Giải pháp về khoa học công nghệ nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển bền vững thủy sản Bến Tre (Trang 111 - 112)

2. Vùng nuôi luân canh

3.4.6. Giải pháp về khoa học công nghệ nuôi trồng thủy sản

Trong quá trình phát triển bền bền vững ngành thủy sản của tỉnh trong tương lai đặc biệt là từ khâu nuôi trồng, để tránh những tổn thất đáng tiếc như đã trãi qua trong những thời qua thì việc tăng cường đầu tư khoa học công nghệ tiên tiến trong tất cả các khâu NTTS là bước đi vững chắc, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Thực tế thì việc áp dụng khoa học công nghệ trong các khâu NTTS của tỉnh trong thời gian qua còn rất là hạn chế, chỉ mới bước đầu áp dụng đối với các mô hình nuôi thủy sản với quy mô lớn và công nghiệp do các công ty đầu tư, còn đối với đại đa số các hộ nông dân thì còn rất ít, chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm là chính. Do đó, cần phải tiếp tục hỗ trợ và tăng cường cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, nhập khẩu công nghệ tiên tiến để chủ động sản xuất, đảm bảo chất lượng, số lượng đáp ứng nhu cầu các loại giống nuôi chủ yếu, đồng thời nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo một số loài thủy chủ lực.

Kiểm tra, đánh giá tổng hợp các nhân tố tự nhiên, KT – XH, nhân lực và trình độ kỹ thuật, nhằm chọn lựa các phương thức NTTS hợp lý và tối ưu cho từng hệ sinh thái khác nhau trên địa bàn tỉnh. Chọn lựa các công nghệ tốt nhất cho NTTS quy mô nhỏ của các hộ nghèo ở

vùng nông thôn là cần ít vốn đầu tư, rủi ro thấp và hoàn vốn nhanh. Các công nghệ này cần phải đơn giản, dễ áp dụng, mở rộng và đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thủy sản ởđịa phương

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong nghiên cứu lai tạo chọn giống nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt và đáp ứng được các nhu cầu về vệ sinh an toàn dịch bệnh trong quá trình nuôi để hạn chế rủi ro. Chính sách xuất nhập các loại giống thủy sản cần phải có những nghiên cứu kỷ và đồng bộ nhằm hạn chế tối đa việc lây lan dịch bệnh cũng như đảm bảo các vấn đề về cân bằng sinh thái tự nhiên trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường nghiên cứu hoàn thiện công nghệ các công nghệ mới về xử lý môi trường; chuẩn đoán bệnh, các biện pháp phòng trừ dịch bệnh; công nghệ sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học; thuốc thú y cho thủy sản, các hoá chất dùng trong nuôi trồng và xử lý môi trường, công nghệ lưu giữ, bảo quản sống, vận chuyển sống; công nghệ bảo quản sau thu hoạch, chế biến các loại sản phẩm thủy sản nuôi trồng.

Tiếp tục chuyển đổi và nâng cấp các tiêu chuẩn ngành về các đối tượng nuôi thành tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn quốc gia để phù hợp với yêu cầu quản lý; xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật mới trong NTTS; Xây dựng quy chế công nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong NNTS; đẩy nhanh việc ứng dụng kỹ thuật tiến bộ, sản xuất nhiều sản phẩm giá trị gia tăng, tạo khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản tỉnh trên thị trường quốc tế.

Hỗ trợ đầu tư thích hợp cho các nghiên cứu và quảng bá các mô hình nuôi thủy sản đạt hiệu quả kinh tế cao, ít rủi ro và phù hợp với khả năng đầu tư của đại bộ phận người nông dân Bến Tre hiện nay. Đồng thời khuyến khích hình thành các trang trại cổ phần NTTS trên cơ sở nhà nước thì đảm bảo về tài chính, nông dân góp vốn bằng đất đai, kỹ sư thì góp kiến thức khoa học công nghệ nuôi, giống, các doanh nghiệp thì đóng góp vốn, tìm kiếm thị trường hoặc trang thiết bị cần thiết cho quá trình nuôi nhằm mục đích đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển bền vững thủy sản Bến Tre (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)