Điều kiện kinh tế xã hội 1 Dân cư và lao động

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển bền vững thủy sản Bến Tre (Trang 59 - 61)

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN THỦY SẢN Ở TỈNH BẾN TRE

2.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội 1 Dân cư và lao động

2.3.2.1. Dân cư và lao động

Dân số Bến Tre đến năm 2008 là 1.355.724 người, chiếm 7.7% dân số vùng ĐBSCL, mật số dân số trung bình 574 người/km2, cao hơn mật độ trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là 436 người/km2.

Sự phân bố dân cư của tỉnh chưa thật sự đồng đều, mật độ dân cư ở các huyện ven biển còn thưa hơn so với các huyện khác, đây cũng là một khó khăn đối với các huyện ven biển vì đây là khu rất có tiềm năng về đánh bắt, NTTS. Tỉ lệ dân thành thị của tỉnh tuy những năm gần đây có tăng lên nhưng vẫn còn ở mức thấp, trung bình tỉ lệ dân thành thị năm 2008 là 9.8%, đều đó cũng chứng tỏ Bến Tre vẫn là một tỉnh kinh tế nông nghiệp là chủ yếu.

Người dân Bến Tre đa phần sống bằng nghề nông, tập trung phần lớn ở khu vực nông thôn, tính đến năm 2008 khoảng 90% dân cư sống ở nông thôn. Toàn tỉnh năm 2008 có khoảng 716.084 đang lao động chiếm 52.8% dân số của tỉnh, đa phần dân số tập trung trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chiếm tới 82%. Như nhiều tỉnh khác ở ĐBSCL, tỉnh có lực lượng lao động khá dồi dào, nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong ngành đánh bắt, NTTS do đây là một tỉnh ven biển và có truyền thống nghề cá từ khá lâu,

cũng như trong công cuộc đổi mới người dân trong tỉnh cũng rất cần cù, siêng năng, chịu khó học hỏi, tự mài mò sáng kiến ra rất nhiều kinh nghiệm trong sản xuất thủy sản nói riêng và trong sản xuất nông nghiệp nói chung. Vì thế có thể nói, nguồn lao động của tỉnh cũng là một tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế thủy sản của tỉnh nhà.

Với lực lượng lao động nghề cá bao gồm hàng chục hàng ngư dân có tay nghề truyền thống hàng trăm năm qua, với bản tính thông minh, chất phát, lao động cần cù, dạn dày kinh nghiệm. Chính lực lượng lao động này đang ngày đêm bám ngư trường thông qua các hoạt động nuôi trồng, khai thác, bảo tồn và bảo quản sản phẩm; Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy hải sản,… góp phần vào phát triển KT – XH và giữ vững an ninh quốc phòng trên vùng biên giới biển. Theo thống kê của tỉnh thì lực lượng lao động trong ngành thủy sản trong những năm gần đây có dấu hiệu tăng tương đối khá, tính đến thời điểm năm 2008 toàn tỉnh có 58.364 đang lao động trong ngành thủy sản, tăng gấp 3,8 lần so với năm 2000, chiếm 4.3% lực lượng đang lao động của tỉnh, lực lượng lao động này làm việc trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: khai thác thủy sản, NTTS, chế biến thủy sản (làm việc cho các nhà máy đông lạnh, sản xuất nước mắm, làm khô,…), sản xuất con giống, các lĩnh vực khác phục vụ cho ngành thủy sản.

Tuy nhiên, chúng ta cần nhìn nhận một điều rằng, tuy lực lượng lao động trong ngành thủy sản chiếm tỉ lệ khá lớn nhưng đa phần là lao động làm thuê, trình độ tay nghề còn rất thấp, phần lớn chưa qua đào tạo chuyên môn sâu mà chỉ là nghề truyền nghề là chủ yếu, cộng thêm phần lớn các hộ nông dân hoạt động ngành thủy sản (đặc biệt là nuôi trồng) thì còn nghèo, thiếu rất nhiều vốn trong sản xuất, nếu trong quá trình nuôi mà họ bị thất thì khả năng tái đầu tư sản xuất là rất thấp, cũng như việc đầu tư nuôi theo đúng các quy trình kỹ thuật nuôi hiện đại còn hạn chế do thiếu vốn, cho nên họ chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế trước mắt mà chưa thật sự quan tâm đến tác động của môi trường sinh thái xung quanh. Đây cũng là một khó khăn không nhỏ đối với vấn đề phát triển ngành thủy sản bền vững của Bến Tre trong tương lai.

Bng 2.1. Lao động thy sn Bến Tre năm 2008 phân theo trình độ chuyên môn k thut.

Chỉ tiêu Tổng Chưa qua đào tạo Sơ cấp, công nhân Trung cấp nghề Cao đẳng, đại học Trên đại học Người 58.364 55.434 1.558 566 706 99 % 100 94,92 2,67 0,97 1,21 0,17

Nguồn: Tổng hợp từ Cục Thống kê tỉnh Bến Tre.

Một dấu hiệu đáng mừng là trong những năm gần đây, tỉnh đã có những chính sách thuận lợi cho công tác đào tạo cán bộ có trình độđại học thủy sản ngày càng nhiều. Từ năm 2000 đến

nay đã tổ chức đào tạo tại các trung tâm của tỉnh khoảng 500 kỹ sư, 745 trung cấp, gần 1.000 công nhân kỹ thuật cho hoạt động khai thác, NTTS và chế biến xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển bền vững thủy sản Bến Tre (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)