Xu hướng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên thế giớ

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển bền vững thủy sản Bến Tre (Trang 25 - 27)

Ngành thủy sản thế giới, đặc biệt là NTTS thế giới trong mấy chục năm gần đây lại là ngành cung cấp thực phẩm có tốc độ phát triển nhanh nhất. Năm 1950 chỉ đạt sản lượng chưa đầy 1 triệu tấn thì năm 2004 đạt gần 60 triệu tấn và chiếm 1/2 sản lượng thủy sản làm thực phẩm của thế giới và đóng góp giá trị khoảng 70,3 tỷ USD (FAO, 2006).

Sản lượng NTTS của thế giới chủ yếu nằm trong các nước đang phát triển. Các nước này đã chiếm tới 90% sản lượng NTTS của thế giới, trong đó riêng Trung Quốc đã chiếm tới 67%.

NTTS đã được phát triển trong mọi môi trường nuôi, với rất nhiều giống loài được nuôi, tuy nhiên nuôi biển phát triển mạnh mẽ nhất. Trong sản lượng nuôi thủy sản thế giới năm 2004 thì sản lượng nuôi biển chiếm 30,2 triệu tấn (50,9%), nước ngọt 25,8 triệu tấn (43,4%), nuôi nước lợ 3,4 triệu tấn (5,7%).

 Trong nuôi nước lợ thì tôm chiếm 63,1%, cá chiếm 34% mà chủ yếu là cá măng biển và cá rô phi.

 Trong sản lượng nuôi trồng biển thì nhuyễn thể chiếm 42,9%, rong tảo chiếm 45,9%, sản lượng cá nuôi không đáng kể 2,2%.

V giá tr sn phm nuôi trng:

 Cá chiếm 47,4% về sản lượng nhưng cho giá trị 53,9%.

 Giáp xác chiếm 6,2% về sản lượng nhưng cho giá trị 20,4%.

 Nhuyễn thể chiếm 22,3% về sản lượng nhưng cho giá trị 14,2%.

 Rong tảo chiếm 23,4% về sản lượng nhưng cho giá trị 9,7%.

 Năm 2004 đã có tới 246 họ và 336 loài thủy sản được nuôi trồng, trong đó số loài nuôi đa dạng nhất là ở châu Á (86 họ, 204 loài).

 Rất nhiều loài thủy sản được nuôi trồng cho mục đích tiêu dùng tại thị trường nội địa và chỉ có một số loài nuôi phục vụ xuất khẩu.

 Những loài cá nuôi quan trọng nhất: các loài truyền thống, rô phi,…

Bên cạnh thủy sản nuôi làm thực phẩm, nuôi cá dùng làm vật trang trí và phục vụ giải trí cũng ngày càng gia tăng và có vị trí đáng kể trong thương mại thủy sản thế giới. Giá trị cá cảnh năm 2000 (FAO) ở thị trường bán buôn đã lên tới 900 triệu USD và trên thị trường bán lẻ đã lên tới 3 tỷ USD.

Sở dĩ NTTS gia tăng mạnh mẽ một phần cũng vì nhờ sản phẩm của NTTS ngày nay cũng giống như nhiều loại hàng thủy sản khai thác được cuốn hút vào quá trình toàn cầu hoá.

Theo dự báo của Trung tâm thủy sản thế giới, đến năm 2010 nhu cầu thủy sản toàn thế giới vào khoảng 156.723 ngàn tấn, trong đó nhu cầu thủy sản thực phẩm chiếm 81,8% và nhu cầu thủy sản phi thực phẩm chiếm 18,2%; đến năm 2020 nhu cầu khoảng 183.357 ngàn tấn. Nhu cầu thủy sản bình quân đầu người trên toàn thế giới là 18,4 kg/người/năm vào năm 2010 và 19,1 kg/ngưòi/năm vào năm 2015. Trong đó các loại cá là 13,7 kg và 14,3 kg/người/năm; nhuyễn thể và thủy sản khác là 4,7 – 4,8 kg/người/năm. Trong số các mặt hàng thủy sản, các mặt hàng cá da trơn, cá hồi, cá ngừ và cá biển vẫn đóng vai trò chính và sẽ tăng ở mức 3,8%. Tôm cũng sẽ tăng nhưng chỉ ở mức 2,5% trong giai đoạn đến năm 2010, sau đó tăng ít hơn. Cá rô phi có cơ hội mở rộng thị trường do nhu cầu ngày càng cao và giá bán ổn định. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản thế giới từ nay đến 2020 tiếp tục tăng mạnh. Riêng sản phẩm cá tra được nhiều nước nhập khẩu quan tâm vừa là nguồn thực phẩm vừa là nguồn nguyên liệu chế biến xuất khẩu sang các thị trường khác. Đồng thời, một số thị trường thủy sản trên thế giới đang ngày càng được mở rộng: Ba Lan, Nga, các nước Nam Mỹ, khu vực châu Á,… sẽ là cơ hội tốt để Việt Nam phát triển nuôi tôm, cá tra và nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế khác.

Trong mọi tình huống phát triển dự tính có thể xảy ra, nhu cầu thực phẩm thủy sản trên toàn thế giới ngày càng gia tăng và số lượng xuất khẩu ra ngày càng giảm. Trong đó, lượng cung gia tăng ở hầu hết các vùng trên thế giới đều trong chờ được đáp ứng bởi sản phẩm từ NTTS. Sự thiếu trầm trọng hàng thủy sản cung cấp cho thị trường thế giới, đặc biệt là cho các nước phát triển, thậm chí cả đối với những nước hiện nay đang xuất khẩu rất lớn sản phẩm thủy sản thì đến năm 2020 họ cũng sẽ phải nhập nhiều hơn xuất nếu như môi trường suy thoái và nghề cá của họ phát triển chậm lại so với vài thập kỷ qua. Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra vì ở các nước khi có thu nhập cao thì tỷ trọng người làm nông nghiệp trong đó có người làm nghề cá sẽ giảm đi rất nhanh do những cơ hội làm việc và thu nhập khác nhiều hơn, mặt khác dân chúng lại có nhiều tiền để gia tăng lượng thủy sản tiêu dùng, nhất là đối với những hàng hoá thủy sản có giá trị cao, vốn vẫn được coi là các thực phẩm sa xỉ cao cấp.

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển bền vững thủy sản Bến Tre (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)