ứng được phần lớn thị hiếu của người tiêu dùng, nhưng trên thực tế sản phẩm thủy sản Bến Tre chưa thực sự đa dạng và phong phú, chủ yếu là xuất khẩu dạng đông lạnh, chưa tận dụng được hết tiềm năng về giá trị sản phẩm.

Nhu cầu thủy sản tăng về số lượng và chất lượng, nắm bắt được tình hình đó, người đổ vào nuôi thủy sản mà thiếu tính quy hoạch đồng bộ hoặc tỉnh chưa có quy hoạch hợp lý, điều đó tác động đến môi trường sinh thái nuôi thủy sản trong tương lai, đặc biệt là môi trường sinh thái rừng ngập mặn ven biển.

Sản lượng thủy sản tăng lên hằng năm nhưng tốc đó tăng đó là chưa thật sự hợp lý, nó chỉ tăng về số lượng nhưng về chất lượng cần phải xem xét lại mà thị trường thế giới thì cần những sản phẩm có chất lượng cao. Muốn sản phẩm có chất lượng cao thì đòi hỏi cần có vốn lớn, mà điều đó là vấn đề hiện nay tỉnh đang gặp rất nhiều khó khăn. Bến Tre không chỉ thiếu vốn cho đầu tư sản xuất mà còn thiếu cả đội ngũ cán bộ có trình độ tay nghề cao, cơ sở sản xuất giống sạch bệnh, cũng như các hệ thống cơ sở hạ tầng khác phục vụ cho phát triển ngành.

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển bền vững thủy sản Bến Tre (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)