Vị tríc ủa ngành thủy sản trong phát triển kinh tế xã hội tỉnh

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển bền vững thủy sản Bến Tre (Trang 49 - 50)

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN THỦY SẢN Ở TỈNH BẾN TRE

2.2. Vị tríc ủa ngành thủy sản trong phát triển kinh tế xã hội tỉnh

Nghề thủy sản ở Bến Tre đã có truyền thống từ rất lâu đời, từ khi con người đầu tiên đến khai thác vùng đất này, nhưng đó chỉ là nghề cá mang tính chất thủ công, thô sơ, chủ yếu là khai thác đánh bắt tự nhiên nhằm phục vụ cho nhu cầu bữa ăn hằng ngày.

Cùng với đà phát triển của kinh tế, ngành thủy sản không những chỉ là ngành nhằm cải thiện bữa ăn hằng ngày cho người dân mà nó đã trở thành một ngành kinh tế thế mạnh của tỉnh trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, tạo ra các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu có giá trị, tăng nguồn thu ngoại tệ cho tỉnh nhà góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo cho người dân trong tỉnh, đặc biệt là các huyện ven biển.

Với những thế mạnh về nguồn tài nguyên thủy sản tự nhiên cũng như những điều kiện thuận lợi phục vụ cho việc NTTS, từ đó trong những năm qua ngành thủy sản đã giải quyết được việc làm cho lực lượng lao động đáng kể trên địa bàn tỉnh. Một ví dụ diễn hình chẳng hạn như vào năm 2007 ngành thủy sản đã tạo ra công ăn việc làm cho 59.214 lao động trong tổng số 704.567 lao động của toàn tỉnh, chiếm tỉ lệ là 8.4%. Qua đó góp phần làm tăng thêm thu nhập của bà con nông dân lao động. Đồng thời thủy sản cũng là ngành giúp chuyển dịch cơ cấu đáng kể, chính nhờ vào việc phát triển NTTS đã làm cho sản lượng thủy sản tỉnh nhà tăng lên đáng kể, từ đó các ngành kinh tế khác phục vụ cho ngành thủy sản cũng phát triển song hành như: chế biến thức ăn chăn nuôi thủy sản, dịch vụ thú y thủy sản, công nghiệp chế biến sản phẩm thủy sản, đại lý phân phối,… từng bước đã thay đổi dần bộ mặt nông thôn, góp phần nâng cao mức sống của người dân, đây là bước phát triển hoàn toàn phù hợp với xu thế của thời đại “ly nông mà không ly hương”.

Với đà tăng trưởng dân số như hiện nay thì nhu cầu về khai thác nguồn tài nguyên từ thiên nhiên là rất lớn, không ngoài khả năng đó thì con người có thể khai thác làm tổn thương nghiêm trọng đến nguồn tài nguyên thủy sản, từ thực tế trên cho thấy nếu chúng ta thực hiện tốt công tác phát triển ngành thủy sản tỉnh nhà thì nó không những đem lại giá trị kinh tế lớn, mà nó còn góp phần tái tạo, bảo vệ nguồn tài nguyên thủy sản của tỉnh nói riêng, của cả nước nói chung, bảo vệ tính đa dạng sinh học cũng như hệ thống rừng ngập mặn ven biển rất đa dạng và phong phú của tỉnh nhà.

Thủy sản cũng có thể nói đây là một ngành tạo mối quan hệ với các ngành kinh tế trong tỉnh, tạo điều kiện cho sự phát triển của các ngành kinh tế khác, góp phần vào việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư đưa khoa học công nghệ hiện đại vào phục vụ sản xuất; Mở rộng, giao lưu kinh tế giữa các vùng miền trong nước cũng như với thế giới góp phần cải thiện mối quan hệ về thương mại, tạo điều kiện cho người dân trong tỉnh có điều kiện tiếp cận với các tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại, giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Đặc biệt, trong quá trình phát triển ngành NTTS, nó cũng tạo ra một điều kiện khá lý tưởng cho việc phát triển các hoạt động du lịch sinh thái như: tham quan các mô hình nuôi tôm sú xen với phát triển rừng ngập mặn, nuôi cá phục vụ cho các hoạt động du lịch giải trí, phục vụ nhu cầu về ẩm thực trong du lịch,… Nói tóm lại, ngành thủy sản của tỉnh có một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế của tỉnh, góp phần làm tăng tính bền vững cho nền kinh tế của tỉnh trong tương lai.

Trong công cuộc đổi mới đất nước, sự phát triển kinh tế của Bến Tre trong đó có sự đóng góp đáng kể của ngành thủy sản, nó góp phần vào sự phát triển chung của kinh tế cả nước, giữ vững định hướng XHCN trong việc vận dụng cơ chế thị trường, tạo nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị sản xuất, tạo nên mối quan hệ khắng khít giữa các ngành, nâng cao giá trị của nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, gắn sự nghiệp CNH – HĐH đất nước với quá trình phát triển Nông – Lâm – Thương nghiệp – Dịch vụ hợp lý.

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển bền vững thủy sản Bến Tre (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)