ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN THỦY SẢN Ở TỈNH BẾN TRE
2.4.3. Thực trạng phát triển các loại thủy sản chủ lực của Bến Tre 1 Tôm sú
2.4.3.1. Tôm sú
Tôm sú là một trong số loại vật nuôi đã làm thay da đổi thịt đối với bà con các huyện ven biển của tỉnh trong thời gian qua, góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo, đem lại một diện mạo mới cho các vùng quê ven biển. Nhưng trong thời gian gần đây số hộ giàu lên từ con tôm sú đã có dấu hiệu giảm đáng kể, không ít hộ còn phải lao đao vì con tôm sú do những diễn biến phức tạp về giá cả, tình hình dịch bệnh, giá thức ăn tăng cao dẫn tới thua lỗ. Tuy nhiên con tôm sú vẫn được tỉnh đánh giá là 1 trong 5 đối tượng nuôi thủy sản của tỉnh trong tương lai.
Bảng 2.8. Thực trạng phát triển con tôm sú Bến Tre giai đoạn 2000 – 2008.
Chỉ tiêu 2000 2003 2005 2006 2007 2008 Diện tích nuôi tôm sú (ha) 18940 27791 32718 31149 31717 31462
Nuôi TC & BTC 244 2322 6466 5189 5852 5597
Nuôi QC & nuôi xen 18696 25469 26252 25960 25865 25865
Sản lượng (tấn) 10101 12731 25081 20160 23717 21265
Nguồn: Sở thủy sản Bến Tre
Diện tích nuôi tôm sú tập trung chủ yếu ở 3 huyện ven biển là Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú. Tuy diện tích nuôi tôm sú của tỉnh có tăng qua các năm, với tốc tăng trung bình khoảng 8%/năm nhưng diện tích phát triển nuôi tôm sú chưa thật sự ổn định điều đó xuất phát thực tế hiện nay là đa phần người nuôi tôm sú chưa có kinh nghiệm, không nắm bắt được tình hình diễn biến của thời tiết, thị trường, chỉ chạy theo nhu cầu lợi nhuận trước mắt nên có những năm diện tích nuôi tôm sú phát triển với tốc độồ ạt dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu, người nông dân bị thua lổ, một số hộ sản xuất phải treo ao. Điều này một phần lỗi cũng xuất phát từ các cấp cơ
quan có thẩm quyền khi chưa có kế hoạch chi tiết, quy hoạch vùng nuôi cụ thể hoặc có quy hoạch nhưng chưa hợp lý cho người nuôi. Một điều nữa là môi trường nuôi tôm sú tỉnh là rất lớn nhưng hiện nay đang bị suy thoái mạnh do chưa có những biện pháp quản lý chặt chẽ đối với những hộ nuôi, một số khu vực ao nuôi tại các huyện như Bình Đại, Ba Tri,… hiện nay không thể nào phát triển nuôi tôm sú vì đã bị suy thoái rất nặng, chỉ có thể tận dụng để nuôi tôm thẻ chân trắng hoặc các loại cá nước lợ vào mùa mưa tuy nhiên tình trạng cũng không mấy khả quan lắm. Một điểm nữa là phần lớn là diện tích nuôi hiện nay là nuôi dưới hình thức bán thâm canh và xen canh với các loại vật nuôi khác, kết hợp khâu quản lý chưa tốt cho nên năng suất nuôi cũng còn thấp, khả năng xảy ra dịch bệnh là rất lớn, diện tích nuôi thâm canh chỉ chiếm khoảng 20% chủ yếu là do các công ty chế biến thủy sản hoặc do các thương nhân đầu tư nuôi, tổng lợi nhuận từ con sú là rất lớn nhưng lợi nhuận này không thuộc về người nông dân.
Nếu chỉ nhìn tổng thể từ phía lợi nhuận của con tôm sú tỉnh mang lại trong thời gian qua thì rất lớn, đây là một sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Tuy nhiên, những lợi nhuận này phần lớn không thuộc người nông dân mà nó thuộc về các công ty có mức độ đầu tư lớn, nuôi thâm canh, còn về phía người nông dân thì chủ yếu là sản xuất với quy mô nhỏ, nuôi quảng canh là chính, lợi thuận thu được không thật sự bền vững, đặc biệt là với những diễn biến thất thường của tình hình thời tiết, khí hậu hiện nay. Đồng thời do thiếu vốn đầu tư cũng như kinh nghiệm trong việc xử lý khi nuôi kết hợp với giá thức ăn liên tục tăng cao trong thời gian gần đây đã khiến cho rất nhiều hộ nuôi lâm vào tình cảnh khó khăn. Tiềm năng cho nghề nuôi tôm sú của tỉnh hiện nay vẫn còn rất lớn, nhưng vấn đề là chúng ta cần có những giải pháp hợp lý để cho tôm sú thật sự phát triển bền vững, đặc biệt là mang lại nguồn thu nhập cho chính người nông dân chứ không phải là các thương gia từ các thành phố. Phát triển bền vững con tôm sú chính là mang lại giá trị kinh tế cao cho tất cả các hộ nông dân địa phương, trên cơ sở đó góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo, giúp người nông dân vươn lên làm giàu, đó là một trong những yếu tố cho sự phát triển bền vững kinh tế thủy sản nói riêng và kinh tế của tỉnh nhà nói chung trong tương lai.