Cơ sở khoa học cho định hướng phát triển thủy sản Bến Tre

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển bền vững thủy sản Bến Tre (Trang 94 - 95)

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC LÃNH THỔ NGÀNH THỦY SẢN TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM

3.1. Cơ sở khoa học cho định hướng phát triển thủy sản Bến Tre

Trình độ ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong hoạt động ngành thủy sản đang từng bước cải thiện theo hướng hiện đại, tàu cá được trang bị hiện đại, chủ động sản xuất giống nuôi nhân tạo, thành công trong các mô hình nuôi thủy sản, ứng dụng các công nghệ mới về bảo quản, chế biến sản phẩm, chất thất thoát sau thu hoạch, sản phẩm ngày càng phù hợp với thị trường tiêu thụ, các dịch vụ hậu cần cho ngành thủy sản tương đối tốt; chủ động áp dụng các chương trình an toàn, vệ sinh, chất lượng sản phẩm thủy sản theo HACCP, ISO,…

Trình độ lao động nghề cá ngày càng được nâng cao, quá trình đô thị hóa phát triển, đặc biệt thị xã Bến Tre đã được công nhận là thành phố loại 3 trực thuộc tỉnh vào tháng 08/2009.

Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thủy sản tăng cả thị trường trong nước và quốc tế, đặc biệt là các sản phẩm từ con tôm và cá da trơn. Đây được xem là một trong những thế mạnh của thủy sản tỉnh trong thời gian qua.

Môi trường và cơ chế huy động vốn đầu tư trong và ngoài nước sẽ được cải thiện theo hướng thuận lợi cho người sản xuất khi Việt Nam hội nhập WTO. Tính cạnh tranh và sức tiêu thụ sẽ tăng, kèm theo sự rủi ro về thiên tai, nguy cơ tụt hậu sẽ xãy ra nếu như Bến Tre không quyết tâm phấn đấu vươn lên.

Cầu Rạch Miễu bắc qua sông Tiền nối Tiền Giang với Bến Tre đã được hoàn thành và sắp tới 17/01/2010 sẽ tiến hành thông xe kỹ thuật cầu Hàm Luông, chính thức đưa vào sử dụng ngày 25/4/2010. Đó là một tiền đề thuận lợi trong việc giao lưu và thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển KT – XH chung của tỉnh và của ngành thủy sản.

Bên cạnh những thuận lợi thì trong tương lai, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì sự phát triển của ngành thủy sản Bến Tre cũng gặp không ít những khó khăn, các khó khăn này đều xuất phát từ thực tế là kinh tế của tỉnh hiện đang còn ở mức thấp so với các tỉnh thành khác trong khu vực cũng như cả nước, đa số hộ dân trong tỉnh là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, trình độ còn thấp, vốn đầu tư không lớn. Cơ sở hạ tầng và vật chất phục vụ cho ngành thủy sản đã từng bước cải thiện nhưng chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành.

Bên cạnh đó, nếu xét từ phía hoạt động NTTS thì chúng ta chưa thật sự chủ động về nguồn con giống có chất lượng cao, nguồn cung cấp sản lượng thủy sản bấp bênh, chưa thật sự đảm bảo tốt về chất lượng sản phẩm thủy sản đầu vào. Về phía các doanh nghiệp thì tính đa dạng các mặt hàng thủy sản chưa cao, khả năng cạnh tranh trên thị trường thấp, đặc biệt là khi chúng ta gia nhập WTO vì sản phẩm thủy sản tỉnh có thương hiệu mạnh rất ít, sản phẩm tiêu thị trên thị trường chủ yếu là dưới dạng sơ chế, hàng thô. Về phía các cấp chính quyền thì vẫn chưa có quy hoạch nào mang tính chiến lược lâu dài.

Mặc khác, vẫn còn tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng về nguồn vốn và lực lượng lao động có tay nghề, trình độ chuyên môn sâu, chuyên gia kỹ thuật đầu ngành. Môi trường đánh bắt cũng như NTTS đang bị suy thoái rất mạnh. Đây là điểm đặc biệt báo động cho sự phát triển của ngành, vì hiện nay đã có rất nhiều vùng nuôi tôm công nghiệp ở địa bàn một số các xã ven biển đã không phát triển nghề nuôi tôm nữa vì những vấn đề về môi trường đang suy thoái trầm trọng ởđây.

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển bền vững thủy sản Bến Tre (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)