Cơ sở khoa học của phát triển bền vững ngành thủy sản 1 Một số quan niệm về phát triển bền vững ngành thủy s ả n

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển bền vững thủy sản Bến Tre (Trang 34)

Hoạt động thủy sản thường chịu rủi ro rất cao trước các diễn biến của điều kiện tự nhiên và các tác động của con người, đồng thời bản thân các hoạt động của ngành thủy sản cũng đã làm nẩy sinh các vấn đề môi trường rất khác nhau. Vì thế, con đường đúng đắn nhất để phát triển ngành thủy sản là hướng tới bền vững.

Nguồn lợi thủy sản và nguồn tài nguyên phải được sử dụng lâu dài, vừa thỏa mãn được nhu cầu kinh tế trước mắt (tăng thị phần xuất khẩu và mức tiêu thụ thủy sản nội địa) trong khả năng chịu tải của các hệ sinh thái môi trường, vừa duy trì được nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau.

Phát triển bền vững ngành thủy sản bao gồm các nội dung như sau:

 Phát triển ngành thủy sản đạt hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo lợi ích lâu dài, tránh được sự suy thoái và đình trệ trong tương lai, tránh để lại gánh nặng lớn cho các thế hệ trong tương lai. Phát triển một nghề cá một cách có trách nhiệm mà nước ta đã cam kết với cộng đồng quốc tế.

 Duy trì chất lượng môi trường và bảo toàn các chức năng các hệ thống tài nguyên thủy sản, các hệ sinh thái thủy vực, các hệ sinh thái biển và ven bờ.

 Đảm bảo quyền lợi cộng đồng dân cư hưởng thụ nguồn lợi thủy sản, cân bằng với mức hưởng thụ nguồn lợi với các thế hệ mai sau. Góp phần xóa đói giảm nghèo cho ngư dân.

 Tối ưu hóa việc sử dụng đa mục tiêu các hệ thống tài nguyên liên quan tới thủy sản, giảm thiểu môi thuẩn lợi ích và các tác động của các ngành khác đến tính bền vững của nguồn lợi thủy sản.

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển bền vững thủy sản Bến Tre (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)